Thứ Tư, 22 tháng 7, 2015

Đôi Điều Về Hiện Tượng Thơ Rỏm Của Hoàng Quang Thuận



Vô tình đọc trên mạng Facebook, tôi thấy có đăng về thơ Hoàng quang Thuận. Bình thường ra tôi rất ít khi lên tiếng hay viết bài bình thơ cuả ai đó mà tôi không có cảm tình, cảm xúc và ngưỡng mộ. Miễn rằng người đó không viết ra những câu thơ dớ dẩn tuyên
truyền phản văn minh tiến bộ lưà bịp dân tộc như nền mạo hóa Marxít Lêninít Maoít  Cộng sảnít là được rồi. Nhưng lần này tôi buộc phải phá thông lệ quy tắc sống cuả riêng tôi.

Tôi buộc phải có ý kiến về thơ Hoàng quang Thuận vì  đây là tiếng gọi của lương tri, nhân phẩm và trái tim con người trước vấn nạn cuả nền thi ca dân tộc xuống dốc sa đoạ đồi bại như hiện nay ở nước nhà.

Hoàng quang Thuận là ai mà tôi phải mở đầu với những lời gay gắt như vậy? Không nói là miệt thị khinh thường?

Nghe nói ông ta là giáo sư, tiến sĩ, viện trưởng viện công nghệ thông tin ở Việt Nam. Số là  nghe như truyền thuyết, sau một lần đi chùa về, ông được đức vua Trần nhân Tông nhập mộng, đọc thơ vào tai ông và khi tỉnh dậy Thuận múa bút viết liền mấy ngày đêm ra 143 bài thơ đường luật và ông ta vội in ra hai tập gọi là "Thi Vân Yên Tử" và " Hoa Lư Thi Tập "

Tập sách độc bản Thi Vân Yên Tử có kích thước 125cm x 80cm x 16cm, dày 300 trang, hai bìa bằng gỗ gụ, tổng trọng lượng 120kg, được trưng bày tại Yên tử . Thi vân Yên Tử gồm 143 bài thơ đã được NXB Giáo Dục ấn hành vào năm 1998.

Cuốn sách độc bản Hoa Lư thi tập, được trình bày bằng chữ thư pháp trên chất liệu giấy gỉa da, có trọng lượng 54kg, được trao tặng cho UBND TP Hà Nội nhân kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội năm 2010, từng xác lập kỷ lục Việt Nam.

Tiếp đến là các cơ quan tuyên truyền nhà nước cộng sản báo đài ra rả hàng tháng, hàng năm trời ca ngợi như một hiện tượng nhập đồng hiển thánh và hội nhà văn Việt Nam do ông Hữu Thỉnh với cương vị làm chủ tịch đích thân tổ chức hội thảo. Không những thế họ còn dịch ra cả tiếng Anh, tiếng Pháp và còn gửi ra nước ngoài đòi tranh giải Nobel văn học? Đòi moi tiền của công quỹ hàng tỉ đồng để khuyếch trương quảng bá thơ thần Hoàng Quang Thuận.

Vì vậy. Tôi buộc phải đọc sơ lược vài bài thơ để định gía thơ ông. Theo nhãn quan của tôi: Đây không phải là thơ đường, người làm thơ không hiểu một tí gì về niêm luật thơ đường. Đây là loại thơ bắt chước theo lối mới giống như lối cách tân các nhà thơ tiền chiến thường làm. Nhưng dù cho là thơ mới đi nưã chúng ta hãy đọc thơ các thi sĩ Tản Đà, Hàn Mạc Tử, Nguyễn Bính, Hồ Dzech v. v… Các vị ấy vẫn tôn trọng luật niêm của loại thơ tứ tuyệt hay đường luật. Tại sao gọi là thơ mới? Vì thơ đường hay tứ tuyệt ngày xưa như vua Trần Nhân Tông, Thày Huyền Quang, thiền sư Giác Mãn làm đều có đối câu đối chữ, còn thơ mới không cần đối.
Nhưng thơ Hoàng quang Thuận làm hoàn toàn tự do chả có niêm luật quái gì mà chỉ ép vần ở ba chữ cuối cùng trong một bài 4 câu tủn mủn.

 Thơ viết ra là những câu ú ớ vô nghĩa, những chữ gán ghép tùy tiện để lấy vần, thơ không có hồn, không có tình, nên không đáng gọi là thơ . Đây là một hiện tượng Chí Phèo lên cơn đồng cốt nói năng nhảm nhí loạn xí ngầu.

Tôi vẫn thường nói làm thơ phải có duyên thì thơ mới hay. Vậy duyên thơ là gì? Là cái phần ta không nhìn thấy được, đọc thấy được mà chỉ có cảm thấy. Tất nhiên cảm giác, xúc giác, tâm thức khác nhau thì đọc thơ hiểu thơ cũng khác nhau. Người vô học, trần trụi mô phạm vật chất thì cảm thức tâm linh rất kém cỏi nghèo nàn, họ chỉ nên đọc những thứ thơ ba gai sắt đá như thơ ông Trường Chinh và thơ con cóc cuả ông Hồ, ông Hữu là hợp nhất.

Thơ giống như một cô gái đẹp, cái đẹp thầm kín thì ít phô bày ra, nó ẩn dấu ở nụ cười, ánh mắt, dáng đi, điệu bộ, giọng nói, vẻ mặt, màu da v. v...Thơ làm ra chữ ít ý nhiều bằng các biện pháp tu từ, hình ảnh, ẩn dụ, siêu thực, siêu hình v. v...Một chữ viết ra phải mang nhiều ý nghĩa. Cô gái đẹp không phải chỉ cưởi truồng ra khoe từng chi tiết từng sợi lông trên mình mới gọi là đẹp. Giống như nhìn cô gái đó thấp thoáng ẩn hiện xa xa thì đẹp nhưng dùng kính lúp để soi từng cái mụn trứng cá cuả cô thì đâu còn đẹp nưã?

Thơ Hoàng quang Thuận là như vậy, ta chỉ thấy chữ là chữ chồng chéo hổ lốn lẫn lộn thập cẩm như xương gà cẳng vịt mà không thấy ý, thấy hình, thấy cảnh thấy tình.

Bây giờ, tôi hãy cùng với các bạn từ từ khảo sát một bài đầu tiên nhé. Để xem ông thần thơ này viết ra sao?

Trường Thành

Núi Đắm chạy sang núi Thanh Lâu
Tường đông vững chắc những trụ cầu
Bắc thành vững chãi hình Lân phục
Cát lũy thành cao cạnh hào sâu
Nghìn năm mưa nắng với đất trời
Thành cổ Hoa Lư giữa mây trôi
Vách núi dựng cao trời đất nước
Cờ lau gió thổi mãi không thôi

Đây không phải là thơ đường, giống như hai bài tứ tuyệt ghép lại và đây cũng không phải tứ tuyệt. Chứng tỏ tác giả cũng chẳng hiểu quái gì về nguyên tắc làm thơ tứ tuyệt, niêm luật thì sai bét nhè.

Tứ tuyệt cũng là một phần cuả thơ đường cắt ra, cứ bốn câu một bài. Thường thì người ta cắt ra bốn câu đầu hay bốn câu sau hoặc bốn câu giưã cuả một bài thất ngôn bát cú. Tứ tuyệt cũng phải có đối chữ, đối câu. Ví dụ: Bắc thành vững chãi hình lân phục không hề đối lại với Cát luỹ thành cao cạnh hào sâu. Cụ thể chi tiết như: Nghìn năm không đối với thành cổ, mưa nắng không đối với Hoa Lư, v. v... Một bài thơ không gây cho ta cảm xúc gì, giống như một câu khẩu hiệu toàn đảng toàn dân quyết tâm đi phu phen để xây dựng Trường Thành Cổ Loa. Một bài thơ vô nghĩa vô vị như vậy dám cả gan gán cho vua Trần Nhân Tông là đố mất dạy bố láo, chứ thơ phú cái con khỉ gì. Tôi buộc lòng phải dùng chữ mất dạy bố láo vì ông Thuận làm thơ như vậy hay nhờ ai đó làm ra rồi đổ vạ cho Vua Trần làm có phải là lăng mạ xỉ nhục tiền nhân, tiền bối không?

Ta hãy đọc lại một bài thơ cuả vua Trần Nhân Tông để xem có giống thơ cuả Hoàng quang Thuận mà Ngài đã trót nhập thần không?

Cư trần lạc đạo phú

Cư trần lạc đạo thả tùy duyên
Cơ tắc xa hề khốn tắc miên
Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch
Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền.

Đây là một bài thơ tứ tuyệt rất oách niêm luật đâu vào đấy cả, theo luật bằng câu 1 niêm với câu 3 và câi 2 niêm với 4: gia trung- đối bảo; hữu bảo- vô tâm; hưu tầm mịch- mạc vấn thiên. đều đối nhau chan chát.

Ý Ngài muốn nói: Sống giữa phàm trần, hãy tùy duyên mà vui với đạo, đói thì ăn, mệt thì ngủ. Trong nhà sẵn của báu, đừng tìm đâu khác. Đối diện với cảnh mà vô tâm, thì không cần hỏi thiền nữa. Cảnh thanh u vật cũng thanh. Thơ như vậy mới đáng là thơ chứ đâu có nhí nhố như ông Hoàng quang Thuận.

Bây giờ ta lại khảo sát thêm bài thứ hai cuả ông Thuận:

Hồ Yên Trung

Yên Trung vắt vẻo ngang lưng núi
Bốn bề mây biếc sóng lô xô
Đôi bồng đảo bập bềnh trên sóng
Cả rừng thông xao động mặt hồ”.

Tạo hóa bày tuyệt tác thiên nhiên
Kết tụ bởi mây trời non nước
Nàng vô tư không chút ưu phiền
Ngắm sao trời đầu gối Hoa Yên.

Cũng vẫn hai bài tứ tuyệt ghép lại để trọn bộ là thất ngôn bát cú, nhưng cũng không phải là tứ tuyệt vì sai bét nhè cả niêm lẫn luật. Vẫn là lối thơ dở ngô dở ngọng bắt chước theo lối thơ mới ngày xưa mà các ông Nguyễn Bính, Hồ Dzech, Hàn Mạc Tử vẫn thường làm. Nhưng các ông ấy làm rất đúng quy lát thơ tứ tuyệt niêm luật đâu vào đấy cả, tuy nhưng không có đối chữ đối câu như đức vua Trần ngày xưa chứ đâu tùy tiện ngớ ngẩn ghép vần từ tiện như ông Hoàng quang Thuận?

Đang tả Hồ Yên Trung lại xuất hiện cô nàng nào đó. Vua đã đi tu quy y cưả Phật, Ngài đã rũ bỏ hết thất tình, ngũ dục giai không tứ đại: Hĩ, nộ, ai, cụ, ái, ố, dục ( vui, giận, buồn, sợ,yêu, ghét, muốn) 7 cái thứ tình đó Ngài đâu còn cần đến nưã? Một bài thơ có tham vọng ái dục, vật chất câu chữ thì lộn xộn thiếu lôgich, tính hợp lý mà ông Thuận cố gán cho đức vua Trần, như vậy là quá đáng lắm rồi.

Ta hãy đọc bài thơ sau cuả vua Trần.

Niên thiếu hà tằng liễu sắc không
Nhất xuân tâm tại bách hoa trung
Như kim kham phá đông hoàng diện
Thiền bản bồ đoàn khán trụy hồng

có người dịch là:

Tuổi trẻ sao từng hiểu sắc không
Cả xuân hoa nở ngất ngây lòng
Đến nay rõ được mặt xuân ấy
Nệm cỏ giường thiền ngắm rụng hồng

Đây là bài thơ tứ tuyệt theo luật trắc câu 1 niêm với 4; câu 2 niêm với 3. Vua Trần Nhân Tông lúc còn trẻ đã có sự giáo dục đầy đủ về nhiều loại tri thức khác nhau của thời mình. Và xuất phát từ truyền thống gia đình, vua đã sớm tiếp xúc với giáo lý Phật giáo. Nhưng như chính một bài thơ sau này đã xác nhận, vua cảm thấy mình chưa thâm nhập giáo lý Phật giáo nhiều.

Tôi đã đọc khoảng hơn chục bài thơ cuả ông Hoàng quang Thuận và tôi không thể nào chịu đựng được nưã. Không bài nào viết cho đúng niêm đúng luật chưa nói là không hề có đối chữ, đối câu ở các cặp thực luận cuả thơ đường 8 câu và kể cả thơ tứ tuyệt đường thi 4 câu.

Thôi chúng ta cố nán lại, bình tĩnh khảo sát nốt bài này nưã, rồi cũng nên ném toẹt cả tập thơ tấp tểnh đi dự giải Nobel gì đó vào sọt rác cho yên chuyện.

Đường Rừng

Cổ thụ vươn cao xòe tán rộng
Rừng già nắng lọt đốm hoa rơi
Dây leo chằng chịt vắt cành lá
Chim rừng líu lót với hương trời.

Cây khô răng rắc dưới chân đi
Lá mục nồng ngai hoa từ bi
Trên đường lác đác cây tùng cổ
Thợ trời khéo đặt cảnh thiên trì.

Hai khổ tứ tuyệt này tùy tiện ghép lại để gọi là bát cú nhưng cũng chẳng phải là tứ tuyệt cái con khỉ gì. Anh chàng này đúng là mê sảng viết bậy nhí nhố ghép vần chả ra thế nào cả, không luật, không niêm, không tình, không ý mà dám cả gan treo lên cổ đức vua Trần, thật là đồ tồi, bỉ ổi khốn nạn vô cùng.

Tôi cũng có đọc một số bài viết cuả những văn thi sĩ có công tâm như Nguyễn thiếu Nhơn, Trần mạnh Hảo, Nguyễn minh Tâm, Trần văn Phúc v. v... đã vạch mặt sự gian dối gỉa trá cuả ông Thuận. Nhất là bài cuả ông Nguyễn Minh Tâm nói từng là bạn thân cuả ông Thuận, một Phật tử thuần thành cũng buộc phải kêu lên: Thi Vân Yên Tử được sao chép từ đâu?

Thì ra tất cả thơ cuả ông Thuận là sao chép của tác gỉa Trần Trường một cuốn sách bày bán ở cửa chuà do ban quản lý phát hành: Chùa Yên Tử, lịch sử, truyền thuyết và danh thắng. Ông Thuận đã mượn ý, gò ép vần hoặc bệ nguyên si cả những bài thơ trong cuốn sách. Thật là đáng xấu hổ ô nhục cho một người có hàm giáo sư tiến sĩ. Kiểu này, trình độ này là giáo sư tiến sĩ chui chứ gì? Một người dốt đặc cán mai cũng dám nhận mình là giáo sư tiến sĩ đây?

Tôi là người rất thích thơ văn từ nhỏ và chỉ khi đã nếm đủ mùi vị đắng cay hương vị cuả cuộc đời và sang lưá tuổi ngũ thập nhi tri thiên mệnh tôi mới bắt đầu chính thức đam mê nghiên cứu về văn chương thơ phú.

Cho nên thơ văn của tôi khác với người khác là tôi đã trưởng thành đã có hai thứ tóc trên đầu rồi mới chính thức khoa đao muá bút trên làng văn. Giống như một cốc nước cứ tích trữ từng giọt từng giọt từ thuở niên thiếu nghe ông tôi đọc thơ chữ Hán và dịch Nôm. Như vậy tôi là người từng trải già đời rồi mới viết văn và làm thơ. Nó giống như cái hồ tri thức vậy cứ ngóng đợi mưa móc dai dẳng mãi hàng thập kỷ rồi mới chịu ứ đầy mà tuôn trào ào ạt lên bờ .

Tôi chả hứng thú quái gì với cái danh tiếng hay thiên tài gì cả. Nhưng tôi tự hỏi liệu khoảng 5 đến 6 ngàn bài thơ tôi đã làm ra đủ các thể loại liệu sau này có ai chôm trỉa và ăn cắp thơ văn cuả tôi không nhỉ? Biết đâu đây bây giờ tôi còn sống sờ sờ ra đấy nên người ta coi thường, khinh thường, hoặc hằn học chê bai. Nhưng mai này tôi chết đi liệu có để lại cho đời sau giá trị gì không và có ai thèm đạo văn hay ăn cắp mạo danh thơ tôi?

Theo tôi làm thơ vui chơi vớ vẩn giải khuây ai cũng có thể làm được. Nhưng muốn trở thành văn thi sĩ thực sự đúng danh nghĩa ngoài yếu tố chân thật, tự do ra phải có đủ ba tố chất trong não bộ và trái tim tâm hồn văn sĩ.
Họ thường là những người ngoài ưa thích văn chương ra còn có năng khiếu về toán học, có thể chưa thành danh hay bằng cấp gì về môn toán nhưng có tư chất thông minh học toán từ nhỏ. Thứ hai là khi đã là người trưởng thành phải nên dày công đọc các sách về triết học và am hiểu sâu về một số tôn giáo. Nhưng thơ là cõi mộng, là cái vô thức rất đố kỵ với triết lý. Những nhà triết học hay chính trị gì đó, theo tôi tốt nhất đừng làm thơ, dù cho anh có làm thơ sẽ không có hồn, có thể thơ hay trong một chừng mực nào đó. Những anh nhà giàu đam mê vật chất quyền hành bổng lộc cũng đừng nên làm thơ. Nhưng người thi sĩ cần hiểu những quan niệm nhân sinh quan thế giới quan của kiến thức triết học, tôn giáo để định hướng cho lối viết cuả mình.

Những người cộng sản chỉ tôn thờ chủ nghiã Mác theo phép duy vật biện chứng mà làm thơ viết văn là phản khoa học trái với đạo lý. Họ sẽ không bao giờ trở thành những văn thi sĩ thực thụ đúng nghĩa vì bản chất phương pháp luận biện chứng duy vật xuất phát từ yếu tố kinh tế tồn tại xã hội không phải là con đường cuả văn chương và nghệ thuật.

Các nhà phê bình văn học Việt Nam từ khi có Đảng đến nay đều đứng trên một nhãn quan phản khoa học để phân tích văn chương. Từ Hoài Thanh và cả cho đến cả Trương Tửu thuộc phái nhân văn giai phẩm chống đảng cũng vậy

Đôi dòng tâm sự và ý kiến nhỏ với các bạn trên facebook. Ai đó có thể không vưà lòng thì miễn chửi bậy. Vì đây chỉ là ý kiến cuả riêng tôi.

Cha Nào Con Ấy

Danh xưng ông thật là to
Giáo sư tiến sĩ ai nào chẳng kinh
Lọc lưà quen thói bất minh
Văn chương thơ phú hôi rình gớm ghê

Ngục trung nhật ký ê chề
Cháu con hoan hỉ dầm dề gió mưa
Ăn mày nghệ thuật mưá thưà
Thơ văn chôm trỉa cửa chùa bán rao

Cò mồi HữuThỉnh mời chào
Thi Vân Yên Tử xu hào ba xu
Pháp thân Phật nhập thần phù
Di Niên ca ngợi uế xù thi ca

Liên minh ma quỷ thày Tàu
Việt Nam mạt vận Mao - Hồ phởn cu
Nhe răng đồng loạt sói tru
Nhuốm màu hoang tưởng hoàn cầu xôn xao

Quảng Bình đại tướng phều phào
Lao nhao châu chấu cào cào nhảy câng
Nhập thiền Quang Thuận hở hang
Lòi ra mặt chuột bẽ bàng nhục thay

Cha nào con ấy mặt dày
Chí Minh ngạ quỷ cáo cầy lòi đuôi
Hư danh để lại tiếng cười
Ngàn năm bia miệng trò đời hôi tanh.

14.8.2012 Lu Hà



Ông Bóp Cổ Mày

Đêm về ông bóp cổ mày
Ghét thằng Quang Thuận mặt dày nhục tao
Đào tường khoét ngạch moi thơ
Trần Trương chôn dấu nhận vơ của mình

Bon chen đạo tặc u minh
Gà đồng mèo mả thối rinh cửa chùa
Trải bao thập kỷ gió mưa
Độc tài đảng trị mưá thưà bút nô

Ngục trung nhật ký mập mờ
Theo gương trí trá côn đồ lưu manh
Mác Lê ngạ quỷ râu xanh
Nhập nhằng thi bá trẻ ranh mẹo lưà

Mạt cưa mướt đắng say sưa
Bầy tư bản đỏ cò cưa văn đàn
Moi tiền công quỹ hại dân
Tỷ đồng quảng bá thơ gian vịt vờ

Dân oan khiếu kiện kêu gào
Điếc tai chuá đất dư đồ nát tan
Kià chàng Hữu Thỉnh vô luân
Bày trò hội thảo lường gàn dân đen

Gây bao thảm cảnh triền miên
Đói nghèo bệnh tật ba miền khổ đau
Trúc Lâm Yên Tử u sầu
Khói hương nghi ngút đức Vua thánh Trần!

thơ cảm tác chuyện ông Hoàng quang Thuận ăn cắp đạo thơ cuả tác giả Trần Trương hay nhờ ai đó làm hộ và bảo thơ do đức vua nhà Trần nhập mộng đọc cho nghe
15.8.2012 Lu Hà


Đúng là cha nào con ấy, thày nào trò ấy. Hiện tượng lưà đảo đạo văn ăn cắp thơ cuả Hoàng Quang Thuận có nguồn gốc sâu xa bởi tư tưởng lưà đảo cuả ông Hồ Chí Minh mà ra.

Hàng con cháu đàn em khét tiếng lưà đảo trí trá phải kể đến những tên như Chinh, Giáp, Diệu, Viên, Thi, Thông v. v… hạng chót là Hoàng quang Thuận.

Bên Đền Kiếp Bạc

Bên đền Kiếp Bạc tuôn thơ
Dở ngô dở ngọng vịt vờ bác tôi
Đầu thai là giống đười ươi
Tôi, tôi, bác, bác nực cười thế gian

Xót đau cho đức Thánh Trần
Bởi thằng mất dạy iả đùn ra đây
Bớ quân xâm lược mặt dày
Bình Than sóng nước ngập đầy quân Nguyên

Hồ ly tinh cũng bon chen
Nặc danh thánh tử ngang nhiên luận bàn
Vì sao dân tộc lầm than?
Chiến tranh hủy diệt điêu tàn nước non

Trọn đời bá đạo luồn trôn
Nga – Tàu bợ đỡ bán buôn máu người
Đền thờ nhầy nhuạ tanh hôi
Cô hồn ngạ quỷ lạc loài vào đây

Khoe khoang đánh Pháp cho ai?
Việt gian bán nước tay sai giặc Tàu
Mưu mô quỷ khóc thần sầu
Tự do độc lập biển sâu chôn vùi!

25.8.2011 Lu Hà


 Kết Luận: Hiện tượng lưà đảo cuả Hoàng quang Thuận làm tôi thấy vui, buồn, ngao ngán, háo hức kỳ lạ. Tôi sẽ đọc và nghiên cứu tỷ mỉ từng bài thơ cuả anh chàng này.  Sơ bộ có 143 bài thì bõ bèn gì? Toàn thể đều tứ tuyệt ngô ngọng theo lối mới như kiểu ngục trung nhật ký són ra từng giọt cuả ông Hồ Chí Minh người Trung hoa viết ra nhưng Hồ Chí Mít người VN lại đánh cắp. Nhưng tôi sẽ nghiên cứu kỹ có đáng gọi là tứ tuyệt không hay chỉ có ba vần hao hao tứ tuyệt thì gọi là thơ mới theo nguyên tắc tứ tuyệt cũng không được. Vậy ta nên gọi là thơ tự do tủn mủn 4 câu vậy.

 Tôi sẽ khảo sát tường tận để vạch rõ chân tướng: Anh chàng này hoàn toàn không biết làm thơ tứ tuyệt mà đây là thơ nhái theo lối mới quá tủn mủn nên xếp vào thể thơ tự do

Tôi không có thời gian tìm ra bài thơ gốc do đức Vua làm, hay khách thập phương đến vãn chuà và ghi vào sổ lưu niệm, rồi anh chàng naỳ thưà cơ kopie và sưả theo lời theo ý mình? Tại sao thơ lại ngô nghê như vậy?

Tôi cũng háo hức nghiên cứu anh chàng thi sĩ dỏm này như vụ Trịnh công Sơn và Hồ Chí Minh hay Tố Hữu gì đó. Thôi đằng nào cũng bỏ công thời gian nghiên cứu chơi cho vui. Biết đâu khám phá ra điều gì vui cho đời mà lại bảo vệ luôn cả Phật Pháp và danh tiếng cho đức vua Trần.

Tôi sẽ làm và chắc chắn sẽ làm vì đây là lương tâm và nghiã vụ cuả kẻ sĩ đối với cuộc đời đen bạc đầy gian trá mưu mô hiểm hóc. Phải bóc trần bộ mặt thật ngụy nhân, nguỵ nghĩa, ngụy tín, ngụy văn cuả bọn cò mồi lưu manh cả lĩnh vực văn thơ và tâm linh.


15 .8 .2012 Lu Hà

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét