Thứ Hai, 23 tháng 9, 2019

LỚP HỌC THẦY ĐIVOA Ở MỨC NÀO?!


“- Các trò ạ, có nguyên tắc “Người hiểu biết thì tự tin”. Người hiểu biết nghĩa là người đã học đến đầu đến đũa. Cũng mở rộng xin nói với các trò, người châu Á, trong hàng triệu người có học, khó tìm ra được một người học đến đầu đến đũa. Tại sao? Vì họ đòi học để làm quan, học để khoe mẽ, mà không học thực chất, vì thế như người xóm rách, học làu làu như cháo chảy đến thiên kinh vạn quyển cũng không làm ra nổi một chiếc đinh ốc. Chính thức về văn bản học, thời Thơ Mới xuất hiện có ít năm ở Việt Nam từ 1932 -1945 mà chất lượng thơ bằng vài ngàn năm lịch sử cộng lại. Có phải chỉ một cơn gió phương Tây thổi đến đã làm bay cả đại ngàn thơ văn cóc cáy thâm sơn cùng cốc của đám hủ nho tức cảnh sinh tình?! – Thầy Đivoa giảng.


Nhưng lớp học của chúng ta, đến hôm nay các trò đã học trọn ven 127 bài, cũng gần tương xứng với 127 vấn đề nền tảng, với những lý thuyết định hình mạch lạc về: chân lý, thước đo chân lý, nhận thức luận, hữu thể luận, tam đoạn luận, 5 khẩu quyết, rồi phép biện chứng nhào lộn truyệt đối A = Phi A… Ta đã tra từ điển, trích ngang rồi trích dọc, ít nhất tuyên bố chắc chắn với các trò rằng: lớp học của chúng ta là đặc biệt chưa từng có ở châu Á.“

-Lu Hà: Bác Paul viết chí lý. Đúng vậy người Á Đông ngày nay trừ Nhật Bản, Nam Hàn ra thì cái anh Tàu khựa hay gọi là China và anh Việt Nam còn gọi là An Nam không biết cách đọc sách theo tiêu chuẩn quốc tế. Họ không bao giờ hiểu sâu cái bản chất cốt lõi của sự vật. Ngôn ngữ chữ viết thì hoa lá cành èo uột. Hay dùng lối nói thậm xưng để tâng bốc thổi ống đu đủ như đình cao trí tuệ, chấn động giác linh, thơ ca nhạc họa quái kiệt, siêu nhân, vĩ đại, cây cổ thụ, con phượng hoàn sơ sinh v.v.... Nói năng cái gì thì cũng dấp dính nước đôi, nửa nạc nửa mỡ ai hiểu xuôi hiểu ngược đều được cả. Tha hồ mà suy luận đoán gìa đoán non .

Thích dùng từ ngữ đao to búa lớn khó hiểu dời dạc trong một câu, một đoạn văn ngắn. Viết cái gì cũng dài dằng dặc, mà trình độ cực kỳ kém cỏi mà cứ tham lam viết dài để làm khổ người đọc. Còn in thành giáo trình bắt học sinh phải học thuộc lòng những thứ nhảm nhí vô nghĩa đó mà cứ dương dương tự đắc bài của giáo sư này học gỉa kia đã từng thụ giáo ở trường Gorki, Hoàng Phố, Bắc Kinh gì đó. Thật là uế xú tức cười.

Tớ thích nhất câu mà bác Paul trích dẫn từ phương ngôn La Tinh:
“Sự đồng tình của những kẻ thông thái là bằng chứng của chân lý!”
Đúng vậy chỉ những ai đã đạt tới cảnh giới tâm linh cao họ sẽ thông cảm ngưỡng mộ trân trọng qúy mến nhau. Vì những gì anh viết ra cũng từ lâu ấp ủ trong lòng tôi. Mọi ngả đường thánh thiện sẽ cùng về Roma.

Hai người thông thái gặp nhau muốn nói điều gì cần bàn thì viết ra mảnh giấy trao cho nhau thì sẽ ngạc nhiên về sự trùng hợp kỳ lạ của tư duy. Vì chân lý và sự thật chỉ có một. Còn không phải là thông thái chỉ là những loại người ba lăng nhăng, nhưng hãnh tiến tự cao tự đại hiếu thắng hay thích dùng những chữ nhận thức quan điểm khác nhau đẻ ngụy biện cho cái dốt nát tăm tối ngu lâu, ngu dai ngu bền, ngu khốn khổ khốn nạn của mình.

Tất nhiên khi tranh luận anh có quyền phản biện, nhưng phải từ cái tâm cầu thị tiến bộ. Nếu mình đuối lý phải biết phục thiện mà học tập người ta. Không thể cãi chày cãi cố bằng đủ mọi cách giành phần thắng. Không thắng nổi thì điên khùng bới móc tỉa tót người ta. Người ta vốn dĩ là kẻ chính trực, mà người chính trực thì hay nói thẳng mắng thẳng vì thấy tâm dịa của người đối thoại bỉ ổi lưu manh luơn lẹo thì người ta nóng lên chủi tục, thì muợn gió bẻ măng la lối mày vô học không lịch sự. Tao mới là người có học tao lúc nào cũng lỳ lợm nhăn nhở nhã nhặn lịch sự. Tao không thích nói tục tao chỉ thích vô liêm sỉ lỳ lợm nhăn nhở nhe răng cười miễn là lắm đô la và bổng lộc xôi thịt.

Bác Paul trích dẫn câu này hay qúa. Nhưng ý nghĩa xâu xa của nó chắc mấy người hiểu tường tận. Lời dạy của Socrate: “Nếu bạn đồng ý với tôi, bạn đừng xấu hổ, bạn chỉ đồng ý với chân lý mà tôi đã nhân danh.”

Người đời thuờng có thói phân loại đẳng cấp kẻ phát ngôn. Họ không chú trọng đến giá trị thực của ngôn từ. Một kẻ phát biểu một cậu đại ngu xuẩn dốt nát dưới chỉ số I Q của người tầm thường nhưng người đó lạị là một vị tổng trưởng tổng thống đảng trưởng thì lại được số đông tán thưởng hồ hởi ca tụng.

Lý Tư và Triệu Cao âm mưu giết Phù Tô vì vị tướng được yêu thích bởi Phù Tô là Mông Điềm, người mà họ không thích. Họ đã sợ rằng nếu Phù Tô được lên ngôi, họ sẽ bị mất quyền lực . vì vậy nên Triệu Cao bèn cùng Lý Tư âm mưu phá hủy bức thư của Thủy Hoàng gửi cho công tử Phù Tô (con cả của Thủy Hoàng), đặt ra chuyện thừa tướng Lý Tư đã nhận được tờ chiếu của Thủy Hoàng ở Sa Khâu trước khi chết bảo lập Hồ Hợi làm thái tử; sau đó lại làm một bức thư khác gửi cho công tử Phù Tô và tướng Mông Điềm kể tội hai người, ra lệnh cho hai người phải chết.

Công tử Phù Tô vì một lòng trung hiếu nên đọc thư xong bèn tự vẫn, Mông Điềm thì nghi ngờ không chịu chết, bị bắt mang về giam ở Dương Châu.

Hồ Hợi bèn lên nối ngôi, tức là Nhị Thế hoàng đế , năm ấy y 21 tuổi.
Triệu Cao muốn làm phản nhưng sợ quần thần không nghe, nên trước tiên phải thử. Cao dâng Nhị Thế một con hươu và bảo rằng đó là con ngựa . Nhị Thế cười nói:
Thừa tướng lầm đấy chứ! Sao lại gọi con hươu là con ngựa?

Nhị Thế hỏi các quan xung quanh. Những người xung quanh im lặng, có người nói là "ngựa" để vừa lòng Triệu Cao, cũng có người nói là "hươu". Nhị Thế thấy vậy cả kinh, tự cho là mình loạn óc, bèn cho giết những người gọi hươu là hươu.

Vậy ý của Socrate bạn đồng ý với tôi là đồng ý với chân lý và sự thật. Chứ bạn đừng xấu hổ vì tôi chả có vai vế thế lực gì trong xã hội. Một kẻ nói láo như Triệu Cao dám trắng trợn bảo hươu là ngựa mà nhiều kẻ a dua nịnh bợ hèn mọn cũng phụ họa đó là loại người bất chấp cả luơng tâm liêm sỉ, nhân cách làm người.

Bác Paul trích dẫn câu nói của Nietzsche cũng rất hay: “Ta thà chết trong miệng sư tử còn hơn để hàng vạn côn trùng rúc ráy ngứa ngáy thân mình!”

Vậy tớ xin bàn rộng thêm ra nhé. Vậy chết trong miệng sư tử là cái chết vinh quang hơn là chết trong hàng vạn con côn trùng đục khoét thối rửa thân thể mình. Ngày xưa có những người say mê môn võ học múa kiếm. Bao giờ cũng tìm những đối thủ tuyệt đỉnh để thi đấu. Họ không bao giờ thi đấu với loại kiếm thuật hạ đẳng. Trong trường văn trận bút cũng vậy người giỏi lý luận Mác nhất là ông Nguyễn Phú Trọng, ông Tô Huy Rứa, hay các giáo sư tự nhận là giỏi nhất, giảng dạy trường Mác Lê cao cấp gì đó, có dám công khai tranh luận triết học với bác Paul trên đài truyền hình không? Bậc thày của cái đám học trò tiểu yêu dư luận viên cũng thụt vòi lại mà mấy con bọ gậy cung quăng nhảy vào chiếu xới quan điểm thế này lập tường thế kia, chuyên hỏi móc hỏi xỏ xiên không có tính ham học và phục thiện có phải là lố bịch không?

Ví dụ ai đó làm một bài thơ, bài văn có hàng triệu hàng vạn dư luận viên like, hàng triệu những cái đầu gà đầu tôm like không có nghĩa là bài thơ bài văn đó có gía trị. Một bài thơ bài văn đó không cần hàng triệu cái like của tụi đầu gà đầu tôm like mà chỉ cần cái like và lời động viện của vài ba vị thông thái là đủ có gía trị thực sự như câu châm ngôn La Tinh: "Sự đồng tình của những kẻ thông thái là bằng chứng của chân lý!”

À còn tiêu đề tiểu thuyết cập nhật Facebook: "THẦY ĐI-VOA DẠY BIỆN CHỨNG PHÁP CHO XỨ VỊT GÀ " chỉ là lối nói tượng trưng khôi hài giống như truyện ngụ ngôn của ông La Fontaine gọi là Fabeln. Trong đó có khoảng 320 bài văn viết theo lối ngẫu biền, ông cũng gieo vần như thơ, chuyên lấy đồ vật xung quanh hay các loài chim muông thú vật côn trùng làm đối tượng miêu tả rất hóm hỉnh khôi hài ám chỉ cho đời sống xã hội loài người. Không thể hiểu nông cạn là bác Paul có ý chê bai mọi người là vịt gà chả biết gì. Bác dùng những con vật rất bình thường xung quanh ta để miêu tả cốt truyện cho cuốn tiểu thuyết mini này.

Ngày xưa ông Tô Hoài cũng học La Fontaine và viết truyện Dế mèn phiêu lưu ký. Đọc rất hóm hỉnh thú vị.

19.7.2017 Lu Hà

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét