Tình cờ trên mạng facebook thấy nhiều người
hát và ngâm thơ của nữ thi sĩ Lê thị Ý. Tôi muốn biết chị là ai? Tôi tìm trên
google thấy trang thơ Lê Thị Ý. Tôi thấy đây là một nhà thơ nữ rất đáng yêu của
miền Nam, một tâm hồn thơ phong phú bi ai, tuy chị là dân Bắc theo cha mẹ di cư
vào Nam sau năm 1954.
Bài đầu tiên tôi đọc là “Đêm Sương“. Đêm
sương là nỗi đau thương bất hạnh của chị cũng là nỗi đau thuơng bất hạnh của
dân tộc.
Sương mù trên mặt biển là cảnh tượng âm u
rùng rợn ma quái. Sương, được biết đến trong tiếng Hebrew như là טל (tal), là rất
quan trọng trong tín ngưỡng Do Thái. Cũng có nhiều kiến giải nói tới sương như
là công cụ để phục sinh cơ bản.
"Tóc ướt, sương khuya thấm áo rồi,
Ta chờ tầu lớn đón ra khơi.
Con sông bến đục, trời thanh vắng,
Bỏ trốn quê hương, một nhóm người."
Nữ thi sĩ phải dời bỏ quê hương xứ xở nơi
chôn nhau cắt rốn của mình. trong cảnh tượng đêm khuya giá lạnh, tóc ướt áo thấm
vai. Rồi đây thân gái dặm truờng không biết có thoát thân không? Sóng biển cuồng
phong, hải tặc và cá mập....
Nhưng chị vẫn cương quyết ra đi, còn sống đến
bến bờ tự do là may. Thôi đành phó thác số mệnh vào trời Phật vào bàn tay Thiên
Chúa. Chứng tỏ cộng sản quê hương chị phải ác lắm, chúng giữ hơn cọp đói. Cọp
đói chưa chắc người ta đã sợ vài chục thanh niên trai trai tráng có thể trừ khử
nó được ngay. Nhưng con cọp đó là ông chính quyền nhân dân thì sức mạnh vài
trăm vài nghìn thậm chí vài vạn người chắc gì đã làm gì nổi nó? Nếu có sức mạnh
của hàng triệu người, hay cả dân tộc. Tin rằng con cọp đó sẽ ngáp ngay trong một
giờ.
"Có phải vì anh cây chết khô,
Mây đen kéo phủ kín thành Hồ?
Cha lê bước tập trung phương Bắc
Mẹ khoác lên mình áo vải thô."
Có phải vì anh cây chết khô? Anh là ai? Là
người chị hằng yêu mến, là chiến binh miền Nam cộng hòa là chính thể cộng hòa
đã chết rồi hay héo mòn thành củi khô. Thành những kẻ thân tàn ma dại không còn
đủ sức bảo vệ chị và bình an xóm làng?
Đám mây đen của chủ nghĩa cộng sản vô luân
vô trí vô tâm đả phủ kín thành Hồ, tức là thành phố Sài Gòn ngày xưa. Với những
chính sách kinh tế tàn bạo của ông hoạn lợn Đỗ Mười như xây dựng khu kinh tế mới
lùa tất cả vợ con cha mẹ những cán binh miền Nam cộng hòa lên rừng núi ở, cải tạo
công thương nghiệp tư nhân, đổi tiền, cướp đất cướp của man rợ... Cụ thể cha chị
Ý bị đi đày ngoài Bắc, mẹ lam lũ bữa no bữa đói qua này. Tất cả những lý do đó
buộc chị và nhóm nguời trong đêm sương mù phải vượt biên?
"Có phải vì anh đổi sắc cờ,
Đỏ tươi, mầu máu phận con thơ.
Chiến tranh còn tiếp trăm năm nữa,
Hình thức bây giờ có khác xưa."
Các anh đã buông súng đầu hàng cộng sản, lũ
lượt xếp hàng ra trình diện và bị đị cải tạo mút mùa hoặc đón gió trở cờ làm
tay sai cho cộng sản hà hiếp đàn áp lại đồng bào miền Nam. Và cuộc chiến tranh
nhân cách, thần kinh, tâm lý, ý thức cách sống còn tiếp diễn còn kinh khủng hơn
bom đạn khói lửa. Dân tộc vẫn tiếp tục chảy máu nội tàn mà mòn mỏi chết dần.
"Tôi đi như lá phiếu trên tay,
Anh ở lại đây đếm tháng ngày.
Sân khấu hề danh trò đổi mới,
Cuộc đời xa xứ kể từ đây."
Lê Thị Ý đã khảng định mình là người quốc
gia và chị ra đi bỏ phiếu bằng chân ủng hộ chế độ hai nền đệ nhất đệ nhị cộng
hòa. Có thể hơi muộn màng nhưng vẫn còn hơn là không có gì.
Tóm lại đây là một bài thơ hay. Tôi cũng
xin tri ân tặng nữ thi sĩ Lê Thị Ý bài thơ sau:
Bẽ Bàng Nước Non
mến tặng nữ thi sĩ : Lê Thị Ý
Màn đêm phủ kín đất trời
Lòng buồn tê tái rã rời khổ đau
Bồn chồn ngóng đợi con tàu
Nhổ neo chạy trốn bạc màu khói sương
Đoàn người từ dã quê hương
Phải chăng bất hạnh thê lương hãi hùng
Vì sao dồn tới tận cùng
Cha đi cải tạo tập trung xứ ngoài
Mẹ thì lầm lũi bi ai
Anh còn đổi sắc hình hài con thơ
Nước nhà nhuộm đỏ lá cờ
Thành Hồ ngập ngụa bây giờ khác xưa
Xanh xao vẫy gọi hàng dừa
Đôi chân bỏ phiếu khi chưa muộn màng
Xin chào tổ quốc xóm làng
Trò hề sân khấu bẽ bàng nước non.
cảm xúc khi đọc bài: Đêm Sương
8.9.2014 Lu Hà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét