Mình À!
Thơ ( Ngọc Hân )
Khó ngủ canh thâu ngấn lệ dài
Âm thầm gác vắng gọi tên ai
Thương ngày biển cát cơn mưa thổi
Nhớ buổi đồi thông hạt nắng cài
Đã hết ân tình thời bím tóc
Qua rồi kỷ niệm tuổi ô môi
Từng trang nhật ký vàng tâm sự
Khó ngủ canh thâu ngấn lệ dài !
7.10.2017
-Lu Hà: Bài thơ hay qúa chừng, thơ đường mà rất chan chứa tình cảm. Hình như Ngọc Hân sinh trưởng trong miền Nam nên quen gọi tuổi ô môi? Ngoài Bắc Kỳ còn gọi là ô mai đó.
-Ngọc Hân: E người tiền giang anh
-Lu Hà: Thảo nào mà si tình vậy. Tiền Giang Hậu Giang chập chờn con cá nhảy, em thương con cá lìm kìm. Có thể Hà mỗ sẽ hoạ cấp tốc bài thơ đường của cô, nhưng chỉ xin phép họa theo vần ô mai như ngoài Bắc thôi. Không họa theo ô môi như trong Nam được không? Tôi sẽ cố gắng không dùng trùng lặp chữ cô đã viết trừ 5 vần.
-Lu Hà: Bài thơ hay qúa chừng, thơ đường mà rất chan chứa tình cảm. Hình như Ngọc Hân sinh trưởng trong miền Nam nên quen gọi tuổi ô môi? Ngoài Bắc Kỳ còn gọi là ô mai đó.
-Ngọc Hân: E người tiền giang anh
-Lu Hà: Thảo nào mà si tình vậy. Tiền Giang Hậu Giang chập chờn con cá nhảy, em thương con cá lìm kìm. Có thể Hà mỗ sẽ hoạ cấp tốc bài thơ đường của cô, nhưng chỉ xin phép họa theo vần ô mai như ngoài Bắc thôi. Không họa theo ô môi như trong Nam được không? Tôi sẽ cố gắng không dùng trùng lặp chữ cô đã viết trừ 5 vần.
Người Ơi!
Họa thơ Ngọc Hân: Mình À
Khắc khoải mưa ngâu giọt vắn dài
Cuốc kêu thảm thiết khóc tình ai
Thương hồn Thục Đế sầu thiên cổ
Nức nở Tràng Khanh mái tóc cài
Thiếu nữ dở dang cung hạc lỉ
Thuyền quyên cay đắng hạt ô mai
Thế nhân bạc bẽo kìa quân tử
Khắc khoải mưa ngâu giọt vắn dài!
7.10.2017 Lu Hà
Trời Già Cay Nghiệt
cảm hứng thơ đường của Ngọc Hân: Mình À
Đêm thâu khó ngủ khóc hoài
Đường thi thổn thức trần ai não nùng
Ngậm ngùi cho chữ thủy chung
Chim cu cúc trái chập chùng biển khơi
Thuyền ai thấp thoáng chơi vơi
Cột buồm tơi tả lệ rơi đôi hàng
Đại dương ngăn cách thiếp chàng
Loan chia thúy rẽ dở dang tình trường
Ô mai tuổi ngọc nhớ thương
Từng trang nhật ký vấn vương khối sầu
Tóc xanh sóng dữ bạc đầu
Mái hiên lã chã hạt ngâu phũ phàng
Xót xa đàn hạc mơ màng
Nửa chừng xuân gãy cành bàng ngoài sân
Cuốc kêu thảm thiết thế nhân
Hồn mây Thục Đế tủi thân phấn đào
Mình à, lạc bước ly tao
Mười hai bến nước nghẹn ngào mưa sa
Trầm luân trong cõi ta bà
Trời già cay nghiệt Hằng Nga tỏ tường...!
7.10.2017 Lu Hà
Thầm khen ngợi Ngọc Hân còn trẻ, rất thông minh, đi đúng
đường nghệ thuật tu từ thơ phú đó. Muốn trở thành thi sĩ thực thụ, tôi khuyên
các bạn trẻ Việt Nam nên học theo Ngọc Hân, không nên ăn xổi ở thì vội vã mà
làm thơ tự do ngay như nhiều người sẽ quen tay đi, mà nên cố gắng tập làm thơ
đường luật, hay dễ dàng nhất là thơ lục bát. Tôi cũng thật lòng khuyên tất cả
những ai có khả năng làm thơ hay, nên hạn chế làm thơ tự do kiểu Chế Lan Viên,
Phạm Tiến Duật v. v... đi. Họ là những con ma thơ lỗi thời làm thơ như viết khẩu
hiệu, trước năm 1945 Chế Lan Viên làm thơ khá hay cùng thời với Hàn Mạc Tử.
Ngọc Hân có một trái tim ướt át, cảm xúc dồi dào. Làm thơ
đường một thời gian sau cô nên viết các thể khác. Tôi thấy cánh phụ nữ con gái
họ hay làm 8 chữ đó. Từ thơ đường chuyển sang 7 chữ trường thiên, hay lục bát,
5 chữ, song thất lục bát cũng rất hay.
Các nhà thơ thời tiền chiến ở trong Nam thì còn khá, vẫn phát huy khí thế của tự lực văn đoàn trong hai nền đệ nhất và đệ nhị công hoà. Nhưng ở ngoài Bắc Kỳ, sau năm 1954 chỉ thích làm thơ tự do chả có lề luật gì để tuyên truyền cách mạng, cả Xuân Diệu cũng vậy. Nhưng họ luôn tự nghĩ mình là anh cả trong chiếu thơ cùng Tố Hữu. Việt Nam thích tung hứng họ báo chí truyền thanh truyền hình ca ngợi tâng bốc qúa đáng, nên có nạn thơ như văn xuôi không có vần nhan nhản. Có một cô cách đây mấy năm trên facebook, làm thơ có ý tưởng hay nhưng thơ tự do. Bài thơ này hình như hội nhà văn cho giải nhất nhì gì đó. Nhưng tôi cũng là người chấm thơ văn cho trung tâm văn hóa Lạc Việt hàng năm mở các cuộc thi thơ văn. Nếu tới tay tôi chỉ cho điểm 5 thôi theo bảng điểm 10/10. Thực lòng đọc hàng chục bài thơ tôi chỉ cho điểm 8 là cao nhất .Tôi thật lòng muốn tốt cho cô, khuyên cô nên tập làm thơ có vần, tốt nhất thơ đường. Nhưng cô này háo danh nói năng linh tinh bảo thơ là phù phiếm buồn thì viết cho vui. Nên tôi mặc kệ biết thừa là những cái đầu si măng cối đá chả nên tốn thời gian quan hệ làm gì. Người ta muốn mình khen sao không khen đại đi có mất gì của mình? Người khác có thể khen đại nhưng tôi cảm thấy mình là loại uế xú, không ra cái giống người gì cả. Nhà triết học văn sĩ Paul Nguyễn Hoàng Đức nói đùa: Là hội ấp mái, nghĩa là gà mái ấp trứng thối thì bao giờ nở ra gà con được? Người này chỉ thích khen ngợi, thích nghe lời dối trá của thiên hạ. Mà thi sĩ lại thích nghe lời dối trá thì khó chơi lắm. Rồi một đám Chí Phèo Thị Nở vô học xúi bẩy cô ta chống tôi là tôi quẳng rác làm bẩn trang nhà cô ta. Cô ta còn làm thơ nhí nhố mỉa mai tôi, nên tôi đáp trả lại bằng bài thơ tình tử tế và lặn mất tiêu. Mình thật lòng muốn người ta trở thành nữ thi sĩ thực tài có tâm hồn, nhưng người ta cóc cần tâm hồn mà chỉ cần tiếng khen.
Lu Hà rất ngưỡng mộ tâm hồn tình cảm của Ngọc Hân nên tỏ lòng động viên khuyến khích như cô làm hiện nay là đúng. Muốn trở thành thi nhân trước tiên phải qua ải thơ đường luật, hiểu niêm luật và viết một số bài hay dần dần sẽ chuyển sang thể khác. Đó là cái gốc cơ bản phải có. Lâu lắm Lu Hà không thích làm thơ đường nhưng ai làm hay cũng họa lại như cô Ngọc Hân đây chẳng hạn.
Nữ sĩ Giang Hoa, Nguyễn Kim cũng là một cao thủ đường thi đó. Cách đây khoảng 14 hay 15 năm Lu Hà làm thơ đường còn kém xa Ngọc Hân bây giờ rất nhiều. Nhưng cũng gửi hơn chục bài thơ tới Thày Thích Nguyên Tạng ở Úc và giáo sư Vũ Ký ở Bỉ. Cả hai vị điều phấn khởi. Giáo sư Vũ Ký tặng cuốn nghệ thuật đọc và viết văn, khuyên Lu Hà cố gắng học hỏi vì nhìn vào thiên hướng, thiên tự sẽ rất có triển vọng, thời gian ngắn sau ông qua đời. Ông là giáo chức thời miền Nam cộng hoà , từng chánh chủ khảo hội đồng văn chuơng Hoàng gia Anh Quốc. Thày Thích Nguyên Tạng bảo nữ sĩ Tâm Quang: Thày thấy có một thằng Tây nó thích làm thơ Việt Nam. Thày nhầm tưởng Lu Hà Tây lai, Thày bảo: Anh cần học tiếng Việt Nam, anh viết chữ Việt còn bỏ nhầm dấu sai lỗi chính tả. Thày bảo Tâm Quang là phật tử, đệ tử của Thày: Tên nó là Lu Hà ý tưởng của nó hay cao siêu, Thày ngẫm nghĩ mãi ý nó viết, nhưng nó không nắm chắc niêm luật thơ đường. Bài thơ lục bát: “ Giọt Sữa Ân Tình“ sẽ đăng trên trang Quảng Đức vào mùa Vu Lan. Thày nhờ con nên giao lưu với nó và Lu Hà phải học Tâm Quang cách làm thơ đường cho thật chỉn chu. Nếu sau này anh làm thơ hay viết nhiều về nhà Phật nhé.
Lu Hà làm thơ và gửi Tâm Quang xem nhận xét phân tích, cũng vất vả lắm đấy. Một thời gian sau Tâm Quang tuyên bố: Anh Lu Hà đã trúng tuyển chúc anh thành công trong làng thơ Việt Nam. Tâm Quang là một nhà khoa học, từng là cô giáo dạy văn ở Việt Nam sang Úc học lấy bằng tiến sĩ.
Nhưng giáo sư Trần Kiêm Đoàn bảo Lu Hà làm thơ tình hay lắm, hên lắm đó. Theo anh, em nên bỏ cái thơ đường đi, bây giờ ít người làm và đọc. Lu Hà cũng hơi tự ái về lời khuyên chân thật của Anh Đoàn. Sau nghĩ cũng phải. Tại sao mình không làm cả các thể khác? Anh Đoàn cũng là một vị giáo sư giảng dạy ở trường đại học Mỹ, từng là giáo chức ở Việt Nam.
Bây giờ nghĩ lại mới hiểu ra: Chính thơ đường niêm luật chặt chẽ hóa ra lại là cái vốn kiến thức cơ bản để làm thơ. Huân tập bộ não những phản sạ chính xác thuần khiết tinh tế, nếu ai có tâm hồn thơ bẩm sinh thiết tưởng không nên bỏ qua cái anh thơ đường này. Hàn Mạc Tử môt thi sĩ thơ tình nổi tiếng cũng bắt đầu là thơ đường luật đó. Đến bây giờ thất lạc hết, chỉ còn loại thơ tình có vần điệu. Trong cuộc cách mạng văn hóa bên Tàu có trò hề trăm hoa đua nở của ông Mao Trạch Đông lan tràn cả sang Việt Nam nhà nhà làm thơ người người làm thơ. Bên Tàu mỗi sáng các ông nông dân phải nộp một bài thơ cho ủy ban nông trang. Ai không có thơ bị trừ công điềm cắt khẩu phần lương thực. Nhưng toàn loại hoa thài lài cứt cho thì cho nở thoải mái, còn những tinh hoa qúy như hải đường, quỳnh hương, thanh lan đều bị hốt cả vào trại giam. Cuộc đánh nhân văn giai phẩm ở Việt Nam là cuộc thảm sát săn lùng văn thĩ kinh khủng.
Những bài thơ tình hay của Hữu Loan bị quy chụp ủy mị tiểu tư sản, thiếu sức chiến đấu.
Việt Nam thì ông Trường Chinh còn viết cả đề cương văn hóa mới ghê, riêng ông làm bài thơ lò rèn tóe lửa, văn sĩ Việt Nam phải bịt mũi khen hay. Đến bây giờ hội nhà văn mái ấp có người còn vỗ ngực tự hào: Việt Nam đói nghèo chậm tiến lạc hậu nhưng lại là một cường quốc thơ.
Các nhà thơ thời tiền chiến ở trong Nam thì còn khá, vẫn phát huy khí thế của tự lực văn đoàn trong hai nền đệ nhất và đệ nhị công hoà. Nhưng ở ngoài Bắc Kỳ, sau năm 1954 chỉ thích làm thơ tự do chả có lề luật gì để tuyên truyền cách mạng, cả Xuân Diệu cũng vậy. Nhưng họ luôn tự nghĩ mình là anh cả trong chiếu thơ cùng Tố Hữu. Việt Nam thích tung hứng họ báo chí truyền thanh truyền hình ca ngợi tâng bốc qúa đáng, nên có nạn thơ như văn xuôi không có vần nhan nhản. Có một cô cách đây mấy năm trên facebook, làm thơ có ý tưởng hay nhưng thơ tự do. Bài thơ này hình như hội nhà văn cho giải nhất nhì gì đó. Nhưng tôi cũng là người chấm thơ văn cho trung tâm văn hóa Lạc Việt hàng năm mở các cuộc thi thơ văn. Nếu tới tay tôi chỉ cho điểm 5 thôi theo bảng điểm 10/10. Thực lòng đọc hàng chục bài thơ tôi chỉ cho điểm 8 là cao nhất .Tôi thật lòng muốn tốt cho cô, khuyên cô nên tập làm thơ có vần, tốt nhất thơ đường. Nhưng cô này háo danh nói năng linh tinh bảo thơ là phù phiếm buồn thì viết cho vui. Nên tôi mặc kệ biết thừa là những cái đầu si măng cối đá chả nên tốn thời gian quan hệ làm gì. Người ta muốn mình khen sao không khen đại đi có mất gì của mình? Người khác có thể khen đại nhưng tôi cảm thấy mình là loại uế xú, không ra cái giống người gì cả. Nhà triết học văn sĩ Paul Nguyễn Hoàng Đức nói đùa: Là hội ấp mái, nghĩa là gà mái ấp trứng thối thì bao giờ nở ra gà con được? Người này chỉ thích khen ngợi, thích nghe lời dối trá của thiên hạ. Mà thi sĩ lại thích nghe lời dối trá thì khó chơi lắm. Rồi một đám Chí Phèo Thị Nở vô học xúi bẩy cô ta chống tôi là tôi quẳng rác làm bẩn trang nhà cô ta. Cô ta còn làm thơ nhí nhố mỉa mai tôi, nên tôi đáp trả lại bằng bài thơ tình tử tế và lặn mất tiêu. Mình thật lòng muốn người ta trở thành nữ thi sĩ thực tài có tâm hồn, nhưng người ta cóc cần tâm hồn mà chỉ cần tiếng khen.
Lu Hà rất ngưỡng mộ tâm hồn tình cảm của Ngọc Hân nên tỏ lòng động viên khuyến khích như cô làm hiện nay là đúng. Muốn trở thành thi nhân trước tiên phải qua ải thơ đường luật, hiểu niêm luật và viết một số bài hay dần dần sẽ chuyển sang thể khác. Đó là cái gốc cơ bản phải có. Lâu lắm Lu Hà không thích làm thơ đường nhưng ai làm hay cũng họa lại như cô Ngọc Hân đây chẳng hạn.
Nữ sĩ Giang Hoa, Nguyễn Kim cũng là một cao thủ đường thi đó. Cách đây khoảng 14 hay 15 năm Lu Hà làm thơ đường còn kém xa Ngọc Hân bây giờ rất nhiều. Nhưng cũng gửi hơn chục bài thơ tới Thày Thích Nguyên Tạng ở Úc và giáo sư Vũ Ký ở Bỉ. Cả hai vị điều phấn khởi. Giáo sư Vũ Ký tặng cuốn nghệ thuật đọc và viết văn, khuyên Lu Hà cố gắng học hỏi vì nhìn vào thiên hướng, thiên tự sẽ rất có triển vọng, thời gian ngắn sau ông qua đời. Ông là giáo chức thời miền Nam cộng hoà , từng chánh chủ khảo hội đồng văn chuơng Hoàng gia Anh Quốc. Thày Thích Nguyên Tạng bảo nữ sĩ Tâm Quang: Thày thấy có một thằng Tây nó thích làm thơ Việt Nam. Thày nhầm tưởng Lu Hà Tây lai, Thày bảo: Anh cần học tiếng Việt Nam, anh viết chữ Việt còn bỏ nhầm dấu sai lỗi chính tả. Thày bảo Tâm Quang là phật tử, đệ tử của Thày: Tên nó là Lu Hà ý tưởng của nó hay cao siêu, Thày ngẫm nghĩ mãi ý nó viết, nhưng nó không nắm chắc niêm luật thơ đường. Bài thơ lục bát: “ Giọt Sữa Ân Tình“ sẽ đăng trên trang Quảng Đức vào mùa Vu Lan. Thày nhờ con nên giao lưu với nó và Lu Hà phải học Tâm Quang cách làm thơ đường cho thật chỉn chu. Nếu sau này anh làm thơ hay viết nhiều về nhà Phật nhé.
Lu Hà làm thơ và gửi Tâm Quang xem nhận xét phân tích, cũng vất vả lắm đấy. Một thời gian sau Tâm Quang tuyên bố: Anh Lu Hà đã trúng tuyển chúc anh thành công trong làng thơ Việt Nam. Tâm Quang là một nhà khoa học, từng là cô giáo dạy văn ở Việt Nam sang Úc học lấy bằng tiến sĩ.
Nhưng giáo sư Trần Kiêm Đoàn bảo Lu Hà làm thơ tình hay lắm, hên lắm đó. Theo anh, em nên bỏ cái thơ đường đi, bây giờ ít người làm và đọc. Lu Hà cũng hơi tự ái về lời khuyên chân thật của Anh Đoàn. Sau nghĩ cũng phải. Tại sao mình không làm cả các thể khác? Anh Đoàn cũng là một vị giáo sư giảng dạy ở trường đại học Mỹ, từng là giáo chức ở Việt Nam.
Bây giờ nghĩ lại mới hiểu ra: Chính thơ đường niêm luật chặt chẽ hóa ra lại là cái vốn kiến thức cơ bản để làm thơ. Huân tập bộ não những phản sạ chính xác thuần khiết tinh tế, nếu ai có tâm hồn thơ bẩm sinh thiết tưởng không nên bỏ qua cái anh thơ đường này. Hàn Mạc Tử môt thi sĩ thơ tình nổi tiếng cũng bắt đầu là thơ đường luật đó. Đến bây giờ thất lạc hết, chỉ còn loại thơ tình có vần điệu. Trong cuộc cách mạng văn hóa bên Tàu có trò hề trăm hoa đua nở của ông Mao Trạch Đông lan tràn cả sang Việt Nam nhà nhà làm thơ người người làm thơ. Bên Tàu mỗi sáng các ông nông dân phải nộp một bài thơ cho ủy ban nông trang. Ai không có thơ bị trừ công điềm cắt khẩu phần lương thực. Nhưng toàn loại hoa thài lài cứt cho thì cho nở thoải mái, còn những tinh hoa qúy như hải đường, quỳnh hương, thanh lan đều bị hốt cả vào trại giam. Cuộc đánh nhân văn giai phẩm ở Việt Nam là cuộc thảm sát săn lùng văn thĩ kinh khủng.
Những bài thơ tình hay của Hữu Loan bị quy chụp ủy mị tiểu tư sản, thiếu sức chiến đấu.
Việt Nam thì ông Trường Chinh còn viết cả đề cương văn hóa mới ghê, riêng ông làm bài thơ lò rèn tóe lửa, văn sĩ Việt Nam phải bịt mũi khen hay. Đến bây giờ hội nhà văn mái ấp có người còn vỗ ngực tự hào: Việt Nam đói nghèo chậm tiến lạc hậu nhưng lại là một cường quốc thơ.
Tôi bỏ thời gian viết dài tâm sự là để tạo cho cô một vốn
hiểu biết, tuổi trẻ có khả năng triển vọng như cô tôi rất ái mộ. Chứ không phải
hới mưng viết lên, để khoe mình hay chữ, viết không chỉ riêng cho cá nhân cô Ngọc
Hân mà tôi muốn gửi gắm tấm lòng cho thế hệ trẻ Việt Nam.
Chào thân ái!
7.10.2017 Lu Hà
Chào thân ái!
7.10.2017 Lu Hà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét