Bài thơ “Tiễn Bạn Lên Đường Tòng Chinh“ của tôi có 9 khổ
36 câu, cảm dịch từ bài thơ “ Tống Biệt Hành“ của Thâm Tâm có 5 khổ rưỡi 22
câu. Bài thơ “Tống Biệt Hành“ của Tâm Tâm chỉ gọi là hay với những ai cảm xúc
èo uột, hiểu chữ nghĩa mập mờ, bài thơ
này rất phù hợp với phong trào Việt Minh, Vệ Quốc Đoàn thời đó, trong quân tác
tuyển binh mộ lính. Còn tôi suy nghĩ sâu xa mà phỏng đoán tâm trạng nỗi niềm u
uẩn của Thâm Tâm từ chỗ chán đời thất tình với cô Khánh nào đó. Vậy chàng quyết
làm một Kinh Kha liều mình như chẳng có xông pha mũi tên hòn đạn hiến dâng máu
thịt mình cho Tổ Quốc, như vậy về phương diện nào đó là đáng khen.
Nhưng phần bày tỏ tâm trạng với người thân khi chia ly thì tôi chê Thâm Tâm có máu lạnh, chả có tình cảm gì thật chan chứa xót xa ngậm ngùi với mẹ, chị gái, em trai…. Nên tôi chuyển dịch từ thể hành của Thâm Tâm sang song thất lục bát để có ý sửa sai lại tâm hồn thi sĩ. Thâm Tâm dùng những chữ vô cảm giống như các kiếm khách giang hồ. Kinh Kha khi vác dao báu đi giết Tần Thủy Hoàng vì cảm kích thái tử Đan biếu cho mình một bàn tay con gái ngọc ngà. Kinh Kha trong bữa tiệc tống biệt mình ra đi, có khen cô gái hầu rượu có bàn tay đẹp thì thái tử Đan giết cô gái đó chặt đôi bàn tay biếu Kinh Kha. Kinh Kha còn thủ cả trong bọc của mình một cái đầu lâu tướng Tần bị Tần Thủy Hoàng truy nã, người này tự nguyện chết để dâng lên khi triều kiến. Vậy Kinh Kha chẳng có lý tưởng chí lớn quái gì hết mà chỉ là anh một chàng hảo hán quân tử Tàu, quân tử nho, kiếm khách giang hồ trọng tín nghĩa lời hứa tình bạn mà đi làm thích khách. Thâm Tâm cũng lại muốn làm một Kinh Kha vượt qua bờ sông Dịch, còn ở miền Bắc là sông Cầu, sông Đuống gì đó, với cương vị Vệ Quốc Đoàn sau đổi tên là Bộ Đội.
Tôi thì trái lại mô tả sâu sắc tình cảm gia đình đằm thắm nhớ thương xót xa buồn thảm khác hẳn với Thâm Tâm. Về phần thơ của Thâm Tâm tôi miễn bình giảng để dành phần cho các nhà bình thơ nặng cân nặng ký Việt Nam.
Tiễn Bạn Lên Đường Tòng Chinh
cảm tác theo ý thơ của Thâm Tâm: Tống Biệt Hành
Lên đường tòng chinh có ý nghĩa tích cực, như là nghĩa vụ quân sự ở một quốc gia có chiến tranh thanh niên cần phải lên đường ra mặt trận, nung nấu ngày chiến thắng ca khúc khải hoàn trở về với cha mẹ vơ con gia đình. Còn Tống Biệt Hành nhiều người khen ngợi cái tiêu đề và nội dung bài thơ, còn tôi thì chê vì cái tiêu đề và cả nội dung như tống khứ, tống tiễn biền biệt cho chết bờ chết bụi ở đâu, đừng có vác mặt trở về nữa thà chết qúách đi cho rảnh, cho hết nợ đời nợ tình, nợ trần ai. Tôi cứ viết thẳng ý nghĩ của tôi về bài thơ của Thâm Tâm như thế đó. Những ai còn mê muội kiến văn học vấn kém cỏi có sùng bái tôn thờ Thâm Tâm cũng chớ nên vội bực dọc giận giữ với tôi. Cùng tả về tâm trạng người lính xa ra đình tôi và Thâm Tâm là hai thái cực trái ngược nhau. Bạn nào có dịp đọc khộng càm thấy ngao ngán sao bởi những chữ:
“Thì không bao giờ nói trở lại
Lên đường tòng chinh có ý nghĩa tích cực, như là nghĩa vụ quân sự ở một quốc gia có chiến tranh thanh niên cần phải lên đường ra mặt trận, nung nấu ngày chiến thắng ca khúc khải hoàn trở về với cha mẹ vơ con gia đình. Còn Tống Biệt Hành nhiều người khen ngợi cái tiêu đề và nội dung bài thơ, còn tôi thì chê vì cái tiêu đề và cả nội dung như tống khứ, tống tiễn biền biệt cho chết bờ chết bụi ở đâu, đừng có vác mặt trở về nữa thà chết qúách đi cho rảnh, cho hết nợ đời nợ tình, nợ trần ai. Tôi cứ viết thẳng ý nghĩ của tôi về bài thơ của Thâm Tâm như thế đó. Những ai còn mê muội kiến văn học vấn kém cỏi có sùng bái tôn thờ Thâm Tâm cũng chớ nên vội bực dọc giận giữ với tôi. Cùng tả về tâm trạng người lính xa ra đình tôi và Thâm Tâm là hai thái cực trái ngược nhau. Bạn nào có dịp đọc khộng càm thấy ngao ngán sao bởi những chữ:
“Thì không bao giờ nói trở lại
Ba năm mẹ già cũng đừng mong“
hay:
“Người đi? Ừ nhỉ, người đi thât
hay:
“Người đi? Ừ nhỉ, người đi thât
Mẹ! thà coi như chiếc lá bay
Chị! thà coi như là hạt bụi
Em! ừ xem như hơi rượu cay“
Thôi bây giờ tôi không muốn nhắc lại đoạn nào thơ Thâm Tâm nữa. Tôi không hứng thú mà chú ý vào việc bình giảng để tri ân Thu Hà ngâm thơ rất hay và làm món quà tinh thần để lại cho nhân thế nhân dịp xuân Đinh Dậu.
Thôi bây giờ tôi không muốn nhắc lại đoạn nào thơ Thâm Tâm nữa. Tôi không hứng thú mà chú ý vào việc bình giảng để tri ân Thu Hà ngâm thơ rất hay và làm món quà tinh thần để lại cho nhân thế nhân dịp xuân Đinh Dậu.
“Đưa tiễn bạn lòng buồn vời vợi
Tôi có nghe sóng dội trong lòng
Hoàng hôn rỏ giọt sương trong
Thác ghềnh mây phủ bước đường trần ai“
Mô tả tâm trạng người lính ra chiến trường mà mang nỗi lòng quê hương xóm làng nặng trĩu.
Mô tả tâm trạng người lính ra chiến trường mà mang nỗi lòng quê hương xóm làng nặng trĩu.
“Bụi hồng trần người đi kẻo mỏi
Xa gia đình sớm tối bâng khuâng
Không sông thiếu bóng trăng vàng
Nỉ non hò hẹn lỡ làng tuổi xuân“
Văn chương chỉ bụi bặm; chỉ xã hội phồn hoa, hoặc chỉ cõi đời người ta. Cụ Nguyễn Du bằng hai câu thơ rất ý nghĩa:
“Sự đời đã tắt lửa lòng
Còn chen vào chốn bụi hồng làm chi!“
Ra đi là hụt hẫng tuổi xuân, xa vắng người yêu cha me vợ con, đêm đông ngồi gác co ro trong rừng xanh tuyết thắm. Giống như tâm trạng của tôi thời làm lính mở đường ở Nam Lào:
Giấc Mơ Trường Sơn
Văn chương chỉ bụi bặm; chỉ xã hội phồn hoa, hoặc chỉ cõi đời người ta. Cụ Nguyễn Du bằng hai câu thơ rất ý nghĩa:
“Sự đời đã tắt lửa lòng
Còn chen vào chốn bụi hồng làm chi!“
Ra đi là hụt hẫng tuổi xuân, xa vắng người yêu cha me vợ con, đêm đông ngồi gác co ro trong rừng xanh tuyết thắm. Giống như tâm trạng của tôi thời làm lính mở đường ở Nam Lào:
Giấc Mơ Trường Sơn
Mấy tháng trời nhai mãi địa liền
Tàu bay rau đất mọc loèn xoèn
Mật vàng xanh đỏ ruồi bu đến
Sốt rét từng cơn nhớ tổ tiên
Hai mùa mưa nắng gió vàng da
Chống gậy liêu xiêu mắt ướt nhoà
Đằng đẵng tháng ngày mong mỏi tết
Thư nhà xa tít gió mây xa
Một chiều ảm đạm gọị lên chơi
Có bức thư riêng đã mở rồi
Ký ninh thuốc đắng nghe vượn hú
Đau lòng con lắm lệ từng rơi!
Run tay tôi đọc bức thư cha
Gió rét từng cơn nấc nghẹn ngào
Bom nổ đạn bay vùng tọa độ
Chớp xanh chớp đỏ tắt lời thơ
Tro tàn lơ lửng kiếp đời côi
Công trạng xem ra có thế thôi
Phá núi mở đường thông chiến lược
Tháng ngày mòn mỏi áng mây trôi
Mới mười bảy tuổi phải lên đường
Xa mẹ xa em cả mái trường
Gác bút vác dao ra mặt trận
Anh hùng dũng sĩ mộng hoài vương
Một quãng đời qua trận gió bay
Hào quang tia chớp để ai hay
Núi sông kêu gọi cho chủ nghiã
Băng tuyết trời Âu hận đắng cay
Hỡi ai đâu đó vẫn còn mơ
Chống Mỹ lời vàng vẳng tứ thơ
Ra trận muà này ôi đẹp quá!
Mà lòng phơi phới chốn bơ vơ
Thế kỷ qua rồi ngoặt gió đông
Bạn thù đôi ngả lẩn vào trong
Tuyên truyền báo chí liên hoàn trận
Chỉ chết thằng ngơ đứng giữa đường...
Chú thích: Điạ Liền: là loaị rau mọc loà xoà sát đất
Tàu Bay: loaị rau cao như cây rau
caỉ, xanh lè
22.12. 2007. Lu Hà
“Dáng côi cút trên con đường nhỏ
Dặm nẻo xa ấp ủ chinh nhân
Quyết nuôi chí lớn phong trần
Thương người Li Khách dấn thân hiểm nghèo“
Muốn học làm Kinh Kha vì một lời hứa với thái tử Đan mà cũng gọi là nuôi chí lớn.
Muốn học làm Kinh Kha vì một lời hứa với thái tử Đan mà cũng gọi là nuôi chí lớn.
“Mẹ ở lại ba thu mòn mỏi
Chẳng an tâm còm cõi chờ mong
Hoa sen nở rộ đầm chuông
Khuyên em hai chị tuôn dòng lệ rơi !“
Khổ này mô tả tình thương nhớ mẹ và hai người chị
Khổ này mô tả tình thương nhớ mẹ và hai người chị
“Chiều hôm trước tỉ tê trò chuyện
Nhắn nhủ hoài căn dặn thiết tha
Sáng nay trời chửa vào thu
Em trai mắt biếc nghẹn ngào khăn tay“
Thuơng nhớ em trai
Thuơng nhớ em trai
“Em bé nhỏ chia ly bịn rịn
Đi thật rồi biết đến khi nao
Bao giờ anh trở lại nhà
Mẹ sầu như chiếc lá đa cuối mùa“
Tả nỗi buồn của người mẹ khổ như thế nào khi đứa con dứt ruột ra đi không biết sống chết ra sao?
Tả nỗi buồn của người mẹ khổ như thế nào khi đứa con dứt ruột ra đi không biết sống chết ra sao?
“Khăn tay ướt đầm đià nhỏ lệ
Chị thương em hạt bụi mù xa
Em cay giọt rượu la đà
Đời say thì mấy mùa thu lá vàng“
Tả cảnh mấy chị em quyến luyến bịn rịn chia ly
Tả cảnh mấy chị em quyến luyến bịn rịn chia ly
“Gió heo hút nửa vầng trăng tỏ
Mây thu về bóng đổ thềm vương
Ngậm ngùi Li Khách vấn vương
Tiếng đời xô động chiến trường thê lương“
Nỗi lòng người lính chiến coi mạng sống như sợi lông hồng đành phải cắn răng chịu đựng gạt bỏ tình riêng.
Nỗi lòng người lính chiến coi mạng sống như sợi lông hồng đành phải cắn răng chịu đựng gạt bỏ tình riêng.
“Hoa phượng vĩ phố phường chen chúc
Tiếng ve sầu thúc giục gọi ai
Bờ ao liễu phủ u hoài
Mưa rơi tầm tã canh dài lệ chan…!“
16.2.2010
Tả tâm trạng nhớ nhà nhớ quê huơng, của tôi da diết như thế nào. Tôi và Thâm Tâm hai người lính hai tâm hồn thi sĩ trái hẳn nhau là thế đó.
Hồn Vọng Tình Quê
16.2.2010
Tả tâm trạng nhớ nhà nhớ quê huơng, của tôi da diết như thế nào. Tôi và Thâm Tâm hai người lính hai tâm hồn thi sĩ trái hẳn nhau là thế đó.
Hồn Vọng Tình Quê
tri ân Trần Thu Hà ngâm thơ
Thơ lai láng sóng dâng cuồn cuộn
Hồn mây bay lôi cuốn Hằng Nga
Lửa lòng sáng rực Ngân Hà
Thâm Tâm đắm đuối sa bà vấn vương
Trần Thị Khánh quê hương thầm gọi
Lu Hà ơi! Buốt nhói tim đau
Bụi hồng khỏa lấp vàng thau
Trái tim thi sĩ dãi dàu nắng mưa
Đất Champa hàng dừa nức nở
Bình Định sầu than thở Qui Nhơn
Thu Hà diễm lệ tủi hờn
Hoài lang dạ cổ cung đờn thơ say
Rượu cứ rót canh chày hạc lỷ
Hội Tao Đàn tri kỷ tri âm
Miền Trung công chúa âm thầm
Huyền Trân phảng phất tình thâm giống nòi
Đảo Nhơn Châu mặn mòi cá nước
Cù Lao Xanh rạo rực Đèo Mông
Hoàng hôn trăng sáng biển Đông
Thuyền ai thấp thoáng má hồng ngẩn ngơ
Đàn hải âu bơ vơ sứ sở
Mải vui chơi còn nhớ bến tình
Dạt dào khắp cả hành tinh
Xôn xao Đinh Dậu cô mình ngâm thơ!
21.1.2017 Lu Hà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét