Thứ Ba, 19 tháng 3, 2019

Tuyết Đổ Lòng Băng Hẹn Lỗi Thề


Bình thơ Giang Hoa và Lu Hà


Tuyết Đổ ...

Tuyết trải hàn sương đã lượn về
Trăng ngà khỏa lấp giữa triền đê
Thời đông quạnh quẽ chiều rơi xế
Tiết hạ đìu hiu buổi ngã sề
Bến cũ còn lưu hồn tủi lệ
Xa bờ gửi mộng bóng sầu thê
Tàn hương rũ bỏ lời xưa thệ
Kỷ niệm hằn ghi nghĩa ước thề..


20.05.2016
Thơ: Giang Hoa



Lỗi Hẹn Thề…
họa thơ Giang Hoa: Tuyết Đổ...

Sa sẩm mây đen gió lạnh về
Bóng người loạng choạng bám bờ đê
Mưa rơi vướng vất chân con sáo
Lá rụng hoài vương cánh sập sề
Mộng vỡ tan rồi tình nguyệt lão
Mơ chi hằn gắn nghĩa phu thê
Thôi thì đành vậy chia đôi ngả
Đàn đứt dây tơ lỗi hẹn thề…!

20.5.2016 Lu Hà


Giang Hoa và Lu Hà làm hai bài thơ đường như hai giọt nước sinh đôi. Kẻ xướng người họa long lanh riu ríu, tâm trạng hợp với cảnh giới mùa thu ở một nơi nào đó, miền quê heo hút tỉnh lẻ đêm buồn, gió đông hiu hắt tiết hạ đìu hiu xa vời, sương bay mờ nhạt, tuyết rơi lả tả, lá bay xào xạc... Tuyết mưa ngoài đời hay trong lòng người đều buồn cả, đều là báo hiệu một cảnh chia ly tan vỡ đổ nát tang thương não nùng…Dù người đời có ngoảnh mặt cố tình làm ngơ nhưng cũng không thể nào đủ trí năng trình độ để phủ nhân một sự thật bi ai khổ não của tâm linh trước cảnh đổ vỡ mà người thi sĩ chính danh cảm nhận ra. Nàng Tây Thi nhăn mặt thì đẹp lắm chứ Đông Thi cũng nhăn mặt thì ma qủy đều hoảng sợ cả. Giá như có bạn Dương Hoàn, Chiêu Quân, Điêu Thuyền, Bao Tự cùng nhập hội nhăn mặt cau mặt với nàng Tây Thi khi buồn khi tức giận thì tuyệt diệu biết bao nhiêu nhỉ?

Giang Hoa:
“ Tuyết trải hàn sương đã lượn về
Trăng ngà khỏa lấp giữa triền đê“

Lu Hà:
“ Sa sẩm mây đen gió lạnh về
Bóng người loạng choạng bám bờ đê“

Nhiều người bảo tuyết chỉ có ở các tỉnh biên giới phiá Bắc còn miền Nam làm gì có tuyết. Nhưng tôi bảo miền Nam cũng có tuyết. Tuyết ở đâu? Ở trên trời cao mấy tầng mây thì nào ai đã lên đó mà biết. Chỉ có tâm hồn thi nhân bay bổng lên cao mới khám ra rằng cùng một tọa đô kinh tuyến vĩ tuyến cao vời vợi ,những đám mây giá lạnh băng tuyết khi rơi xuống do sức nóng của trái đất mà tan ra thành hơi s ương hay những giọt mưa...Tuyết trải làn sương đã lượn về là hình ảnh ấn tượng, tượng trưng siêu nhiên của thơ Giang Hoa hòa quện với cảnh sa sẩm mây đen gió lạnh ùa về của Lu Hà. Trăng ngà khỏa lấp giữa triền đê thì ta thấy bóng người loạng choạng cố bám víu từng gốc cây ngọn cỏ mặt mày sa sẩm chơi vơi gần như bất lực tuyệt vọng giữa cái bất ngờ của thời tiết và cảm giác mất mát của linh hồn...

Giang Hoa:
“Thời đông quạnh quẽ chiều rơi xế
Tiết hạ đìu hiu buổi ngã sề“

Lu Hà:
“Mưa rơi vướng vất chân con sáo
Lá rụng hoài vương cánh sập sề“

Phải chăng bão tuyết từ Quảng Hàn hay phương trời nào đã tràn về đã lấn áp tiết khí buổi cuối hè để sang mùa thu hiu hắt bóng xế chiều hoàng hôn tàn lụi làm cho hành gỉa phải chịu cảnh ngã sập sề mưa rơi lá rụng đường trơn? Các câu xướng họa này cả Giang Hoa và Lu Hà nặng về miêu tả cảnh quang thời tiết mà con người phải gánh chịu. Mưa rơi bùn lầy vướng chân con sáo sậu với những chiếc lá rụng tạo nên một quang cảnh cô đơn buồn chán lo sợ…
Vậy còn có một mối liên hệ gì với cảm giác tâm trạng gì ta sẽ bàn tiếp các câu sau. Chỉ biết rằng: Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?

Giang Hoa:
“Bến cũ còn lưu hồn tủi lệ
Xa bờ gửi mộng bóng sầu thê“

Lu Hà:
“Mộng vỡ tan rồi tình nguyệt lão
Mơ chi hằn gắn nghĩa phu thê“

Đúng vậy, bến cũ con đò vắng dưới hàng cây phượng vi gốc me gốc bàng ghế đá còn lưu lại dấu vết mờ ảo hình bóng xa xăm mà bây giờ chỉ là còn là sa châu lệ nhỏ hoài vọng sầu não bi ai. Mộng xưa tình ái vỡ tan rồi loan chia thúy rẽ làm sao nối lại sợi chỉ tơ hồng hàn gắn lại cái nghĩa phu thê thào khang ?. Như bát nước mà Chu Mãi Thần đổ xuống đất thì người vợ cũ làm sao vốc lại được kia chứ hở giời?

Giang Hoa:
“Tàn hương rũ bỏ lời xưa thệ
Kỷ niệm hằn ghi nghĩa ước thề…“

Lu Hà:
“ Thôi thì đành vậy chia đôi ngả
Đàn đứt dây tơ lỗi hẹn thề…!“

Thơ đường để tả tâm trạng,  xưa kia để ngâm nga xướng vịnh của các tao nhân mặc khách nhìn cảnh cá nước chim trời mưa sa tuyết phủ để nói nỗi lòng mình nhớ nhà nhớ cha mẹ, nói ra cái chí của mình quang vinh lập công trạng đền ơn vua báo quốc nhưng tả tình yêu tả sâu vào nội  tâm là một thể loại cực kỳ khó. Ngày xưa lễ giáo Khổng Mạnh, Phật Giáo, Đạo Giáo, còn ảnh hưởng mạnh hơi một tý là thơ dâm. Ngay đến Đỗ Mục còn có ý trách khúc hậụ đình hoa là thơ nhạc dâm của ông vua phong lưu Trần Hậu Chủ và hai nàng Trương Lệ Hoa và Khổng Qúy Tần là nguyên nhân mất nước. Theo tôi có gì quá khe khắt với lối thơ cổ phong nhạc cung đình, thơ đường cũng ít ai tả tình hay. Ngay bài Thanh Bình Điệu của Lý Bạch viết về bà Dương Qúy Phi cũng bị quan thái giám Cao Lực Sĩ mỉa mai dèm pha chê bai là dâm tục, làm cho bà Dương Qúy Phi hiểu lầm và đuổi Lý Bạch đi

"Vân tưởng y thường hoa tưởng dung,
Xuân phong phất hạm lộ hoa nùng.
Nhược phi Quần Ngọc sơn đầu kiến,
Hội hướng Dao Đài nguyệt hạ phùng."

Dịch nghĩa :Nhìn mây nhớ đến xiêm áo, thấy hoa nhớ đến dung nhan
Gió xuân thổi nhẹ qua, sương hoa nồng nàn.
Nếu không phải người ở mé núi Quần Ngọc,
Thì cũng là thấy ở dưới trăng chốn Dao Đài.

Cũng trong thời gian được vua yêu chuộng, một hôm trong lúc say rượu, Lý Bạch đã đưa chân cho Cao lực sĩ tháo giày cũ thay giày mới vừa được vua ban sủng ái… Cao lực sĩ đành phải làm nhưng trong lòng căm giận, liền nhân bài hát này, dèm pha với Dương Quý Phi rằng Lý Bạch có ý ngạo mạn khi ví Dương Quý Phi với nàng Triệu Phi Yến, một phi tần thất sủng của vua Thành Đế nhà Hán. Vì thế mà nhiều lần Minh Hoàng muốn phong quan chức cho Lý Bạch nhưng vẫn không thành, vì Dương Quý Phi cản trở. Lý Bạch không tiến thân được ở Trường An, phải xin vua trở về quê, rồi đi ngao du, vui với danh lam thắng cảnh của miền trung và nam Trung Hoa.

Còn Đổ Mục một danh sĩ lớn cũng không thoát khỏi bị Khổng Nho kìm hãm:

Bạc Tần Hoài
Yên lung hàn thủy nguyệt lung sa
Dạ bạc Tần Hoài cận tửu gia
Thương nữ bất tri vong quốc hận
Cách giang do xướng Hậu đình hoa.

Dịch nghĩa:
Bến Tần Hoài

Khói lồng sông lạnh, ánh trăng lồng bãi cát
Đêm đậu thuyền ở bến Tần Hoài, gần quán rượu
Con hát không biết hờn mất nước
Bên kia sông còn hát khúc Hậu đình hoa.

Nhưng tôi thấy nữ sĩ Giang Hoa dùng nghệ thuật thơ đường tả tình rất hay, bởi vì niêm luật phép đối gò bó không thể phóng túng nhưng các thể thơ khác. Tuy vậy từng câu từng chữ sắp xếp với nhau như một ô bàn cờ liên kết các quân cờ khéo léo lô gich và rất ý nghĩa không phải loại thơ đuờng hoa lá cành gò ép nhạt nhẽo vô vị. Lu Hà nhận thấy vậy và tỏ ra lý thú họa lại tiếp chiêu cho khí thế văn chuơng đuờng thi truyền thống của các cụ thày đồ nhà ta.

Giang hoa viết* Tàn hương rũ bỏ như bát huơng tàn còn lại nắm tro, ý nói một mối tình đã chết, lời thề xưa đã đốt cháy và Lu Hà tiếp tay: Thôi thế thì thôi đành dứt bỏ chia ly đôi ngà, đàn dã đứt dây tơ rồi thì còn làm sao mà nối lại. Than ôi cho kiếp con người. Cụ Nguyễn Du đã đưa ra thuyết tài mệnh tương đố. Tại hạ không hoàn toàn đồng ý nhưng cũng chép ra đây. Bởi vì thuyết này trái với nền triết học hiện sinh ngày nay.

" Ngẫm hay muôn sự tại trời
Trời kia đã bắt làm người có thân
Bắt phong trần phải phong trần
Cho thanh cao mới được phần thanh cao..."

20.5.2016 Lu Hà









 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét