Chủ Nhật, 30 tháng 10, 2016

Vài Ý Kiến Nhỏ Về Bài Báo " Cái Quan Luận Định" Của Huy Phương

Người xưa có câu “Cái quan luận định” là khi người chết, đậy nắp quan tài rồi thì lời khen chê, luận công tội mới chính xác, nhưng cũng có câu “nghĩa tử là nghĩa tận” chết là hết, mọi sự thù hận nên bỏ qua, tương tự như một thành ngữ Pháp: “Laissez les morts tranquille” là hãy để yên người đã chết, nghĩa là không nói đến nữa!


Tôi thấy cả bài viết cuả Huy Phương rất chân thành thực lòng. Vưà đưa ra một thuận đề và phản đề bởi hai câu: Cái Quan Luận Định và Nghiã Tử Là Nghiã Tận. Tác giả có tấm lòng ưu ái với Phạm Duy và cả những thất vọng về ông như cứ tự lòng mình giãi bày ra như vậy là tốt.

Thực ra ý kiến cuả tác giả cũng có nhiều ý hợp tôi và cũng có ý chẳng hợp tí nào. Ví dụ như câu: Cái quan luận  định với trường hợp Phạm Duy là chính đáng. Còn câu: Nghiã tử là nghiã tận  chỉ đúng riêng với cá nhân tác giả hay ai đó có ân oán với Phạm Duy. Còn với tôi hay với hàng triệu đồng bào Việt Nam thì có cái quái gì mà nghiã tử là nghiã tận với ông Phạm Duy? Nhưng tôi im lặng và thấy chẳng cần thiết bàn luận gì nhiều. Bản thân tôi không có hứng thú lắm về âm nhạc và thể thao.Tính nết tôi không giống số đông nhưng tôi hay đọc các sách tinh hoa cổ học, các điển tích và thích làm thơ. Vì thơ có liên quan đến âm nhạc nên thỉnh thoảng tôi cũng nghe cô ca sĩ nào hát, hứng lên thì cảm tác thành thơ. Thú thật tuổi tôi đã là ngũ thập nhi tri thiên mệnh mà một hai năm gần đây tôi mới biết ở Việt Nam có anh chàng Trịnh Công Sơn nhạc sĩ và hai ba tuần nay là ông Phạm Duy.

Nhờ có mạng Internet mà tôi được đọc những thông tin về Trịnh Công Sơn, thiên hạ rầm rộ nhiều người ca ngợi là thiên tài âm nhạc, người thì bảo là chó săn mật vụ cộng sản gián điệp hai ba mang. Một thằng đểu tiền hậu bất nhất bội thày phản bạn, lưu manh thớ lợ, hãm tài đạo nhạc. Từ lý do đó mà tôi buộc phải dày công nghe hết tất cả bản nhạc cuả Trịnh, đọc từng bài văn, bài thơ, tâm bút cuả họ Trịnh. Tôi mới khám phá ra rằng: Trịnh là tên lưu manh bất tài thật, nhạc thơ ú ớ tối nghiã nặng tính chất tuyên truyền và từng bài hát cuả Trịnh tôi đều làm thơ nhạo báng lại. Kể cả những bài hát nổi tiếng như Diễm Xưa, Từ Cõi Đi Về gì đó, tôi cũng sổ toẹt vì vô nghiã chẳng có tình cảm chân thực quái gì. Tôi coi Trịnh như đưá trẻ con 15, 16 tuổi mặc dù ông trên 60 tuổi thì chết. Tôi vẫn hay gọi là cu Trịnh kể ra hơi mất lịch sự một chút. Nhưng với một gã mật vụ vô lương tâm và tri thức nghèo nàn như một đưá trẻ con gọi cu cũng phải. Đó là nỗi lòng suy nghĩ thật tình cuả tôi.

Tôi đã cảm tác 390 bài thơ về anh chàng nhạc sĩ thổi kèn đám ma này. Tôi lùng sục trên mạng mới thấy có khoảng 133 bài hát thôi mà các fun đã sưu tầm. Còn con số 400 hay 500 gì đó là miệng lưỡi không xương cuả người đời. Hỏi những người hâm mộ Trịnh coi như là thiên thần cuả âm nhạc, khi nghe tin Trịnh chết sẵn sàng cắn lưỡi tự tử có sưu tầm đủ con số 140 hay 150 bài hát cuả Trịnh chưa? Hay vẫn chỉ trên dưới con số 133 bài thôi. Đến thế kỷ nào mới sưu tầm đủ con số 400 hay 500 bài hở giời? Phạm Duy đã có công trình nào công bố con số 1000 bài  hát chưa? Internet tự do, con cháu ông Phạm ở Mỹ là đất tự do đã công bố theo số thứ tự vần A, B, C .... đủ con số 1000 bài hát chưa?

Những cái gì chỉ giả tưởng thì nên nói là giả tưởng, hay là tôi nghe người ta nói như vậy thì viết rõ tôi chỉ nghe người ta nói như vậy, nghe đồn như vậy từ quán nước viả hè, nhưng thực tế tận mắt tôi chưa từng thấy,từng đọc. Theo tôi đã viết cái gì phải rành mạch rõ ràng có lớp lang thứ tự hẳn hoi.

Trường hợp Cụ Phạm Duy mấy tuần nay tôi cũng quan tâm nghe nhạc khoảng 20 bài và xem các băng clip. Tôi rửng rưng lạnh lùng chả có ấn tượng gì? Hay tôi mới nghe lần đầu nên chưa thấm chưa đủ thú cảm?  Âm nhạc nói chung thỉnh thoảng cũng nghe đấy như mấy ngày nay nghe các cô như Cathy Nguyệt Hằng, Hoài Trang Vũ, Thanh Ngân, Ánh Minh, vân vân và vân vân. Nhưng tôi không chỉ nghe để mà nghe như gió thoảng mây trôi, tôi hay có thú cảm tác thành thơ để làm kỷ niệm. Bài hát cuả Phạm Duy " Em Tan Trường Về " cũng rất hay, định cảm tác thành thơ, nhưng lòng tôi lạnh lùng rửng rưng với cụ Phạm Duy nên tôi bỏ qua. Tôi chỉ chú ý đến các cô kiều nữ hiện đang hát trên mạng những bài hát cuả nhạc sĩ A, B, C gì đó thì tôi lại rơm rớm nuớc mắt,  tôi lại khoái vì nó du dương hợp với tâm trạng và những đoạn đời quá khứ cuả tôi, đôi khi tìm thấy dấu ấn kỷ niệm xa xăm cuả mình trong đó và tôi cảm tác thành thơ liền.

Trích:"Phạm Duy là khuôn mặt của công chúng, có yêu thì có ghét, hay vì quá yêu nên quá ghét, là thần tượng, khi thần tượng sụp đổ, thì người hâm mộ thất vọng, tưởng có thể tự sát hay chết theo thần tượng. Cũng có khi vì quá yêu, người ta sẵn sàng giết chết thần tượng của mình để giữ độc tôn sở hữu, hay như Chapman, người đã bắn vào ca sĩ nhạc Rock John Lennon 5 phát súng, đã khai rằng hắn muốn giết John Lennon để được nổi tiếng. Số người tự tử sau cái chết của Michael Jackson ước tính đã lên tới 12 người."

Về hiện tượng này tôi cũng muốn bàn qua. Chúng ta đang sống trong một thời đại tiêu thụ và sản xuất hàng hoá. Con người càng ngày cảm thấy mình thưà thãi vô bổ, ngoài công việc để kiếm tiền ra anh ta chẳng còn cảm thấy cuộc đời này thi vị ý nghiã gì nưã. Hình như mọi sản phẩm công nghiệp đã choáng hết chỗ cho cảm xúc tư duy cuả anh ta rồi. Có máy điện thoại gọi ới  một cái là có tiếng bạn bên kia đầu dây trả lời, có máy vi tính thay anh nhớ hết đủ mọi điều, có những hình mẫu cao xu thay cho những cô gái để anh thoả mãn dục tính. Vì vậy tình yêu giưã người với người cũng trở thành thưà thãi vô bổ, lòng chung thủy. Lối sống vật chất ích kỷ làm tình phụ tử mẫu tử không còn thiêng liêng nưã. Con người trở nên cô đơn thiếu sáng tạo. Vậy anh sẽ làm gì sau 8 tiếng đi làm về? Uống rượu và nghe nhạc? John Lennon và Michael Jackson trở thần linh, thần tượng như Thiên Chuá cho cái tâm hồn nghèo nàn ghẻ lở bệnh tật cuả anh ta. Anh ta cứ nghe nhạc ngày qua ngày tháng qua tháng trở thành nghiện mặc dù ý những bài hát đó chẳng có ý nghiã quái gì. Còn tôi thấy anh chàng da đen nưả người nưả ma Michael Jackson nhảy nhót ôm cái con C... cuả mình tôi đã cảm thấy khinh bỉ và tởm lợm. Cái mà tôi khinh bỉ và tởm lợm nhưng đối với hàng triệu người trên trái đất này lại là điều thiêng liêng trân trọng ngưỡng mộ tôn thờ vô cùng. Có thểtâm hồn họ trống rỗng, bản năng hèn mọn, sùng bái cá nhân quá mức đã biến nhiều người mất hết  cả lý trí phẩm giá và lòng tự trọng, nhân cách kém cỏi  xuống cấp tầm thường đến mức cúi gầm mặt xuống để hôn chỗ ngồi cuả thần tượng âm nhạc mà mình thích. Tức là tự biến mình trở thành nô lệ cho dục vọng công nghiệp. Nói như vậy không có nghiã những ai say nhạc cuả anh chàng da đen tự lột da này là nhân cách kém cỏi cả, họ có thể là những nhà văn nhà thơ, ca nhạc sĩ trứ danh họ tìm thấy cái hay cái nghệ thuật cuả Michael Jackson theo trình độ cảm thụ uyên thâm cuả họ. Còn riêng cá nhân tôi có thể xếp vào thiểu số thì lại cảm thấy anh chàng da đen như một ngã khùng, anh ta là một thứ hàng hoá, một sản phẩm công nghiệp, một người loại máy biết muá hát nhảy muá. Có thể tôi không hiểu tiếng Mỹ nên không thấy được cái hay .Nhưng tôi nghe nhạc anh chàng này như cảm thấy như mình bị tra tấn bởi những tiếng chát trình đinh tai nhức óc, và mắt tôi bị loá lên bởi ánh đàn chớo chớp loạn xị và một người chẳng ra người cổ quái kỳ dị khật khưỡng cầm C... dật dật điên loạn.

Người như vậy mà có tới 12 người tự tử chết theo? Theo tôi chưa chắc đã phải là hâm mộ âm nhạc quái gì? Đó là một hiện tượng bệnh lý, những người này cảm thấy họ bị cô đơn, bị bỏ rơi, cuộc đời họ trở nên thưà thãi vô bổ. Họ là một sản phẩm công nghiệp. Họ cần Michael Jackson cũng là một sản phẩm công nghiệp để mua vui cho tâm hồn trống trải vô vị mà thôi.

Tôi là một người đàn ông rất đàn ông, nên tôi thích những cô gái thướt tha kiều diễm, dù cho cô có khoả thân tôi cũng thích nhìn mà không thấy có cảm giác buồn nôn khi nhìn anh chàng mặt như mặt quỷ dã tràng trắng bệch loang lổ mũi hin nhợt nhạt cuả Michael khi ông ôm C nhảy cỡn lên như lên cơn động kinh sài giật...Lúc nào cũng cái khăn che mặt một anh chàng đồng bóng. Tôi hỏi tại sao cứ che mặt như vậy? Anh ta sợ bụi, sợ bệnh tật, sợ nhiễm trùng, sợ chết muốn sống lâu như Tần Thủy Hoàng? Nhưng cuối cùng định mệnh lại muốn anh ta cũng như Tần Thủy Hoàng đều phải chết non cả. Tôi chưa từng thấy một người xấu trai ghê tởm như mặt Michael Jackson. Với trí tưởng tượng cuả tôi mặt anh ta giống như mặt quỷ sứ. Cảm giác này tôi cũng có khi nhìn mặt ông Hoàng Phủ Ngọc Tường. Mặt ông ta nát bét đỏ lòm như một cục tiết canh chó sao mà nó ghê ghê thế nào ấy.

Chúng ta đang sống trong một thời đại "Ném Bỏ" như người Đức gọi là Wegwerfen? Ném bỏ cái gì, ném bỏ những cái cũ để thay cái mới. Con người tạo ra sản phẩm công nghiệp và tự nó cũng chính là sản phẩm cuả nền công nghiệp hoá. Con gái tôi cứ đi làm kiếm tiền lương nó cao hơn tôi, nhưng tôi thấy nó  sống không vô tư và hạnh phúc như tôi. Hai ba tháng lại một đôi dày, tuần trước mua một bộ quần áo rồi mặc vài buổi lại chê và mua bộ khác, cứ chất đống  ùn lên, lúc nào cũng kêu thiếu tiền sống khổ sống sở vì tiền. Cha mẹ sinh con trời sinh tính có giảng giải cái hiền triết cao siêu thì cũng như đàn gảy tai trâu mà thôi. Thôi thì mặc kệ  mình cứ sống bình dị và chẳng làm điều gì để lương tâm mình phải phiền não là được rồi, không rượu không chè, suốt ngày chỉ trầm ngâm đọc sách và làm thơ tặng đời.

Công bằng mà nói bài viết cuả Huy Phương rất hay, tôi thích đọc những bài như vậy, hay cuả Doanh Châu cũng tuyệt vời. Đọc để hiểu để suy ngẫm và lấy đó làm bài học kinh nghiệm cho chính bản thân mình. Bồi bổ kiến thức tri thức cuộc sống cho riêng mình. Nếu viết lách được gì cho thế hệ trẻ và cho tương lai con cháu chúng ta, để có được nhận thức đúng đắn thiết tưởng cũng quý lắm chứ? Bổn phận mình là kẻ sĩ, biết được cái gì, hiểu được cái gì thì phải nên viết ra. Chứ cứ ngậm miệng lại chỉ để mình ta tự cảm thấy mình khôn hơn người, thông thái hơn người thì thử hỏi có ích gì? Chứ đừng bảo những cái đó tao biết tỏng ra rồi, nhưng tao khiêm tốn không thèm viết ra mà thôi. Thằng ấy nó muốn khoe khoang học thức để dạy đời đó mà. Nếu không viết ra được và tự nhủ lòng mình là vì đức tính khiêm tốn cao thượng. Vậy thì để bọn bút nô, văn nô nó sẽ viết hộ cho mình đọc vậy là quý hoá rồi sao ? Những ý kiến tranh luận với Huy Phương cũng rất qúy. Sống ở đời phải có tranh luận, không thể nhất y nhì gật.Có tranh luận thì xã hội này mới khá mới tiến lên được.

Cám ơn Huy Phương,

1.2.2013 Lu Hà



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét