Thứ Tư, 2 tháng 9, 2020

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 96


Tài Mệnh Tương Đố
“Video 37“

Cái vẻ hào nhoáng bên ngoài của y đã chinh phục được niềm tin của Kiều. Tên Sở Khanh đã chuẩn bị sẵn một con ngựa cho Kiều. Tất nhiên Kiều không thể phi nước kiệu, nên cái gọi là ngựa truy phong chỉ là chuyện khoe khoang phét lác của ngã Sở Khanh cũng vô tác dụng. Cả hai con ngựa cũng phải lóc cóc theo nhau. Sở Khanh để Kiều đi trước,còn hắn gìm cương con ngựa truy phong đi sau. Ngựa truy phong là ngựa quý cùng top ngựa xích thố của Lã Bố sau vào tay Tào Tháo và Tháo lại tặng cho Quan Vân Trường.


“Kiều lẽo đẽo xuống lầu theo Sở
Vững lòng tin còn sợ chi ai
Xông pha tuyết nguyệt trang đài
Canh tàn khắc lậu đường dài dặm băng

Gió cuốn lá thung thăng cất bước
Trăng ngậm sương mưu chước thần sầu
Ma đưa quỷ dẫn đi đâu?
Tiếng gà eo óc qua cầu liễu mai

Tên thủ hạ giáo dài đi trước
Sở nhìn Kiều háo hức lưng ong
Đường mòn sỏi đá thong dong
Đỏ lòng xanh vỏ trông mong nỗi gì“

Sở Khanh đã trở thành cái tên quen thuộc của người Việt Nam chỉ những tên lưu manh đểu giả, tiền hậu bất nhất, có nói không, không nói có, xanh vỏ đỏ lòng, cái gì cũng dối trá. Sở Khanh ngày xưa bị mọi người coi thường khinh bỉ, nhưng Sở Khanh ngày nay có khi lại được coi là thần tượng, một nếp sống, một phong trào tạo thành những fan cuồng nộ. Ví dụ có anh chàng Lệ Rơi hát như chó sủa mèo mửa, cứ rống lên như đấm vào tai, nhưng lên trên facebook, trên youtube có hàng trăm ngàn người like tán thưởng. Cho nên tôi đã nghi ngờ sự tráo trở của con người, những cái gì kém cỏi nhất thì thiên hạ like trên mạng Internet ?

“Bao mộng ước đền nghì mai trúc
Chốn lầu xanh hỏa ngục trần ai
Tan thành mây khói bi hài
Lao xao tiếng gọi tuyền đài thảm thương“

Trên đường chạy trốn Kiều vẫn nhớ tới Kim Trọng, thực tại thì lầu xanh là nơi hỏa ngục trần gian, trong khi đó Sở Khanh bất ngờ rẽ lối và Kiều bất ngờ hãi hùng bối rối. kiều đã bừng tỉnh mình vội vã chỉ mong muốn thoát khỏi nơi này mà nàng không xem xét con người Sở Khanh? Thì ra hắn chỉ là con mồi của mụ Tú bà để dử Kiều vào cạm bẫy. Nàng bị bắt sống và chúng mang về lầu xanh hành hạ đánh đâp dã man.

“Sở Khanh vội ghìm cương rẽ lối
Kiều một mình bối rối hãi hùng
Rợn rùng đuốc cháy tứ tung
Khuyển nhung mai phục đường cùng bó tay

Vuốt cắm đất cánh bay sao bốc
Mụ Tú bà hộc tốc tới nơi
Dây oan siết chặt kêu trời
Roi mây vùi dập tơi bời thân hoa

Kiều phủ phục nhạt nhòa thảm thiết
Cũng bởi nhờ tinh huyết mẹ cha
Thịt da tôi cũng đàn bà
Gặp cơn ngộ biến lìa nhà tới đây

Thôi đành vậy vùi thây nước đục
Chút lòng trinh rữa mục cỏ cây
Thân lươn chi quản bùn lầy
Xin đừng hạ nhục đọa đầy làm chi“

Kiều đau đớn thân thể mảnh mai liễu yếu đào tơ không trụ nổi với các ngón đòn roi của mụ Tú và nàng quyết định chịu sự sai kiến của mụ Tú, học nghề làm đĩ từ nay.


Tài Mệnh Tương Đố
“Video 38“

Kiều đã mắc mưu mụ Tú và thằng Sở Khanh. Nàng rất căm hận chúng nó, nhưng  không còn ý nghĩ tự tử mà nàng quyết phải sống để tìm cơ hội trả thù. Nói theo kiểu Tàu; quân tử trả thù mười năm cũng chưa muộn. Nàng dọa mụ Tú nếu còn đánh đập nữa thì nàng sẽ liều chết thì vốn bà để đâu? Họ Mã đã hủy hoại trinh tiết của nàng rồi, bây giờ đành phải dấn thân vào làng chơi, cam chịu cảnh tiễn người cửa trước rước người cửa sau. Sáng đưa Tống Ngọc tối chờ Tràng Khanh.

“Thân bèo bọt chim di giun dế
Phải hạ lưu đến thế hở trời
Tôi còn nuối tiếc gì đời
Quá đà liều chết vốn người để đâu?

Họ Mã đã bôi đầu cá nhớt
Lấm lòng trinh mặt thớt từ đây
Làng chơi ong bướm vui vầy
Say xưa đĩa ngọc canh chầy đầy vơi

Đón kẻ trước đưa người cửa hậu
Phận tôi đòi châu chấu kiếm ăn
Lầu xanh cửa rộng chứa chan
Loan chung phượng chạ nồng nàn lả lơi“

Mụ Tú nghe vậy nàng nói vậy mà mừng rỡ vô cùng, vì con mồi đã chịu phục tòng mụ và lập ngay giao kèo có nàng Mã Kiều là một kỹ nữ bên cạnh Thúy Kiều làm chứng. Mã Kiều cũng là một cô gái tốt đã săn sóc bôi thuốc cho Thúy Kiều và là người bạn luôn an ủi động viên Thúy Kiều hãy ráng sống vì mẹ cha và gia đình ở Bắc Kinh. Nhưng thật đáng tiếc cả tôi và cụ Nguyễn Du trong đoạn trả ân báo oán khi Thúy Kiều là đệ nhất phu nhân bên cạnh đại vương Từ Hải lại thiếu Mã Kiều. Mã Kiều đã kể cho Thúy Kiều biết rõ bộ mặt thật bản chất lưu manh của tên Sở Khanh đã khét tiếng lầu xanh. Vì Kiều mới tới nên không biết rõ đấy thôi.

“Mụ vội vã ghi lời bảo chứng
Lập giao kèo hí hửng Mã Kiều
Nhặt khoan kể cũng lắm chiêu
Dỗ dành xoa thuốc bóng chiều hoàng hôn

Phải tay bợm bán buôn son phấn
Thủ đoạn hèn tàn nhẫn lầu xanh
Bạc tình khét tiếng Sở Khanh
Dập vùi đày đọa bao cành phù dung

Phường giá áo mánh mung lập kế
Dưới trướng bà bắt dế thả cò
Đà đao quen thói giả đò
Túi cơm nhét miệng thăm dò nông sâu

Ba mươi lạng ruồi bâu thơn thớt
Nhớt tanh tao lả lướt vào ra
Đàn ca mưu chước ranh ma
Ngọt ngào âu yếm thiết tha mặn nồng

Du gối hạc loan bồng phượng bế
Ngửa lòng xuân thỏ thẻ ái ân
Mây mưa đủ kiểu xoay vần
Chán chê ruồng rẫy rã thân mận đào“

Nhờ có Thu Hà ngâm thơ, khi viết bài bình giảng này tôi mới sực nhớ ra nàng Mã Kiều nên tôi lập tức sửa ngay hai chữ trong đoạn đền ơn báo oán.

“Lệnh tiễn truyền giữ êm họ Thúc
Đàn hạch gì hạ nhục chưa nên
Mụ quản gia vãi Giác Duyên
Mã Kiều lệnh tiễn trước tiên rước mời“

Lúc trước là:
“Lệnh tiễn truyền giữ êm họ Thúc
Đàn hạch gì hạ nhục chưa nên
Mụ quản gia vãi Giác Duyên
Cũng sai lệnh tiễn trước tiên rước mời“

Vậy chỉ cần bỏ hai chữ “cũng sai“ đi thay vaò đó chữ “ Mã Kiều“ là ổn.
Không thể để Mã Kiều giống như như chuyện Giới Tử Thôi đời Xuân Thu. Tất nhiên công lao Mã Kiều cũng không thể so sánh bằng được mụ Quản Gia và sư cô Vãi Giác Duyên nhưng cũng không nên bỏ qua.

 Tấn Văn Công nước Tấn, gặp loạn phải bỏ nước lang thang, nay ở nước Tề, mai dạt đến nước Sở. May thay có một người hiền sĩ tên là Giới Tử Thôi, theo vua giúp đỡ mưu kế. Một hôm, trên đường lánh nạn, lương thực cạn, Giới Tử Thôi phải lén cắt một miếng thịt đùi mình nấu lên dâng vua. Vua ăn xong hỏi ra mới biết, đem lòng cám kích vô cùng. Giới Tử Thôi theo phò Tấn Văn Công trong mười chín năm trời, cùng nhau trải nếm bao nhiêu gian truân nguy hiểm. Về sau, Tấn Văn Công giành lại được ngôi báu trở về làm vua nước Tấn, phong thưởng rất hậu cho những người có công trong khi lưu vong, nhưng lại quên Giới Tử Thôi. Giới Tử Thôi cũng không oán giận gì, nghĩ mình làm được việc gì, cũng là cái nghĩa vụ của mình, cũng không cần phải đền ơn trả nghĩa. Vì vậy họ Giới đưa mẹ vào núi Điền Sơn ở ẩn. Về sau có người nhắc nhở Tấn văn Công mới nhớ ra, cho người đi tìm. Giới Tử Thôi không chịu rời Điền Sơn ra lĩnh thưởng. Tấn Văn Công hạ lệnh đốt rừng, ý muốn thúc ép Giới Tử Thôi phải ra, nhưng ông nhất định không chịu tuân mệnh, rốt cục cả hai mẹ con ông đều chết cháy. Vua thương xót, lập miếu thờ và hạ lệnh trong dân gian phải kiêng đốt lửa ba ngày, chỉ ăn đồ ăn nguội đã nấu sẵn để tưởng niệm từ mồng 3 tháng 3 đến mồng 5 tháng 3 âm lịch hàng năm.

1.12.2019 Lu Hà



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét