Tài Mệnh Tương Đố
“Video 44“
Kiều nài nỉ Thúc Kỳ Tâm phải nói rõ cho vợ cả là mình muốn nạp thiếp để hy vọng có con nối giõi tông đường. Kiều dùng chữ ý tứ bóng bẩy gọi chị Hằng tức Hoạn Thư chắc đã có chủ trương từ lâu, lấy vợ lẽ cho Thúc Sinh chứ hai người kết hôn với nhau đã lâu, ít nhất là 10 năm rồi. Vì đó là kỷ cương gia pháp không thể xem thường được. Nhưng Thúc Sinh còn dưới sự cai quản của Thúc Ông cho nên như một cái dây co kéo giữa hai nhà Thúc và Hoạn. Lức này chúa sơn lâm là con sư tử cái là tôi nói theo Tô Đông Pha gọi vợ mình là sư tử Hà Đông.
Nơi thềm quế dấu hài gót nguyệt
Có chị Hằng nhất thiết chủ trương
Bấy lâu khăng khít giá gương
Thêm người giữ nết kỷ cương phép nhà
Chàng cũng chịu lão gia sai khiến
Vững tay co thể diện như ai
Làm sao êm thấm trong ngoài
Rừng xanh sư tử mãi hoài rầy la“
Thúc Sinh sợ chúa sơn lâm là con sư tử cái trong nhà là
tôi nói theo Tô Đông Pha gọi đùa vợ bạn mình. Ở vùng đất Vĩnh Gia bên Tàu đời
nhà Tống, có một anh chàng văn sĩ họ Trần tên Tạo, tự Qúy Thường.
Hồi nhỏ Tạo rất thích chơi trò đấu kiếm. Có thể ngồi cả
ngày để nghe kể chuyện về các anh hùng hảo hán và hết sức khâm phục lòng dũng cảm,
đức tính trung thực của những con người đầu đội trời chân đạp đất ngang tàng
dũng mãnh như vậy
Khi thành người lớn,Tạo thường lân la tìm gặp các chí sĩ
giang hồ để học mót các chiêu võ nghệ và cùng bọn họ ngao du đây đó. Vậy là Tạo
cũng nghiễm nhiên tự liệt mình vào danh sách với những bậc anh hùng nghĩa sĩ kia,
và lúc nào cũng rất hào hiệp mà tỏ ra sẵn lòng làm việc nghĩa, giúp bạn, cứu
người.
Sang tuổi trung niên Trần Tạo bỗng nhiên thay đổi tính nết,
chán ghét cuộc sống giang hồ và lạc vào chốn văn chương kết bạn với Tô Đông Pha
và thiền sư Phật Ấn.
Đã quá nửa đời người, mà xem ra Tạo ta vẫn công chẳng
thành, danh chưa toại. Trần Tạo lúc này đâm ra nản chí, bèn quay về sống ẩn dật
rồi lấy vợ. Lại vốn là người sống có nghĩa tình nên dẫu Tạo đã quay về ở ẩn
nhưng các huynh đệ, chiến hữu cũ vẫn thường xuyên lui tới nhà Tạo để đàm đạo thế
sự, hoặc cũng chỉ là giữ mối giao tình và cùng giải khuây bên chén rượu cuộc trà.
Chẳng nói ra thì ai cũng biết, cùng đến với các chàng trai
anh hùng hảo hán ấy bao giờ cũng có cả các ca kỹ nữ xinh đẹp. Thế là chàng Tạo
kia vốn tiếng là ở ẩn mà vẫn cứ lại qua, vẫn cứ chè rượu linh đình với bạn bè
chiến hữu, cũng khó lòng mà tránh khỏi cái cảnh lả lướt, liếc mắt đưa tình với
các cô nương đương thì xuân sắc vốn đi cùng với các chiến hữu giang hồ
Vợ Tạo là Liễu Thị
rất ấm ức, cơn ghen nổi lên tắc nghẹn ở cổ. Liễu thầm nghĩ:
-Biết đâu đó trong số những cô vũ nữ xướng ca xinh đẹp kia,
lại chẳng có kẻ tà tâm, muốn chiếm đoạt chồng mình?
Rồi một lần kia Liễu Thị bèn đứng phắt dậy cầm gậy múa may
đánh vào không khí đập loạn xị vào bàn ghế. Liễu thị quát tháo chửi bới om xòm!
Các chiến hữu giang hồ của Tạo cùng hết thảy bọn ca nữ hiện diện trong bữa tiệc
kẻ thì ngại ngùng quá, kẻ thì e sợ điều kia tiếng nọ mà ba chân bốn cẳng tìm lối
tháo thân.
Trần Tạo cũng biết sự tình như vậy là bất nhã lắm! Nhưng vốn
là người sợ vợ, nên không dám đứng ra khuyên ngăn. Anh ta cứ đứng im một chỗ,
hai tay khoanh trước ngực, mắt nhìn lấm lét, vẻ mặt đầy sợ hãi như muốn lẩn
tránh cặp mắt hung dữ và khuôn mặt đỏ phừng phừng của cô vợ.
Tô Đông Pha một danh sỹ đương thời, cũng là bạn xã giao với
Tạo, đã đề thơ tặng cho Trần Tạo :
“Thùy tự Long Khâu cư sĩ hiền,
Đàm không thuyết pháp dạ bất miên.
Hốt văn Hà Đông sư tử hống,
Trụ trượng lạc thủ tâm mang nhiên”
Tạm dịch:
Ai hiền bằng thầy đồ
Long Khâu,
Đọc kinh thuyết
pháp suốt đêm thâu,
Bỗng nghe sư tử Hà
Đông rống,
Kinh hoàng bỏ gậy rớt
nơi đâu.
Tô Đông Pha dùng hai tiếng "Hà Đông" là mượn câu
thơ của Đỗ Phủ: "Hà Đông nữ nhi thân tính Liễu" nghĩa là cô gái Hà
Đông người họ Liễu, vì vợ của Quý Thường cũng họ Liễu. Và tiếng "Sư tử"
do lời trong kinh Phật: Sư tử là chúa loài thú, mỗi khi rống lên thì các thú vật
đều khiếp đảm để vừa chỉ tính ghen dữ của Liễu Thị, vừa chỉ Quý Thường là một
tín đồ đạo Phật.
Còn tôi thì mô tả chàng Thúc Sinh sợ vợ hơn cả Trần Quý
Thường. Tôi đã gài vào miêng Kiều những câu sau:
“Dù có phải vào ra luồn cúi
Giấm men chua sầu tủi lò hồng
Ba sinh duyên nợ đèo bồng
Sá chi rau má hoa đồng cỏ hoang
Tiếng lầu xanh bẽ bàng thân thiếp
Hổ mặt chàng ức hiếp mọi bề
Nắng mưa dầu dãi ê chề
Vì hoa chẳng ngại nhiêu khê Ngô Lào
Lòng đã quyết tính sao yên ấm
Đá thử vàng mưa thấm gió êm
Canh khuya khắc lậu buông rèm
Nỉ non âu yếm thòm thèm nóng ran
Cửa động mở nồng nàn hoa bướm
Lạch đào nguyên thấm đượm hơi sương
Non đoài chênh chếch bóng gương
Mưa thôi dữ dội canh trường rồng mây“
Kiều khuyên giải Thúc hay nói trắng ra là bày mưu tính kế
thay cho Thúc Sinh. Vì cùng là đàn bà với nhau Kiều rất hiểu tâm lý vợ Thúc
Sinh. Nhưng Thúc Sinh không chịu nghe Kiều mà cứ tự làm theo ý của mình. Thúc
Sinh muốn Kiều có mang để tính chuyện gạo nấu thành cơm gây sức ép lên cha mình
là Thúc ông và Hoạn Thư. Thúc Sinh còn cơ mưu dọa mụ Tú bà trốn thuế, giới quan
lại thương trường, giới quý tộc có máu mặt ở Lâm Tri đều là chỗ thân quen cả.
Thúc Sinh làm cho Tú bà sợ xanh mặt mà phải chịu nhả Kiều ra cho chàng.
”Rước về tạm trồng cây gieo hạt
Giấu một nơi xếp đặt hai bài
Dò la tay thợ trong ngoài
Chiến hòa công thủ nào ai dám bì
Bắn tin tới xầm xì đe dọa
Kỹ viện còn tẩy xóa dối gian
Thừa lương thiếu thuế cửa quan
Biện thừa to nhỏ khuyên can nhún nhường
Cầu hòa phải hoàn lương một thiếp
Sung cửa công thoát kiếp trần ai
Đẹp thay cành trúc gốc mai
Phụng hoàng đôi lứa cả hai đề huề“
3.12.2019 Lu Hà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét