Tài Mệnh Tương Đố
“Video 16“
Sau một chầu văn chương thơ phú quần thảo nhau, chàng Kim
Trọng khen ngợi tài phun châu nhả ngọc của nàng Vương Thúy Kiều hết lời. Nói
như bây giờ thời văn minh hiện đại thì ta bảo: anh chàng này khéo nịnh đầm.
Chàng Kim Trọng đã thấy trong người mình nóng bỏng rạo rực lên cơn say men tình,
chân tay chấp chới quờ quặng. Cả một lò lửa ái tình rừng rực của nàng Kiều bốc
cháy lên đến ngàn độ, mà chàng Kim Trọng lại bê cả một đống rơm khô bao ngày
tương tư khắc khoải thầm yêu trộm nhớ thì làm sao mà chịu nổi kia chứ? Chàng
Kim Trọng có ý mì ăn liền, phở bò tái cần tây bốc khói hương thơm nghi ngút mà
thèm nhỏ dãi ra, lại thêm mùi gia vị hương cải rau răm mới tính chuyện gạo nấu
thành cơm, sau này muốn ra sao thì sao? Chàng sợ lỡ mất cơ hội đưa Kiều sang
sông, lỡ mất chuyến đò ngang. Nhưng Kiều rất tỉnh táo mà khuyên chàng ngày dài
tháng rộng kìm nén cơn thèm khát dục vọng lại vì cả hai ta đều là con nhà gia
giáo.
“Mùi hương cải rau răm tính chuyện
Sợ lần khân lỡ chuyến đò chăng
Thúy Kiều non nỉ xích thằng
Ngày dài tháng rộng cung trăng vội gì
Một lời đã tương tri hồ điệp
Để ngàn thu hồng diệp hương thơm
Bướm vàng quen thói bờm xơm
Cửa lò lửa cháy củi rơm thẹn thùng
Thuyền đóng ván thủy chung ân ái
Gái có chồng thơ dại xuân thì
Chớ nên nguyệt nọ hoa kia
Dở dang lầm lỡ khắc bia miệng đời“
Kim Trọng là bậc văn nhân quân tử đọc nhiều sách thánh hiền
đã hiểu ra lời Kiều nói thật là phải lẽ và chàng đề nghị Kiều gảy đàn cho chàng
nghe để làm dịu bớt cơn men say đang cuồng loạn trong người chàng, làm khổ cái
thân ngũ đại của chàng. Chàng Kim cũng sợ quá đà mà làm hỏng hết mọi chuyện,
gây ra những tổn thất tâm lý tinh thần cho người mình yêu chỉ mới chừng có 16 hay 17 tuổi. Như
cụ Nguyễn Du nói tuần cập kê, ngày nay gọi là gái vị thành niên.
“Nghe Kiều nói những lời tâm huyết
Sóng tình càng da diết yêu ly
Sinh thôi không dám nằn nỳ
Vuốt ve âu yếm nhung y phím đàn
Kiều đứng dậy nồng nàn ánh mắt
Nghề mọn này dìu dặt ngũ âm
Dây văn dây vũ mừng thầm
Nhỏ to réo rắt ầm ầm cung thương“
Âm nhạc cổ truyền cả bên Tàu lẫn Việt Nam gồm 5 loại âm điệu
gọi là ngũ âm. Sắp xếp thành: Cung, Thương, Giốc, Chuỷ, và Vũ.
Theo nguyên lý ngũ hành trong vũ trụ liên quan các âm giai
đều gắn liền với một hệ thống hoạt động bên trong thân thể người.
Ngũ hành là kim mộc thủy hỏa thổ. Trong nhà Phật gọi là
ngũ đại tạo nên thân thể con người. Phật dạy thân xác con người chỉ là túi da
nhơ nháp ô uê, chứa cái phần tinh túy nhất giác linh hay hồn vía.Người ta chết
đi hồn lìa khỏi xác. Xác sẽ thối rữa trở về với cát bụi.
Âm điệu của dây Thương là nặng nề, giống kim khí, không dễ
bị bẻ cong. Loại âm nhạc này ảnh hưởng đến phổi. Nếu nghe thường xuyên thì người
ta sẽ trở nên chính trực và can đảm. Dây Giốc thì chào mừng mùa xuân tới và
đánh thức mọi đời sống trỗi dậy sảng khoái tinh thần phấn chấn. Loại âm nhạc
này ảnh hưởng tới gan. Nghe nó thì người ta sẽ trở nên lương thiện và hài hòa . Dây Chủy làm chủ là rất sôi nổi về
tình cảm, giống như hỏa. Nó ảnh hưởng đến tim, khiến cho người nghe nó trở nên
rộng lượng. Dây Vũ làm chủ là u sầu, giống như nước chảy êm đềm suối reo róc
rách. Nó ảnh hưởng đến thận. Lắng nghe những âm điệu này làm cho người ta cảm
thấy đầu óc quân bình và nhẹ nhàng, buồn nhưng không đau khổ, vừa ý nhưng không
quá mức.
“Khúc Hán Sở chiến trường sắt thép
Lưu Bị thời bán dép chiếu manh
Chu Du khói lửa tan tành
Tử Long múa giáo tranh dành Trung Nguyên“
Hán Sở tranh hùng, Lưu Bang và Hạng Vũ cũng như tổ tiên của
họ vốn là thần dân cũ của nước Sở giai đoạn cuối thời chiến quốc. Cuối cùng Lưu
Bang ranh manh hơn đã biết trọng dụng tam kiệt Hàn Tín, Trương Tử Phòng và Tiêu
Hà đánh bại Sở Bá Vương Hạng Vũ kiêu ngạo anh hùng mà lập ra nhà Hán. Lưu Bị vốn
dĩ chỉ là người bán dép dệt chiếu tự nhận là tôn thất nhà Hán biết trọng dụng
mưu sĩ Gia Cát Lượng mà lập ra nhà Tây Thục. Chu Du đại đô đốc thủy quân Đông
Ngô, vì nghe lời xúc xiểm của Gia Cát Lượng mà nổi khùng lên đốt cháy các chiến
thuyền của Tào Tháo, tiêu diệt sạch 70 vạn quân Tào trong trận Xích Bích.
“Khúc Tào Tháo thuyền quyên thục nữ
Phụng nghi đình Lã Bố quân oai
Phụng cầu Tư Mã u hoài
Chiêu Quân nhớ chúa nguôi ngoai tấc lòng“
Tào Tháo là người đa tình lắm vợ đẹp. Cứ đánh thắng ai thì
Tháo ép tỳ thiếp hay vợ con người đó thành vợ mình. Bản thân Tháo có chứng bệnh
đau đầu dễ phiền não khổ sở vì các bà vợ hay cãi vã nhau. Thời gian dàn xếp đám
đàn bà trong nhà hòa thuận cũng làm Tháo mệt phờ râu cáo ra.
Lã Bố là con nuôi Đổng Trác một người đẹp trai còn gọi là
Lã Phụng Tiên cưỡi ngựa xích thố xử cây thiên phương họa kích xông pha vào chỗ
trăm vạn quân như vào chỗ không người. Ba anh em nhà Lưu Quan Trương địch không
nổi. Quan Vân Trường võ nghệ cao cường như vậy lấy đầu Nhan Lương Văn Sú như
thò tay vào túi lấy đồ vật, nhưng gặp phải Lã Bố cũng vãi đái ra quần. Sau bị
liên quân Tào Tháo Lưu Bị vây đánh quân sĩ chết hết một thân trơ trọi đói lả người
ra, nên bị bắt sống. Vì anh ấy có tính phản trắc nên khi quy hàng Tào Tháo
không nhận mà bị chém đầu. Việt Nam rạp Chuông Vàng ở Hà Nội có thời diễn vở tuồng
Phụng Nghi Đình Lã Bố hí Điêu Thuyền đó.
Chiêu Quân tên chữ cuả nàng Vương Tường một cung nữ đời Hán
Nguyên Đế được phong cấp tốc công chúa và gả cho Hung Nô tức Mông Cổ ngày nay.
Khi qua biên ải vào lãnh thổ Hung Nô thường gảy khúc đàn tỳ bà tỏ lòng nhớ Chúa
nhớ quê hương.
“Dòng lưu thủy long đong số phận
Kìa Quảng Lăng lận đận Kê Khang
Hành vân lệ chảy đôi hàng
Trong như tiếng hạc mơ màng suối tiên“
Trên đồ sành sứ của Tàu, ta thường thấy vẽ 7 ông cụ già ngồi
trong rừng tre, kẻ đánh cờ, gẩy đàn, người uống rượu ngâm thơ. Đó chính là Trúc
Lâm Thất Hiền đời nhà Ngụy (Tào) và Tấn (Tư M ã). Kê Khang là một trong bảy vị
hiền này.
Kê Khang là một người
có khí tiết giàu lòng nghĩa hiệp và cũng là người có biệt tài trong các môn cầm,
kỳ, thi, họa ...
Kê Khang cũng như 6 người bạn kia đều thích an nhàn dật lạc,
say mê đạo Lão Có kẻ nói: "Ba ngày không đọc "Đạo Đức kinh" thì
miệng thấy hôi". Ông làm đến chức Trung Tán đại phu nhưng luôn luôn chê
vua Thang, vua Võ, khinh Văn Vương và Khổng Tử. Thơ của ông có giọng triết lý:
“Mục tống phi hồng,
Thủ huy ngũ huyền.
Phủ ngưỡng tự đắc,
Du tâm thái huyền”
Kê Khang làm quan một thời gian rồi từ quan đi trú ẩn, để
hưởng cảnh tiêu diêu lúc về già. Nhưng thảm thay, ông muốn tránh khỏi điều phiền
lụy ở cõi trần thì lại còn lận đận vì trần.
Treo ấn từ quan, Kê
Khang sống một cuộc đời ẩn dật, ngày ngày ngao du sơn thủy, hái thuốc, vui say
với vần thơ điệu đàn.
Bấy giờ, nhà Ngụy suy vi, Tư Mã Chiêu có ý muốn soán ngôi
nên tìm mọi cách để trừ khử những kẻ nghịch với mình. Lúc ấy ở huyện Đông Bình
có người tên Lữ An vì ngưỡng mộ danh tiếng của Kê Khang nên tìm đến ra mắt. Hai
người kết bạn tâm giao. Chẳng ngờ Lữ An có một người anh họ tên Lữ Tốn vốn là bộ
hạ thân tín của Tư Mã Chiêu, ỷ thế hoành hành, thấy vợ của Lữ An xinh lịch nên
chiếm đoạt và bắt Lữ An hạ ngục.
Vì tình bạn, Kê Khang đứng ra minh oan nhưng rồi cũng bị bọn
quyền thần bắt giam. Kê Khang vốn con rể trong tông thất nhà Ngụy tức Tào Tháo,
nên họ muốn tìm cách trừ tuyệt. Chúng lại dựng bằng chứng Kê Khang khinh thường
vua Thang, và Võ, chẳng coi Khổng Tử ra gì là có ý phản loạn nên kết án tử
hình.
Kê Khang vốn có biệt tài về đàn. Khúc "Quảng Lăng" do ông
sáng tác. Đánh lên khúc đàn nghe lưu loát, thảnh thoát như nước chảy mây bay.
Chữ Hán gọi là lưu thủy hành vân
Trong "Đoạn trường tân thanh" của cụ Nguyễn Du có
câu:
“Kê Khang này khúc Quảng Lăng,
Một rằng lưu thủy, hai rằng hành vân”
23.11.2019 Lu Hà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét