Thứ Hai, 4 tháng 5, 2020

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 76


Tài Mệnh Tương Đố
“Video 9 “

Thật may mắn cho chàng Kim chủ nhà cho thuê ngay, ông bận buôn bán xa nên năm thì mười họa mới trở lại nhà, nghỉ ngơi dăm ba ngày rồi lại đi. Nên Kim Trọng toàn quyền tự do, chàng lại là một thư sinh cốt cách văn nhân nên không thích chuyện mèo mả gà đồng, dù có dẫn gái làng chơi, kỹ viện về hú hí thì ai biết đó là đâu? Mục đích Kim chỉ muốn gặp Kiều. Căn nhà thật là lý tưởng cho trai gái yêu nhau mối tình đầu hò hẹn.


“Hiên Lãm thúy sẵn sàng mời đón
Nét sơn son mới dọn sang ngay
Bướm ong thoang thoảng hương say
Chàng mừng rõ khéo đặt bày chi đây

Thư đồng cũng vui thay cậu chủ
Nợ ba sinh trổ nụ hoa hòe
Ngóng trông khóe hạnh đỏ hoe
Dùi mài kinh sử ướt nhòe gối thêu“

Hiên lãm thúy là một khoảng đất cỏ cây xanh tốt dưới mái nhà. Cửa mới sơn lại, tường quét vôi, hay giấy bồi dán lại. Đại để căn nhà đã được tu bổ chu đáo.

Duyên nợ ba sinh là do chữ tam sinh mà ra. Nghĩa là ba kiếp luân hồi. Duyên nợ ba sinh là duyên nợ từ ba kiếp với nhau. Ý nói duyên nợ phải làm vợ chồng với nhau do số kiếp tiền định.
Trong bài thơ "Khóc ông phủ Vĩnh Tường" của Hồ Xuân Hương có câu:
“Trăm năm ông phủ Vĩnh Tường ôi,
 Cái nợ ba sinh đã trả rồi!“

Trong "Đoạn trường tân thanh" của cụ Nguyễn Du cũng có câu:
“Ví chăng duyên nợ ba sinh,
Thì chi đem giống khuynh thành trêu ngươi”

Tích xưa bên Tàu kể lại: Có một anh chàng tên là Tỉnh Lang, một hôm đến chùa Nam Huệ, nằm chơi, rồi ngủ quên, chiêm bao bỗng thấy mình đi chơi non bồng. Tỉnh Lang nhìn thấy một nhà sư ngồi niệm kinh, trước mặt có một cây nhang đương cháy. Tỉnh Lang thấy lạ, hỏi. Nhà sư đáp:
- Khi trước có một người đi cúng chùa, thắp cây nhang này, khấn nguyện. Nhang hãy còn cháy mà người ấy đã sinh ba kiếp rồi. Kiếp đầu nhà Đường, đời vua Huyền Tông, làm quan Phủ sứ ở đất Kiến Nam. Kiếp thứ hai cũng đời Đường, đời vua Hiến Tông, làm quan đất Tây Thục. Kiếp thứ ba, sinh ra tên Tỉnh Lang.
Tỉnh Lang nghe đến tên mình bỗng giựt mình tỉnh dậy, nhưng lòng nửa tin nửa ngờ.
Lại có một điển tích khác. Đời nhà Đường  có nhà sư tên Viên Trạch, một hôm cùng bạn là Lý Nguyên Thiện đi chơi. Gặp một mụ đàn bà gánh nước, Viên Trạch nói:
- Người đàn bàn này đã có mang ba năm đợi tôi vào làm con. Nay đã gặp đây, không thể nào trốn được. Hẹn ba ngày nữa, bạn đến, ta lấy nụ cười làm tin. Mười ba năm sau, ta lại sẽ gặp nhau tại chùa Thiên Trúc ở Hàng Châu, vào đêm Trung Thu trăng sáng.
Chiều đó, nhà sư Viên Trạch mất.
Người đàn bà sinh con trai. Ba hôm sau, Lý đến thăm. Quả nhiên đứa bé thấy Lý thì cười, đúng như lời hẹn. Mười ba năm sau, Lý đến chùa Thiên Trúc ở Hàng Châu, thấy một cậu chăn trâu hát rằng:
Tam sinh thạch thượng cựu tinh hồn,
Thưởng nguyệt ngâm phong bất yếu luân,
Tàm qui tình nhân viễn tương phỏng
 Thử thân tuy dị, tính thường đồng.
có người dịch ra tiếng Việt Nam:
 Là tinh hồn cũ đã ba sinh,
 Trăng gió làm chi để bận mình.
 Thẹn với người quen xa viếng hỏi,
 Thân này tuy khác, tính nguyên lành.

Chàng Kim nóng lòng chờ đợi để gặp lại Kiều:

“Động xuân khóa dáng Kiều bằn bặt
Ghé mắt nhìn ruột thắt lòng đau
Kiên trì nhẫn nại trước sau
La đà quán khách mặt cau có buồn

Chỉ gang tấc bồn chồn thổn thức
Ngọn lửa lòng rạo rực chàng Kim
Mà sao vẫn thấy im lìm
Tuần trăng thấm thoát bóng chìm cả hai“

Rình rập mãi, cuối cùng nàng kiều đã xuất hiện, Kim lật đật chạy ra và Kiều lại mất hút. Kiều cố ý làm rớt cây trâm cài tóc ta thường gọi cho văn vẻ là cành kim thoa:

“Vào một buổi hương lài phảng phất
Vội buông đàn lật đật bước ra
Aó xiêm thơm phức mượt mà
Bóng hồng yểu điệu thướt tha lượn lờ…

Con bướm trắng ngẩn ngơ thơ thẩn
Cành kim thoa vơ vẩn cầm tay
Của này khuê các mới hay
Trăm năm sao dễ vật này vào ta?

Kim ngây ngất nhìn ra bốn phía
Tìm chủ nhân ngắm nghía oanh ca
Vắng tanh mang vật về nhà
Đêm mơ hội ngộ thiết tha đợi chờ

Ôm báu vật bơ vơ hồn lạc
Đỉnh thiên thai ngơ ngác sầu miên
Trữ La dẫn nẻo đào nguyên
Trâm cài nóng bỏng thuyền quyên đâu rồi…?“

Trữ La dẫn nẻo đào nguyên? Tây Thi là một đại mỹ nhân thời kì Xuân Thu sinh ra ở thôn Trữ La, đứng đầu trong Tứ đại mỹ nhân của lịch sử Tàu. Tây Thi có nhan sắc làm cá phải ngừng bơi mà lặn xuống đáy nước, gọi là trầm ngư

Câu chuyện về Tây Thi phổ biến sang cả Việt Nam và các nước Á Đông. Nàng đã theo kế của Phạm Lãi và Văn Sủng, từ nước Việt đến nước Ngô để mê hoặc Ngô vương là Ngô Phù Sai, giúp Việt Vương Câu Tiễn phục quốc, khiến nước Ngô đang hùng mạnh về kinh tế và quân sự dưới sự chỉ huy của tướng quốc Ngũ Tử Tư bầy tôi cũng là mưu sĩ giỏi của Ngô Vương Hạp Lư cha Phù Sai bị diệt vong. Câu chuyện đã trở thành huyền thoại về nhan sắc khuynh đảo thế sự, được nhắc đến nhiều trong các điển tích Tàu.

Theo nhiều truyền thuyết d ân gian, Tây Thi vốn tên là Thi Di Quang  là con một người thôn nữ họ Thi, nàng dệt vải ở chân núi Trữ La, Gia Lãm thuộc nước Việt thời Xuân Thu (nay là Chư Kỵ, tỉnh Chiết Giang). Trữ La có hai thôn: thôn Đông và thôn Tây, Tây Thi là người ở thôn Tây, vậy nên gọi là Tây Thi.

Tây Thi là mỹ nhân có ngũ quan đoan chính, tướng mạo hơn người ngay cả khi không trang điểm. Vì gia cảnh khó khăn, quanh năm suốt tháng nàng phải mặc xiêm y bằng vải bố, nhưng vẫn không thể che lấp được vẻ đẹp vốn có. Nơi thôn Trữ La có con suối, gọi là "Hoán Sa khê"  bên trong suối có "Hoán Sa thạch, mỗi ngày Tây Thi đều cùng đám con gái trong thôn gi ặt lụa tại đây.

Còn  một một chi tiết khá khôi hài. trong những câu thành ngữ liên quan đến Tây Thị gọi là Đông Thi hiệu tần cũng gọi Đông gia hiệu tần hay Xú nữ hiệu tần
Một hôm, Tây Thi đột nhiên cảm thấy đau ở bụng, mặt mày nhăn lại, cô gái Đông Thi vốn xấu xí, thấy Tây Thi mặt nhăn lại vẫn còn đẹp mê hồn bèn bắt chước. Tưởng rằng mình sẽ đẹp như Tây Thi, thế nhưng Đông Thi bắt chước chỉ thêm xấu xí như ma quỷ, khiến người ta nhìn thấy đều chạy đi, thậm chí không dám ra đường nữa. Kinh điển cũng có trong sách của Trang Tử - Thiên vận, có ý chê cười đừng cố gắng làm việc mà khả năng không thể, cốt quả chỉ khiến mình tệ hơn đi mà thôi. Việt Nam còn có thành ngữ voi đú chuột chù cũng đú.

21.11.2019 Lu Hà






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét