Bài thơ cô Trúc làm từ đầu tháng 7 năm 2014 tớ thấy rất hay. Quả thực cô đã nhập tâm vào cái đạo làm thơ. Xưa nay người ta vẫn có quan niệm hời hợt:
Thi dĩ ngôn chí hay văn dĩ tải đạo. Nghĩa là thơ để nói lên cái chí của mình
hay văn để nói lên cái đạo làm nguời hay đạo trời gì đó mà không biết thơ là một
cách lấy mình làm cứu cánh, tự mình giãi bày tâm trạng của mình bằng một thứ ngôn
ngữ ký tự khác với văn xuôi. Các văn thi hào triết gia nhiều người định nghĩa về
thơ rất khác nhau từ Haidegger hay Satre.
Theo tôi: Phải bỏ qua quan niệm thơ chỉ để là phục vụ quần chúng công nông lao động thì may ra mới mon men tới địa hạt của thơ. Bản chất thơ phải “ Vô tư vô tà”, đó cũng là một đặc tính chung cho các bộ môn phái văn nghệ khi muốn vươn lên làm văn hóa, văn minh, muốn làm tăng vẻ đẹp của cuộc sống con người nhân bản: chân thiện mỹ.
Jakobson đã từng nói: “Thi ca, so với những giá trị xã hội khác, tuy không vượt bực, không lấn lướt, vẫn là thành tố cơ bản của ý thức hệ, luôn luôn quy về một đối tượng. Thơ giúp ta khỏi trở thành máy móc, bảo vệ chúng ta chống lại sự han rỉ đang hăm dọa những công thức về tình yêu và thù hận, về phản kháng và hòa giải, về đức tin và phủ nhận”
Thế nhưng mới đây có người hỏi tớ: Sao Lu Hà hay làm thơ cảm tác thế? Có lẽ người đó hiểu chữ cảm tác theo chiều hẹp mà không biết cảm tác là lối viết dễ hiểu thay cho cảm xúc, sáng tác, sáng tạo
Nguời ta có thể
làm thơ cảm tác cực ngắn như “ Thu Điếu “ của cụ Nguyễn Khuyến về cảnh mùa thu
đi câu tả tâm trạng man mát buồn thế thôi hay một thiên tiều
thuyết thơ tràng giang đại hải của Nguyễn Du khi
cảm tác tác phẩm văn xuôi “ Thanh Tâm Tài Nhân “ của Tàu ra Truyện Kiều.
Tớ có thể cảm tác thơ của ai đó, giống như vô tình bắt gặp một đốm lửa le lói và tớ thổi bùng nó lên một đám cháy trong tâm hồn tớ. Vậy không có nghĩa là thơ cảm tác của tớ hay hơn nguyên tác, hay kém hơn hay tớ sao chép ăn cắp câu chữ của tác gỉa. Có khi tác gỉa nói thế này tớ lại nói thế khác ngược lại ý của tác gỉa, hay thăng hoa đồng điệu chia sẻ vỗ về an ủi…
Ta có thể cảm tác từ một chiếc lá thu rơi như Nguyễn Bính tả chiếc lá bàng cuối cùng hay từ một tiếng thở dài của một ông lão, một nụ cười của một cô gái. Từ cổ xưa người ta vẫn coi vũ trụ là bất biến, thượng đế thiên Chúa là tối cao mà quên đi con người hiện sinh. Con người hiện sinh đã biết lấy thơ ca làm cứu cánh cho những giá trị tâm linh của mình.
“Ơi lão trẻ của tình em một thuở!
Tớ có thể cảm tác thơ của ai đó, giống như vô tình bắt gặp một đốm lửa le lói và tớ thổi bùng nó lên một đám cháy trong tâm hồn tớ. Vậy không có nghĩa là thơ cảm tác của tớ hay hơn nguyên tác, hay kém hơn hay tớ sao chép ăn cắp câu chữ của tác gỉa. Có khi tác gỉa nói thế này tớ lại nói thế khác ngược lại ý của tác gỉa, hay thăng hoa đồng điệu chia sẻ vỗ về an ủi…
Ta có thể cảm tác từ một chiếc lá thu rơi như Nguyễn Bính tả chiếc lá bàng cuối cùng hay từ một tiếng thở dài của một ông lão, một nụ cười của một cô gái. Từ cổ xưa người ta vẫn coi vũ trụ là bất biến, thượng đế thiên Chúa là tối cao mà quên đi con người hiện sinh. Con người hiện sinh đã biết lấy thơ ca làm cứu cánh cho những giá trị tâm linh của mình.
“Ơi lão trẻ của tình em một thuở!
Tóc điểm sương, hồn
tựa cánh chim trời“
Hay qúa, một lối nói yêu thương mộc mạc chọc ghẹo nguời tình rất hài huớc tế nhị đằm thắm vô cùng. Cô Trúc khác xa với thiên hạ xưa nay hay gọi người yêu là anh, là chàng, là tướng công, phu quân. Cô gọi Ơi lão trẻ của tình em một thuở. Từ lão đến em là cả một chặng đuờng dài và biết bao kỷ niệm.
Hay qúa, một lối nói yêu thương mộc mạc chọc ghẹo nguời tình rất hài huớc tế nhị đằm thắm vô cùng. Cô Trúc khác xa với thiên hạ xưa nay hay gọi người yêu là anh, là chàng, là tướng công, phu quân. Cô gọi Ơi lão trẻ của tình em một thuở. Từ lão đến em là cả một chặng đuờng dài và biết bao kỷ niệm.
“Không tham vọng
cũng chẳng thèm phú quý
Ngày vuốt râu đêm
ngắm nguyệt vo đời “
Cô Trúc giới thiệu anh chàng này rất đáng yêu, và yêu cô biết chừng nào…? Một anh chàng lãng tử hào hoa, sống một cuộc đời an nhàn bên người đẹp trong tiếng nhạc lời ca.
Thật là, giống như Nguyễn Du tả:
“ Ngày xuân lắm lúc đi về với xuân
Khi gió gác khi trăng sân
Bầu tiêu chuốc rưọu câu thần nối thơ
Khi hương sớm khi trà trưa
Bàn vây điểm nước dường tơ hoạ đàn…“
Thực tế, tớ đã thấy băng clip cô Trúc với ông chồng Tậy dập dìu lả lướt, người hát kẻ thổi kèn hay đánh đàn.
“ Này lão trẻ có nhớ đồi liễu hạ!?
Cô Trúc giới thiệu anh chàng này rất đáng yêu, và yêu cô biết chừng nào…? Một anh chàng lãng tử hào hoa, sống một cuộc đời an nhàn bên người đẹp trong tiếng nhạc lời ca.
Thật là, giống như Nguyễn Du tả:
“ Ngày xuân lắm lúc đi về với xuân
Khi gió gác khi trăng sân
Bầu tiêu chuốc rưọu câu thần nối thơ
Khi hương sớm khi trà trưa
Bàn vây điểm nước dường tơ hoạ đàn…“
Thực tế, tớ đã thấy băng clip cô Trúc với ông chồng Tậy dập dìu lả lướt, người hát kẻ thổi kèn hay đánh đàn.
“ Này lão trẻ có nhớ đồi liễu hạ!?
Tuổi lục tuần lão
khó đuổi kịp em “
Này lão trẻ, này
anh bạn trẻ là lối nói rất trịnh thượng của các bậc nữ lưu có cá tính xưa nay.
Như cô Tôn Nhị Nương có biệt hiệu là Mẫu Dạ Xoa trong truyện Thủy Hử chưa đến
30 tuồi nhưng lúc nào cô ta cũng tự xưng mình là lão nương. Người rất đẹp rất
thương yêu chồng là anh chàng Truơng Thanh. Loại phụ nữ hiếu động xông xáo
nhưng lại rất đa cảm đa tình và rất trọng nghĩa khí bạn bè. Hay như Hồ Xuân
Hương:“ Này, này chị bảo cho mà biết, chốn ấy hang hùm chớ mó tay „
Nghe giọng thơ tỏ
ra rất yêu anh lão đó và hay lành chanh bắt nạt anh ta. Chắc lão còn nhớ đồi liễu
hạ mà chúng mình từng dan díu với nhau. Tuổi lục tuần là tuổi 60 lão khó đuổi kịp
em? Người ta bảo: Càng gìa càng dẻo càng dai. Một người từng là lính thủy, thủy
quân lục chiến, hay thích luyện tập thể dục thể thao thì tuổi 60 có đáng là
bao? Như Triệu Tử Long ngày xưa:
„ Một người một ngựa
một cây thuơng
Tuổi bảy mươi rồi,
sức vẫn cường…“
Hay như Liêm Pha ngày xưa là tướng nuớc Triệu
80 tuổi mà vẫn dương nổi cung ba tạ, một mình ăn hết ba đấu gạo và 3 cân thịt.
Cho nên cô Trúc không thể nào ngờ anh lão trẻ của cô vẫn đuổi kịp cô vợ trẻ.
“May mà gió mang
ta vào góc tối
Lão mệt nhòa thủ
thỉ suốt thâu đêm“
May mà gió thổi
hai người vào, hay thần linh xui khiến đây? Chắc cả hai không ai bảo ai chạy
vào bụi cỏ kín đáo đó chứ gì? Cô Trúc đổ cho gió là lối nói cường điệu hình tuợng
văn chương cho tình yêu thêm chút hương vị huyền ảo thiên thai. Một câu thơ rất
đẹp trần thế,
nhân sinh phàm tục
vô cùng: Lão mệt nhòa thủ thỉ suốt đêm thâu… Cái gì diễn ra sau đó thì người đọc
thơ phải tự tưởng tuợng thêm cho phù hợp với mình.
“Ngày nắng ấm thầm
điểm trang dáng vóc
Sợ lão buồn, em giấu
cả ước mơ “
Em điểm trang vóc
dáng, tô môi kẻ mắt, mặc áo váy cho lão hứng khởi là lẽ tư nhiên khi em rất yêu
lão. Em chưa muốn nói ra quyết định cuối cùng, nhưng em có cả một chương trình
kế hoạch lớn lao như mua nhà, xây nhà, chăn nuôi, trồng cây, thả cá, sinh con đẻ
cái v. v… Chao ôi giấc mơ thì nhiều lắm, nhưng truớc mắt là vấn đề cấp thiết: “
sợ lão buồn“. Vậy muốn lão khỏi buồn thì em Trúc đây cứ ôm lão, hôn lão làm cho
lão si mê ngây ngất choáng
váng là lão hết buổn ngay.
“Đôi lúc nghịch
trêu lão là ông cóc
Cái lưng khòm ngộ
nghĩnh điệu hồn thơ “
Thật ra anh chàng
đó trong băng clip thổi kèn gảy đàn còn trẻ phong độ lắm, rất khó đoán tuổi.
Không ai bảo là người 60 rồi so với cánh thanh niên mà nghiện xì ke ma túy
ngoài đời thì anh anh lão của cô Trúc còn trẻ trung chán.
Khi người ta yêu
nhau hay gọi người mình yêu là cục cưng, hay con chuột tí nheo. Có người rất sợ
chuột nhưng cũng hay ví người mình yêu là chuột con. Người Đức hay biểu lộ tình
cảm bằng câu:“ Tausend küsse und mehr Mausi nur für Dich, love You “ – Hàng
nghìn cái hôn và nhiều con chuột con gửi cho anh hay cho em.
Còn cô Trúc thì độc
đáo lạ, cô không gọi anh lão của cô là con chuột mà gọi là ông cóc. Con cóc là
hình ảnh đẹp khi nguời ta yêu nhau. Ví dụ ngươi phụ nữ nằm trên giường thì người
đàn ông giống như con cóc nhảy lên vẫn hay và thơ mộng hình tượng, hình ảnh sống
động hơn là con chuột chỉ giỏi luồn lách không chững chạc, đàng hoàng, tư thế,
bệ vệ oai phong như con cóc hay con ếch.
“Cũng tại đời kéo
rê con nước bạc
Miệng thế gian
khép mở phận trẻ, già“
Chắc khi đến cuộc
hôn nhân chắc chắn cô Trúc phải trải qua nhiều sóng gió, vươt qua miệng lưỡi thế
gian đàm tiếu, không tránh khỏi thị phi dị nghị ghen tuông, ích kỷ của người đời….?
Nhưng tình yêu đã chiến thắng tất cả.
“Qua bóng nước hồn
rong buồn tan tác
Lão âm thầm đi mãi
bỏ lại ta“
Anh chàng tủi thân
có thề lời ong tiếng ve của bạn bà, họ hàng, chú bác….? Sư việc rất dễ hiểu
trong xã hội và hoàn cảnh Việt Nam. Thiết tưởng cũng chả cần bàn luận nhiều
“Thơ xưa cũ mà
tình còn như mới
Mỗi câu từ chứa tạm
khoảng thiên thai“
Một sự hồi tuởng
lý thú và viết lại thành thơ một cuộc tình thơ mộng như thiên tai và hiện thực
như cuộc sống đang diễn ra hàng ngày ở đ ảo Hawaii thuộc Hoa Kỳ.
“Em vẫn sống giữa
niềm tin vời vợi
Miền thu ơi thả là
rụng về đây.“
TG: Lê Hoàng Trúc
Ngày 07/07/2014
Tác giả Lê Hoàng Trúc viết hai câu kết rất đẹp,
chung thủy tin tuổng vào tưông lai.
Vậy,Lu Hà tôi cũng
xin kết thúc bằng bài thơ sau:
Nôn Nao Gợn Sóng
tặng nữ sĩ Lê
Hoàng Trúc
Lão ơi! Nhớ lại một
thời
Đôi ta như cánh
chim trời gặp nhau
Mà nay tuyết đỉnh
non đầu
Cờ vây điểm nước
vuốt râu ngồi cười…
Nhớ đồi liễu hạ
chơi vơi
Lão dồn đuổi bắt lả
lơi trận tình
Lục tuần trăng ló
sân đình
Mảnh mai khóm trúc
một mình cũng xinh…
Bần thần thủ thỉ
tâm tình
Ngày xuân nắng ấm
chúng mình cưới nhau
Em trêu lão nhảy
chân cầu
Như con cóc trắng
dãi dầu gió mưa
Thói đời miệng thế
hay chưa
Trẻ già chiếc bóng
chẳng chừa một ai
Âm thầm lặng lẽ bước
dài
Em thương gọi lại
thiên thai đợi chờ…
Lá thu chẳng nỡ hững
hờ
Nôn nao gợn sóng lờ
đờ cá bơi…
Lão hôn em mệt hết
hơi
Khỏe như chú gấu
người ơi,là người...!
xúc cảm khi đọc
bài: Miền Thu Ơi!
17.9.2014 Lu Hà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét