Thứ Hai, 15 tháng 7, 2019

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 34

Thâm Tâm viết bài thơ “Dang Dở “gồm 11 khổ tức 44 câu thể thơ 8 chữ. Còn tôi từ cái hồn thơ của Thâm Thâm chuyển dịch sang tâm hồn tôi thành bài thơ song thất lục bát cũng 11 khổ tức 44 câu. Nhưng tâm trạng khí khái hoàn toàn khác nhau, một Thâm Tâm xót xa nuối tiếc hận tình mà muốn trút hết oán thù vào đầu kẻ thù xâm lược. Thời đó là người Pháp đây? Thâm Tâm muốn làm một Kinh Kha nơi chiến địa vì thất tình mà đổ cho là số kiếp nên thà chết quách đi cho rảnh.


Còn tôi thì muốn làm một Lý Thái Bạch, hay Bạch Cư Dị. Thực lòng tôi không muốn làm Kinh Kha bán thân cho thái tử Đan vì tình bạn tri kỷ tri bỉ tri âm hay vì một khay vàng và bàn tay người ngọc. Kinh Kha không oán thù bạo chúa Tần Thủy Hoàng độc ác vô đạo đến mức vì dân vì nước mà phải liều mạng  làm thích khách mà Kinh Kha là một tay kiếm khách giang hồ trọng tín nghĩa và một lời hứa với thái tử Đan mà thôi. Thâm Tâm về lý tưởng có thể cao hơn Kinh Kha môt bậc là vì dân vì nước?

Tôi coi chuyện tình yêu đôi lứa như một sự trải nghiệm một kỷ niệm đẹp trong chặng đường đời dài dằng dặc. Tôi tự luôn tự ví mình như cái Nơm, úp con cá này không được thì úp con cá khác. Chuyện thất tình cũng có đấy nhưng coi đó là những kỷ niệm, có khi thất tình lại là cái may cho mình vì tìm được mối tình khác khang trang lộng lẫy đàng hoàng hơn? Trong cái rủi  cũng có cái may, và những cái tưởng may hóa ra là một sự đại bất hạnh.  Đời là vô thường mà.

Tôi muốn làm một cánh chim đại bàng tư do ngao du bốn biển vượt trùng dương sóng vỗ và nỗi niềm tưởng nhớ quê hương thân yêu nơi chôn nhau cắt rốn, nơi cha mẹ đã sinh ra mình. Cũng như thường lệ tôi miễn bình giảng thơ Thâm Tâm mà chỉ chuyên tâm vào việc bình giảng thơ tôi thôi. Để tạ ơn Thu Hà và các bạn thật lòng ngưỡng mộ khi nghe ngâm thơ tôi.



Cánh Chim Đại Bàng
Cảm dịch thơ Tâm Tâm: Dang Dở

Đại bàng là một loài chim săn mồi cỡ lớn thuộc bộ Ưng. Đại bàng thường làm tổ trên núi hoặc cây cao.Tổ là nơi chim cái đẻ trứng. Mỗi kì sinh nở thì chim cái sinh 2 trứng. Do chim bố mẹ chỉ có khả năng nuôi một chim non nên thường sẽ có cuộc quyết đấu giữa hai chim con. Con nào thắng sẽ được nuôi cho đến khi trưởng thành.
 Trong văn học cổ điển, truyện phân chia ra các vương quốc do các loài vật đứng đầu là truyện thường thấy. Sư tử thì thường có vai trò làm vua của các vương quốc. Tuy nhiên, việc đại bàng làm vua của các nước được tưởng tượng này thì cũng không hiếm gặp. Hay trong truyện ngụ ngôn Châu Âu, những con đại bàng thường làm vua nhiều như sư tử.  Theo tôi đại bàng biểu tượng của sức mạnh, tự do, ý chí hùng cường.

“Lời từ tạ cho tình trăng trối
Phút giây thiêng bối rối lòng anh
Nghe con chim hót trên cành
Mỉa mai duyên phận trời xanh thảm sầu“

Khổ đầu 4 câu đã phác họa về một mối tình. Thơ viết như một lời trăng trối coi như một dám phù tang tiễn đưa tình yêu về thế giới bên kia, và mình ở lại trên quán trọ trần gian cô đơn hiu quạnh này.

“Ai thương xót mái đầu tư lự
Để mơ màng thi tứ hồn mây
Tìm đâu cảm xúc ngất ngây
Đêm giông thủ thỉ vui vầy canh thâu“

Tâm trạng của thi nhân khi tình yêu chỉ còn là bóng ma ám ảnh mình.

“Anh nhớ mãi cây cầu vắt vẻo
Dìu em qua trên nẻo đường làng
Hoa xinh bướm lả dịu dàng
Ngờ đâu xa cách dở dang cung đàn…“

Nhắc lại những kỷ niệm đẹp khi đang mùa yêu nỡ rộ buớm hoa ân ái dịu dàng.

“Nụ hôn cuối chứa chan tình ái
Em nói gì tê tái lòng anh
Kiếp người sao qúa mong manh
Phù du bèo bọt công danh ích gì?

Nụ hôn cuối và những trục trặc kỹ thuật, một trắc trở, một ngăn cản biến cố nào đó có thể phải xa nhau. Trong bài thơ này, Lu Hà tôi không coi tài mệnh tương đố xung khắc nhau như cụ Nguyễn Du. Tình yêu là một định mệnh khắt khe do trời định. Mà lại cho rằng kiếp người ta mong manh do nhiều yếu tố khách quan như chế độ xã hội, lề thói tập quán, nhận thức học vấn, biểu thang giá trị v. v….

“Anh không trách điều chi ngang trái
Đội nắng mưa quan ải dặm trường
Ra đi trăm nhớ ngàn thương
Bâng khuâng ngoảnh lại môi hường thắm tươi“

Nhẹ gánh ra đi không oán than giận hờn trách móc hận thù điều chi hết

“Chúc cho em trọn đời hạnh phúc
Bên người chồng nghiêm túc nho gia
An vui cho tới tuổi gìa
Còn anh như kẻ bên rìa rừng hoang“

Thành tâm chúc phúc cho người mình yêu

“Cuộc ly biệt bàng hoàng đau khổ
Khúc ngoặt thành hầm hố vây quanh
Phân chia chiến tuyến giao tranh
Người còn kẻ mất cũng đành chịu thôi…“

Sau khi chia tay người yêu thì ra mặt trận vì nghĩa vụ quân sự, trách nhiệm công dân. Người con trai sinh phải thời loạn lạc binh đao khói lửa, không hằn thù sôi gan uống máu quân thù. Người phía bên kia chiến tuyến cũng là người, cũng có cha có mẹ, biết yêu biết ghét. Viên đạn không có mắt mà biết phân biệt kẻ hiền người dữ, người chính nghĩa kẻ phi nghĩa.
Ai trúng đạn chết thì đành phải chịu thôi.

“Lúc vắng vẻ bồi hồi ứa lệ
Biết tìm ai kể lể giãi bày
Đại bàng trăm nỗi đắng cay
Cuồng phong giang cánh chuỗi ngày lẻ loi“

Thơ tượng trưng dùng con chim đại bàng làm nỗi niềm tâm sự. Phong là gió, cuồng phong nghĩa là cơn gió mạnh giữ dội ghê sợ.
Muốn hiểu sâu thêm, xin mời các bạn đọc bài thơ:

Sóng Tình Cuồng Nộ
chuyển dịch từ thơ Mai Hoài Thu: Gần Em

Trải gió bụi tình chia đôi ngả
Bỗng nhớ em lảo đảo trăng mờ
Đêm nay lóng lánh ngàn sao
Băng cầu vượt suối chuyến đò trần gian

Hồn chẳng ngại mây ngàn gió thảm
Qua biển sầu ảm đạm khát khao
Quê hương đầm ấm thuở nào
Thanh mai trúc mã dạt dào bên tai

Từ hôm đến làng Mai thăm hỏi
Cõi xa xôi hồn gọi liêu trai
Dìu nhau về chốn thiên thai
Bõ công khó nhọc mệt nhoài em thương

Anh luống cuống trái hồng sim mọng
Mùi hương hoa còn đọng sương rơi
Cành si gốc thắm chơi vơi
Lênh đênh bồng đảo dưới trời yêu đương

Hồn khắc khoải bâng khuâng chẳng nỡ
Những phút giây cổ độ cung mê
Canh tàn chim thúc giục về
Đường xa dặm thẳm gồ ghề vực sâu

Anh quyết chí vẩn vơ sương khói
Ở bên em ân ái cho lâu
Bõ khi mưa nắng dãi dầu
Buông rèm sương muối mái đầu còn xanh

Hơi thở gấp phong phanh trời biển
Suốt canh trường hiển hiện yêu thương
Dang tay ôm trái tim hồng
Vai gày rung nhẹ mặn nồng mênh mông

Đêm trở giấc cô phòng huyền ảo
Thấy trong lòng lảo đảo khát khao
Biển tình sóng vỗ lao xao
Thuyền em căng gió cập bờ hương tê

Sóng gợn đẹp đê mê thần ảo
Thuyền tình em chan chưá cuồng phong
Nghẹn ngào hàng lệ mi cong
Chao ôi thuê thuả nỗi lòng sầu đong

Trời sắp sáng hừng đông thức dậy
Anh trở về thế giới bấy nay
Miệng còn hơi rượu nồng say
Em còn thổn thức đắng cay nửa đời....!

4.4.2010 Lu Hà


“Nhìn biển cả mặn mòi cá nước
Hạt muối đời rạo rực mùi hương
Đầm làng sen vẫn hoài thương
Dẫu lìa ngó bẻ còn vương tơ lòng“

Khổ này dễ hiểu miễn giải thích


“Kìa đỗ quyên bên dòng suối mát
Rửa hồn đau xanh ngát ve sầu
Thanh âm vang tới tận đâu
Ngẩng lên lã chã giọt ngâu trên đầu“

Đỗ quyên tức chim cuốc, điển tích là ghi là chim đỗ vũ. Đổ Vũ tức Thục Đế bên Tàu mang một tâm hồn u uất vì những sai lầm tình ái và trị vì vương quốc. Thơ mang hình ảnh tượng trưng dùng dòng nước suối trong như nước cam lồ định trong bình thanh tịnh của Phật Bà Quán Thế Âm.

“Ồ cát sĩ bể dâu nếm trải
Cánh chim bằng chẳng ngại trùng dương
Vẫy vùng đôi cánh đẫm sương
Non xanh nuớc biếc quê hương tủi hờn…!

13.1.2017 Lu Hà

Cát sĩ là thi sĩ phong sương cát bụi hồng trần. Cát sĩ không phải là Cát Xê đâu nhé, chỉ số tiền thù lao hát thuê của các cô ca sĩ.

21.2.2017 Lu Hà




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét