Chủ Nhật, 15 tháng 3, 2020

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 70


Tài Mệnh Tương Đố
“Video 1“

Thi sĩ Nguyễn Du đã viết một tác phẩm văn học theo tôi là vô tiền khoáng hậu. Văn chương sử sách Việt Nam mấy nghìn năm nay, tôi mới thấy một tác phẩm thơ lục bát trứ danh như thế. Bản gốc viết bằng chữ Nôm đọc thuần tiếng Việt Nam, sau này được in ra bằng chữ quốc ngữ cũng vẫn đọc  y trang như vậy.

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 69


Đoạn Trường Sầu Ly (8) và (9)

Đoạn Trường Sầu Ly mà tôi cảm xúc từ tập thơ Chinh Phụ Ngâm của cố thi sĩ Đặng Trần Côn và nữ sĩ Đoàn Thị Điểm được nghệ sĩ Thu Hà ngâm đến video số 7 thì dừng lại. Tiếng thơ ngâm tưởng lịm đi trong tâm hôn của tôi và các bạn theo không gian và thời gian. Bỗng hôm nay lại nổi lên với video số 8 và số 9. Tôi rất mừng và cảm động vô cùng trước tấm lòng say mê nghệ thuật và bảo tồn văn hoá ngôn ngữ trong sáng của tiếng Việt Nam ta. Để tri ân sự cố gắng của nghệ sĩ Thu Hà, tôi viết tiếp bình giảng thơ diễn ngâm.

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 68


Đoạn Trường Sầu Ly (7)

“Nghĩa tình bao kiếp phiêu diêu
Kiếp này lại nối thêm nhiều kiếp sau
Dù cho cây cỏ nát nhàu
Đá vàng ta vẫn giữ màu thủy chung

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 66


Đoạn Trường Sầu Ly (5)

“Có hay yếm thắm xuân đào
Năm canh trằn trọc nghẹn ngào cái thân
Hồn theo cánh hạc đằng vân
Đêm thường bay đến Giang Tân tìm người“

Ngày xưa phụ nữ Việt Nam hay mặc yếm đào, bằng một thứ lụa hay vải mềm mại để tránh cọ xát da thịt, bộ ngực của mình nhất là hai bộ vú người ta quen gọi là nhũ hoa, trong văn chương thi phú thì gọi là hai trái đào tiên hay gò bồng đảo. Các chị, các cô, các thím, các bà vợ lính thường tự xoa bóp bộ nhũ hoa của mình, cũng có thể do có con mọn, tuyến sữa cương cứng chèn ép mạch máu mà đau nhức không thể chịu được, cũng là biện pháp hữu hiệu cấp tốc giải tỏa phần nào nỗi nhớ nhung.

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 65


Đoạn Trường Sầu Ly (4)

“Khuê phòng vắng vẻ nhung y
Mồ hôi trai tráng kinh kỳ lại xa
Thiếp như giọt nước mưa sa
Giọt rơi song cửa giọt ra cánh đồng“

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 64


Đoạn Trường Sầu Ly (3)

Đoạn video số 3 khá dài mà cũng rất lâm ly thống thiết gồm 56 câu thơ. Xin trân thành cảm tạ nghệ sĩ Thu Hà đã diễn ngâm.

“ Xa xăm muôn dặm hải hà
Sớm trưa eo óc canh gà ngẩn ngơ
Mai đào ngơ ngác thẫn thờ
Tiết đông day dứt đôi bờ sông tương

Trường Sơn


Rất cảm động thi sĩ Thanh Hoàng đã gửi tặng tôi bài thơ. Cảnh rừng núi Tây Nguyên hùng vĩ, là nơi chôn nhau cắt rốn cho 100 đưá con sinh ra cùng chung một bọc cuả Mẹ Âu Cơ. Theo trí tưởng tượng cuả những tâm hồn thi sĩ thì những mớ nhau đó đã hoá thành đồng, nhôm, than đá v.v…thành tài nguyên để lại, thành của hồi môn cho những đưá con nghèo Việt Nam. Tuy sự thật ông Lạc Long Quân và bà Âu Cỏ chỉ là một câu chuyện bịa, một truyền thuyết trong tác phẩm văn hoc mà tác giả hư cấu ra mà thôi, như nhà văn Ngô Thừa Ân bên Tàu viết truyện Tây Du Ký vậy.  Là người Việt Nam văn minh có kiến thức ta không nên quá tin vào câu chuyện tổ tiên ta thần thánh quái gở như vậy. Con người là linh thể của tạo hóa và Thiên Chúa, chứ đâu có phải là yêu quái một người đàn bà sinh ra cái bọc có 100 quả trứng như trứng gà trứng vịt vậy để gọi nhau là đồng bào ?  Truyện này có trong tác phẩm văn học Lĩnh Nam Chích Quaí ? Do một danh sĩ đời nhà Trần là ông Trần Thế Pháp soạn ra. Ta hãy tin tổ tiên ta theo lịch sử đáng tin cậy khởi đầu là ông An Dương Vương xây thành Cổ Loa, sau là Triệu Đà ...Ngày nay người cộng sản lợi dụng chữ đồng bào khúc ruột ngàn dặm để moi tiền người Việt tỵ nạn.

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 63


Đoạn Trường Sầu Ly (2)

“ Xốn xang cá nước mặn mòi
Hậu phương tiền tuyến đầu ngòi cuối sông
Đêm nay trăng sáng mênh mông
Dừng chân tạm nghỉ cánh đồng cỏ tươi

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 62


Đoạn Trường Sầu Ly (1)

Chủ trương của tôi là quang vinh tiếng Việt, cổ võ tinh thần dân tộc uống nước nhớ nguồn. Chinh Phụ Ngâm do Đặng Trần Côn sáng tác hoàn toàn bằng chữ Hán Việt nghĩa là viết chữ Tàu nhưng đọc theo giọng Việt phát âm hoàn toàn khác hẳn với người Tàu, không giống như ngày nay học chữ Anh, Pháp, Đức vân vân và vân vân thì phải viết và phát âm hoàn toàn giống họ. Bà Đoàn Thị Điểm và ông Phan Huy Ích nghe nói là hai tác giả bản dịch Chinh Phụ Ngâm ra tiếng Việt bằng chữ Nôm theo thể thơ song thất lục bát hai người đó sống và chết cách nhau khoảng 70 năm. Bà Đoàn Thị Điểm thế hệ trước, còn ông Phan Huy Ích thế hệ đàn em sinh sau.

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 61


Hồng Nhan Bạc Mệnh (7)

Nghệ sĩ Thu Hà đã ngâm video số 7, cũng là video cuối cùng tập thơ Hồng Nhan Bạc Mệnh. Video này dài nhất và cũng là video nghe mà lâm ly não nuột lòng người. Con gái Việt Nam bây giờ được tự do yêu đương không phải chịu cảnh cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy, cảnh làm lẽ mọn, hay cống tiến cho triều đình để làm cung nữ thị tỳ nô dịch nữa. Nhưng nạn tảo hôn, gả bán lấy chồng Đài Loan, Trung Hoa, Nam Hàn hay theo đường dây buôn người làm gái mãi dâm còn là vấn nạn của xã hội. Thôi chuyện nay tôi không bàn nhiều, vì các bạn còn biết nhiều. Tôi bàn về câu chuyện xưa cách chúng ta gần 300 năm về cảnh ngộ của cuộc đời cung nữ mà thi sĩ Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều đã viết bằng thể thơ song thất lục bát với tên gọi: Cung Oán Ngâm Khuc.

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 59


Hồng Nhan Bạc Mệnh (5)

Không biết cái tai nghe của mọi người thế nào? Chứ công bằng thẳng thắn mà nói tôi nghe nghệ sĩ Thu Hà ngâm đoạn video số 5 này mà thấy lâm ly sầu thảm vô cùng. Tôi xin khẳng định một điều chắc chắn tai tôi không phải là loại tai trâu, cũng biết thưởng thức âm nhạc mà thương cho cuộc đời nàng cung nữ ngày xưa đầy bất hạnh oan trái khổ đau. Nàng chỉ là một thứ nô lệ tình dục, để thoả mãn những cơn dục vọng điên cuồng thú tính của bọn vua chúa quan quyền chứ có hay ho gì cái danh hiệu cung nữ vợ lẽ của vua.

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 58


Hồng Nhan Bạc Mệnh (4)

Thật là hồi hộp, tôi nín thở lắng nghe Thu Hà diễn ngâm video số 4 bài thơ dài như một bản trường bi ai ca của tôi. Tôi viết hoàn toàn bằng lục bát, bằng hơi thở của dân tộc Việt từ thời xa xưa manh nha từ các dân tộc Mường,  Nùng, Chàm vân vân đã hát những bài ca dao rồi biến hóa dần thành thơ lục bát, những bản tình ca du dương ngấm vào máu thịt trải qua bao thế kỷ lầm than vận nước nổi trôi mà nghệ thuật hóa thành thể thơ lục bát điêu luyện tinh xảo về ý và vần điệu một cách lo rich thanh luật cao như ngày nay. Thật khôi hài cho những kẻ mài dùi khinh sử chuyên học chữ nho chỉ đề cao thơ đường luật của Tàu mà nô lệ hóa về văn hóa Khổng Khưu, coi thường vốn văn hóa tinh hoa của dân tộc mình, coi thường lục bát nôm na quê mùa. Lục bát tuy sinh sau đẻ muộn hơn song thất lục bát, nhưng sức sống trường tồn của thể loại này dẻo dai phải nói là cao hơn song thất lục bát. Song thất lục bát có nguy cơ bị thất lạc trong dân gian may thay lại được hồi sinh trở lại. Tôi cũng rất đắm đuối say xưa với thể thơ song thất lục bát và với tôi hai thể này tôi quen dùng như hai thanh bảo kiếm thơ ca. Hồi mới đầu làm thơ, tôi rất thích làm thơ đường luật và thơ 7 chữ theo lối tứ tuyệt trường thiên không đối câu đối chữ để tả tình và cả 8 chữ 5 chữ nữa. Bây giờ thì rất ít khi làm, và chỉ trau chuốt cho thơ lục bát.

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 57


Hồng Nhan Bạc Mệnh (3)

Trước hết xin cảm tạ nghệ sĩ Thu Hà đã ngâm video số 3 tuyệt vời lắm. Đây là một đoạn thơ hơi khó hiểu, mặc dù tôi đã cảm xúc ra thơ lục bát ngôn ngữ thuần Việt. Còn theo bản song thất lục bát của cụ Nguyễn Gia Thiều tôi tin thiên hạ rất ít người hiểu nổi. Trừ những bậc tinh hoa cổ học, chữ nghĩa giắt đầy mình. Nên thơ cụ Nguyễn Gia Thiều làm ra theo tôi nghĩ rất điêu luyện tuyệt phẩm nhưng tiếc thay rất ít người ngâm thơ Cung Oán Ngâm Khúc. Tôi mới chỉ nghe Hồng Vân ngâm bài này rất lâu từ bản song thất lục bát. Nghệ sĩ Hồng Vân ngâm thành 8 chương đoạn hoàn toàn chỉ ngâm không có video làm nền làm cảnh.

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 55


Hồng Nhan Bạc Mệnh (1)

Cám ơn nghệ sĩ Trần Thu Hà đã ngâm thơ lục bát dài. Bài trường ca ai oán khổ não của tôi với nhan đề “Hồng Nhan Bạc Mệnh“ tả về cảnh ngộ đời một người cung nữ tài sắc vẹn toàn, lúc đầu được vua chúa yêu rất sủng ái sau bị bỏ rơi, ghẻ lạnh. Tôi đã cảm xúc phỏng theo bài thơ song thất lục bát dài của thi sĩ Nguyễn Gia Thiều có tên gọi là “Cung Óan Ngâm Khúc“. Tiên sinh vốn dĩ là con trai của  quận chúa Quỳnh Liên cháu ngoại chúa Trịnh Hy Tô. Xuất thân một võ quan được phong tới chức Ôn Như Hầu, ông lại rất giỏi tinh thông thanh luật làm thơ đường luật và thơ song thất lục bát.

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 54


Tứ Đại Giai Nhân

Tình cờ lên mạng facebook rong chơi, thơ thẩn, thẩn thơ với nhân tình thế thái. Bỗng thấy tấm ảnh chụp nghệ sĩ ngâm thơ Trần Thu Hà với 3 người bạn gái, chắc là bạn học cùng lớp hay là bạn gái thuở thiếu thời hoa niên nở rộ. Những bông lan cuối thu để sắp sang mùa đông băng giá vẫn còn hương sắc nồng nàn như nuối tiếc những ngày xuân đã qua. Thu Hà cười bảo: Mọi người ơi!  Đây là tứ đại giai nhân nè. Tôi thấy câu nói vô tình của Thu Hà hay hay ngồ ngộ, thấy lòng mình đang tràn trề hửng khởi mới gõ liền một mạch bài thơ “ Tứ Đại Giai Nhân“. Cứ tưởng chỉ là tếu táo cho vui không ngờ đọc lại và hôm nay được nghe Thu Hà diễn ngâm mới giật mình thì ra bài thơ ngẫu hứng của mình cũng da diết tình tứ ý nghĩa ra phết.

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 53


Sầu Ly Ai Oán (5)

Sầu Ly Ai Oán của tôi viết theo thể thơ lục bát còn rất dài, nhưng nghệ sĩ Thu Hà chỉ ngâm đến băng video số 5 thôi thì dừng lại không muốn ngâm tiếp nữa. Vì các đoạn sau toàn tả cảnh đâm chém máu me  đầm đìa như trong kiếm hiệp. Mới đầu tôi chỉ nghĩ bụng mình làm một cuộc kim thiền thoát xác, hồn Trương Ba da hàng thịt. Nghĩa là tôi tự hóa thân mình vào nàng công chúa hay hoàng thái hậu Ngọc Hân để gọi hồn chồng là vua Quang Trung Nguyễn Huệ  về, nghĩa là tôi phải đóng làm 3 vai diễn: Lu Hà, Ngọc Hân và Quang Trung. Trong thơ tôi phải thể hiện cái khí phách của Quang Trung, cái dịu hiền nhân hậu của Ngọc Hân, tôi phải tự thăng hoa tâm hồn thể xác tôi sao cho thật ướt át êm ái trong mộng như sảy ra ở  ngoài đời thật.

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 52


Sầu Ly Ai Oán (4)

Thiết tưởng tâm hồn chúng ta lẽ naò lại chai sạn không thể rung cảm mà không choáng ngp chìm đắm trong lời thơ, giọng ngâm của Thu Hà, trong tiếng nhạc nền sầu thảm bi ai oán hận như người cung nữ trong cung cấm hay người thiếu phụ chờ chồng trong hai tác phẩm kinh điển Cung Oán Ngâm Khúc và Chinh Phụ Ngâm ở video số 3. Thơ và ngâm thơ như thế mà vẫn còn chê thì không biết như thế nào mới là hay? Ai có thể đủ trình độ tài năng để định gía chung cho tiêu chuẩn nghệ thuật? Bây giờ mời các bạn nghe tiếp video số 4 của Thu Hà, nhẩn nha dừng lại để đọc những lời bình giảng của tôi về ý nghĩa của những câu chữ trong thơ. Tôi chỉ tập trung  vào những chữ những câu mà tôi cho rằng khó hiểu để Thu Hà và mọi người thẩm thấu hết cái hay vẻ đẹp của chữ viết và tiếng nói Việt Nam. Tôi không như nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tuyên bố thẳng thừng nhạc ông ta viết ra cấm hỏi ý nghĩa :

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 50


Sầu Ly Ai Oán (2)

Nghe tiếp theo video thứ 2, Sầu Ly Ai Oán được Thu Hà diễn ngâm, tôi nghe mà rưng rưng nước mắt. Tôi thương cho dân tộc Việt Nam, thương cho nỗi bất hạnh của bao kiếp phận hồng nhan tài hoa bạc mệnh cổ kim xưa nay từ công chúa Huyền Trân, nữ nghi học sĩ Nguyễn Thị Lộ, thương cho vua Quang Trung yểu mạng và thái hậu Ngọc Hân lẻ loi giữa nơi hang hùm nọc rắn. Tôi miên man sầu tưởng về những vần thơ lục bát về những tình tiết tôi mô tả trong thơ.

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 49


Sầu Ly Ai Oán (1)

Sầu Ly Ai Oán một bài thơ lục bát dài viết theo thể trường ca bi oán phỏng theo tâm trạng bà Bắc Cung Hoàng Hậu Lê Ngọc Hân khóc chồng là vua Quang Trung Nguyễn Huệ. Bà Lê Ngọc Hân đã viết bài thơ song thất lục bát dài bằng chữ nôm với tên đề: “Ai Tư Vãn“. Tôi tạm giải nghĩa nôm na : Ai là ai oán, tư là riêng tư, vãn là than vãn.
Bài thơ khóc chồng cũng là một bản điếu văn đọc trước bài vị linh cữu vua Quang Trung.

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Trần Thu Hà Diễn Ngâm Phần 48


Trời em ngâm hay qúa. Anh nghe mà thấy cay cay khoé mắt bởi câu thơ mà chính tự anh tay viết ra:
“Trần gian sao lắm điêu linh
Cánh bèo trôi nổi phận mình về đâu?“

Cuôc đời này thật là vô thường, ngắn ngủi như kiếp phù du bèo bọt, một tiếng trống đưa ma là kết thúc tất cả vui buồn giận hờn nuối tiếc khổ hạnh. Hành trang ta mang theo về thế giới bên kia vẫn chỉ là hai bàn tay trắng, có chăng chỉ là những kỷ niệm thơ ca du duơng cùng với tiếng gió, sóng gào, biển động, mưa rơi, thác đổ, suối reo. Tiếng vọng của âm thanh hang đá lạnh lẽo hoang vu.

Nhớ Lại Những Vần Thơ Đầu Tay


Vào những năm 2006, 2007 khi tôi chưa biết cách lập facebook và viết blog, tôi hay lang thang trên mạng đọc thơ của thiên ha. Vô tình tôi vào trang web của anh Trần Trung Đạo để đọc văn thơ. Làm thơ cũng là một thú vui để trẻ hóa tâm hồn, có lẽ sẽ làm cho ta bớt đi những nếp nhăn trên mặt, mỉm cười nhiều hơn nhăn nhó. Lu Hà tôi muốn mình luôn trẻ trung yêu đời, Lu Hà không phải anh hàng thịt, trái tim thơ không thể sẻ làm đôi. Nghe nói còn tệ nạn nực cười làm thơ thôi phải xin giấy phép, làm thơ trong khuân khổ pháp luật, chỉ được phép ca ngợi, thơ không được rên rỉ khóc lóc yêu thương.

Lương Y Kiêm Từ Mẫu


(Thư cầu cứu của một người cha)

Kính gửi ông bác sĩ med. S.B. Bác sĩ của gia đình tôi
Tôi đang viết thư này tới ông và nhóm y tế của ông. Tôi cần lời khuyên của ông. Tôi là ông Lu Hà

Gia đình tôi đến từ Đông Đức có 3 người con, con gái tôi  L. S sinh ra ở Tây Đức, nó  là một cô gái tốt, học sinh viên giỏi từ thời trung học và đang học tại Đại học Basel, và Freiburg. Đầu tiên là kỹ thuật Nano sau đó là hóa học.
Tuy đang bận rộn nghiên cứu khoa học, cháu vẫn tìm việc làm thêm, để kiếm chút tiền còm, cháu muốn có mọi thứ. Bên nước chúng tôi gọi là tham sân si. Tham có học vấn danh hiệu, lại tham có tiền, tất nhiên sẽ  sinh ra nóng giận và ngu muội.

Thợ Nhồi Sọ


Ông Hồ Ngọc Đại theo tôi không phải là giáo sư hay nhà giáo dục sư phạm quái gì hết. Ai đó còn gọi ông ta là thày Đại là nhầm lẫn, nên gọi ông ta là công nhân nhồi sọ, hay thợ nhồi sọ giống như các nghề thợ nề, thợ đổ bê tông, thợ đổ thùng móc cống v.v...

Bởi cớ sao?

Bởi vì qua xem một vài băng clip, tôi thấy ông ấy nổ quá, nói năng như một kẻ cuồng ngôn loạn trí. Triết gia Paul Nguyễn Hoàng Đức cũng phản đối gay gắt khi ông Đại nói một câu quá ngu xuẩn: “Con người là tế bào của xã hội“

Nhạc Thơ Cát Bụi Cuộc Đời


-Nguyễn Viết Thu: Trích đoạn Nhật Ký nói về tuổi thơ cơ cực của ca nhạc sĩ Lý Kiến Hào gửi vào trang thi sĩ Lu Hà.
Nhật ký viết về cuộc đời tôi, ca nhạc sĩ Lý Kiến Hào. Tôi tên thật là Nguyễn Viết Thu sinh năm 1985 nguyên quán Quảng Bình sinh ra tại Bình Phước, lúc nhỏ vì gia đình nghèo nên nửa buổi học nửa buổi phải đi lượm từng cục sắt để bán kiếm tiền đong gạo năm lên 10 tuổi thì cha tôi không may đả bị bệnh và căn bệnh hiểm nghèo đã cướp đi sinh mạng, khi mẹ tôi đã bán hết tất cả để chạy chữa nhưng vẫn không qua được và từ đó một người vợ mất chồng vĩnh viễn một người con thiếu đi tình thương của cha, gia đình tôi đã lâm vào hoàn cảnh bế tắc lúc đó một mình mẹ tôi không thể lo hết cho tôi và các em nhỏ, mẹ tôi đã quyết định cho tôi đi ở đợ cho người ta hai năm và đã ký giấy hợp đồng , nhằm mục đích phụ mẹ tôi để g,iúp đỡ các em trong khi thiếu thốn bữa đói bữa no.

Một Thực Tế Phũ Phàng


Tôi không đồng ý với lời trách móc của cô Ngọc Đặng làm việc tại công ty bảo hiểm tài chính và sức khỏe nào đó với ca nhạc sĩ Nguyễn Thu tức Lý Kiến Hào

-Ngọc Đặng: “Thành thật rất đồng cảm với bạn trước hoàn cảnh này. Phải chi trước khi rủi ro ập đến với gia đình, mà bạn có tham gia bảo hiểm tài chính và sức khỏe thì mọi thứ giờ đã được bảo hiểm thay bạn gánh lấy trách nhiệm nặng nề như hiện giờ . Hichic“

Tôi rất buồn khi đọc những dòng này. Lý Kiến Hào chỉ còn biết mếu máo dở khóc dở cười gượng gạo tê tái xót xa cám ơn cô thôi.

Một Tài Năng Kém May Mắn Trong Cuộc Đời


-Nhạc Sĩ Thành Công:
Cần lắm những tấm lòng giúp đỡ Nhạc Sĩ nghèo bất hạnh.
Thành Công vừa mới nhận được tin người em trai đồng nghiệp – Ca Nhac Sĩ Lý Kiến Hào bị tai nạn giao thông cách đây 1 tháng lúc đi hát về. May mắn là vợ của em chỉ bị xây xát nhẹ. Còn riêng Kiến Hào bị tổn thương đầu gối nghiêm trọng. nếu không phẫu thuật sẽ tàn tật suốt đời. Gia cảnh em hiện giờ rất khó khăn khi đối diện với số tiền phẫu thuật là hơn 30 triệu đồng.

Một Hiện Tượng Quái Đản Về Nghề Giáo Sư


Như đã hứa, tôi xin quay trờ lại bàn bạc với bác Paul; nghiêm túc là một nhà triết học, một người bạn facebook thân mến lâu năm.
Tôi không tin ông Hồ Ngọc Đại là giáo sư, có sự nhầm lẫn nào chăng? Giáo sư gì mà ăn nói hồ đồ như trẻ con, chỉ số thông minh IQ quá thấp dưới mức bình thường ?
Có lẽ chúng ta gọi nhầm một anh thợ móc cống cạo rỉ thùng ở Nga và Tàu về Viêt Nam là giáo sư? Bác Paul là nhà triết học, bác hãy soi sáng cho nhận xét của tôi.

Thứ Bảy, 14 tháng 3, 2020

Kỹ Nghệ Tự Say Thịt Chính Nó


Suốt 40 năm qua, chỉ một mình y, Hồ Ngọc Đại đã làm mưa làm gió ngành giáo dục Việt Nam, y đã tạo ra cái gọi là công nghệ giáo dục, thực ra là một cỗ máy nghiền nát tâm hồn trẻ thơ. Hồ Ngọc Đại là sản phẩm thừa, là con đẻ của chính cơ chế độc tài man rợ thú tính tạo ra.

Nếu không có Lê Nin, Stalin thì không có Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Hồ Ngọc Đại, Phạm Vũ Luận, Phùng Xuân Nhạ v.v…

Không Thể Nào Tin Nổi


Không thể nào tin nổi, nhưng đó là một sự thật phũ bàng cay đắng cho một kiếp con người tài hoa bạc mệnh. Người ta bảo hồng nhan bạc mệnh, bạc bẽo về đường tình duyên, nhưng Lý Kiến Hào là một nam nhi thì bạc bẽo về đường đời. Sáng nay tôi tìm trên youtube để nghe một album về tiếng hát của ca nhạc sĩ gọi là tình ca bolero khoảng 23 bài từ bài Bạc Trắng Lửa Hồng đến bài Yêu Vội Vàng. Hay quá, cảm động quá, xúc động quá không thể nào tin nổi. Tôi không thích so sánh nhưng lần này trong đời tôi phải xin lỗi mọi người, tôi không thiên vị nhưng từ trái tim nóng bỏng và cái đầu lạnh lùng tôi buộc phải nói lên: Đàm Vĩnh Hưng chỉ đáng xách dép cho Lý Kiến Hào thôi. Nhưng trớ trêu thay thiên hạ lại xưng tụng Đàm Vĩnh Hưng là ông hoàng ca nhạc mà không phải là Lý Kiến Hào?

Hồ Ngọc Đại Một Con Ác Qủy Trong Ngành Giáo Dục Việt Nam


Tôi không phải là một nhà sư phạm. không hề làm thày cô giáo, chỉ là một công dân bình thường, không có học vị gì hết. Nhưng số mệnh, hay do xứ mạng được sinh ra bắt buộc tôi phải viết ra rất nhiều bài luận bàn về giáo dục. Cách đây mấy năm và sau nữa nhân dip con gái nữ thi sĩ kiêm khoa học gia Mai Hoài Thu tốt nghiệp trung học ở Mỹ tôi cũng có viết thêm một bài luận dài và cũng giải thích ý nghĩa câu nói của triết gia Platon: “ Mọi đứa trẻ sinh ra đều có thể trở thành thiên tài, nếu như chúng có một người mẹ hay một người chị tốt. nếu như chúng không có dị tật bẩm sinh, nếu như chúng hoàn toàn khỏe mạnh khi cất tiếng khóc chào đời, ông khảng điịnh vai trò của người mẹ quan trọng hơn người cha trong việc nuôi dạy con cái thành tài.Tình thương yêu của người mẹ và phương pháp giáo dục hướng thiện nhân bản, sự liên kết giữa gia đình và nhà trường tối quan trọng, thày cô giáo muốn dạy cái gì trước hết phải được sự đồng ý của cha mẹ. Ông thừa nhận 10% là tài năng, năng khiếu bẩm sinh, còn 90% thành quả có được là do giáo dục mà nên.

Hai Ông Giáo Sư Nên Đi Học Lại


Tưởng trình độ kiến thức hai ông Hồ Ngọc Đại và Bùi Hiền cao thế nào, chứ tôi thấy quá tầm thường không hơn ông giáo làng lớp 3  Vũ Khiêu, không hơn ông hoạn lợn Đỗ Mười. Hai ông ấy khoe khoang  mình từng mài đũng quần trên ghế giảng đường Nga Xô và China. Với bộ chính trị, với bộ giáo dục Việt Nam thì đánh giá rất cao các ông ấy, vì xứ mù thằng chột làm vua. Qua mấy băng clip mới lòi ra là hai lão già này cực kỳ ngu dốt, ngu dốt thảm hại, theo tôi là loại đầu heo óc bã đậu, đần độn vô học, đến mức thô thiển thô bỉ viết Tổ quốc thành tổ cuốc, quy hoạch thành cui hoạch. Danh xưng giáo sư tiến sĩ là rỏm vì những kiến thức nham nhở hai ông này bị nhồi sọ ở Nga Xô và nước Tàu đã lỗi thời.

Thơ Tình Chùm Số 1.221


Truyện Tình Hai Họ Dương Hà
cảm xúc thơ Nguyễn Đình Chiểu bài 51

Nhớ quê hương cản ngăn chẳng tiện
Chuyện hai chàng Lưu Nguyễn xưa kia
Ngàn thu khắc đá ghi bia
Mộng tiên ấp ủ trau tria tuyệt vời

Thơ Tình Chùm Số 1.220


Truyện Tình Hai Họ Dương Hà
cảm xúc thơ Nguyễn Đình Chiểu bài 46

Người mẹ già bồi hồi xúc động
Dặn hai con lương đống hiền tài
Tang bồng hồ thỉ mấy ai
Trung quân báo quốc sức trai phỉ nguyền

Thơ Tình Chùm Số 1.219


Truyện Tình Hai Họ Dương Hà
cảm xúc thơ Nguyễn Đình Chiểu bài 41

Rủ con nít nhiều thằng kết bạn
Suốt cả ngày chẳng chán vui chơi
Châu Khê cảnh đẹp tuyệt vời
Miếu thờ giáo Thọ là nơi linh thần

Thơ Tình Chùm Số 1.218


Truyện Tình Hai Họ Dương Hà
cảm xúc thơ Nguyễn Đình Chiểu bài 37

Việc buôn bán lợi người ích quốc
Cách chợ sanh từng bước phồn vinh
Trái cân Yên Tử thái bình
Thuận hòa xã hội nhân tình hoan ca

Thơ Tình Chùm Số 1.217


Truyện Tình Hai Họ Dương Hà
cảm xúc thơ Nguyễn Đình Chiểu bài 32

Trong cung thất uy nghi nghiêm ngặt
Có một ông mặt sắt đen xì
Trảm đao sắc bén khác gì
Khai Phong Bao Chửng tương tri đăng đàn

Thơ Tình Chùm Số 1.216


Truyện Tình Hai Họ Dương Hà
cảm xúc thơ Nguyễn Đình Chiểu bài 27

Cõi thứ tư ầm ỳ đây đó
Việc nhà trời mây gió nắng mưa
Dương Từ Hà Mậu say xưa
Ông cha dò hỏi chẳng chừa trung thiên

Thơ Tình Chùm Số 1.215


Truyện Tình Hai Họ Dương Hà
cảm xúc thơ Nguyễn Đình Chiểu bài 22

Chúa trải qua muôn vàn khổ hạnh
Con một mang trọng trách gian nan
Ba ngôi Thiên Chúa thánh thần
Gie-xu nhập thể thế nhân làm người

Thơ Tình Chùm Số 1.214


Truyện Tình Hai Họ Dương Hà
cảm xúc thơ Nguyễn Đình Chiểu bài 17

Cơn gió thổi liễu xanh lả lướt
Đàn dơi bay lũ lượt theo nhau
Lập lòe đom đóm trước sau
Vẳng đâu tiếng hát bạc màu đá vôi

Dòng Thơ Trường Ca Chùm 49


Ô Hô! Cụ Lê Đình Kình
Trường Ca phúng điếu

Lê Đình Kình, cựu chiến binh
Sáu mươi tuổi đảng tội tình gì đâu?
Tám tư tuổi bạc mái đầu
Hưởng dương cách mạng bể dâu đoạn trường