Bóng Hình Cũ
Mặt
hoa trang điểm nét thông minh
Màu
nắng lung linh ngợp bóng hình
Ai
đứng tiễn đưa nhìn lặng lẽ
Để
người giã biệt ngắm hoa xinh
Đong
đưa đáy mắt nghiêng châu lệ
Nhẹ
chắp bàn tay vói diễm tình
Ngày
tháng âm thầm vương vấn cũ
Đêm
nay tố nữ lại hồi sinh.
Phước
Bạch
Các
vị thi sĩ Facebook họa lại thơ của thi sĩ Hoa Mai đều hay cả, vị nào cũng rực rỡ
hào quang vào hàng cao thủ đường thi. Nếu hồn ma Trần tế Xương và bà Hồ Xuân
Huơng sống lại có lẽ Trần Tế Xương phải đập răng vào viả hè còn bà Hồ Xuân Hương
bị vãi đái ra quần mất thôi vì thơ cực hay. Trong các cao thủ đường thi của nền
văn chương Việt tộc vừa mới trỗi dậy sau nhiều thập kỷ ngủ say. Tại hạ xin chọn
bài của Phước Bạch để ngâm nga giải buồn.
"Mặt
hoa trang điểm nét thông minh
Màu
nắng lung linh ngợp bóng hình"
.
Sực
nhớ đến câu thơ của Lý Bạch năm xưa:
"
Vân tưởng y thường, hoa tưởng dung
Xuân
phong phật hạm, lộ hoa nùng "
Theo Phước Bạch: Mặt hoa trang điểm nét thông
minh. Người con gái này chắc hẳn rất đẹp và người ta chỉ nhìn cách trang điểm
thôi cũng biết là con nhà gia giáo qúy phái thông minh. Phấn son vưà phải, biết
kẻ lông mày, hoa tai, trâm cài thật lộng lẫy vô cùng có khác chi Lý Bạch ngày
xưa nhìn mặt nàng Dương Quý Phi thì tưởng là hoa. Nhìn quần áo nàng mặc thì lại
tưởng là mây.
Cái đẹp của Dương Quý Phi là cái đẹp ngồn ngộn của tuổi dậy thì, như gió mùa xuân thổi làm phô bày ra tất cả...tất cả và tất cả.
Bài
thơ này này Phước Bạch làm theo luật bằng. Phép niêm theo thứ tự từng câu rất
nghiêm chỉnh, không bỏ luật thất niêm như nhiều người khác vẫn phạm phải mà vẫn
cứ tưởng mình là đỉnh cao của nghệ thuật thơ đường, chưa nói đến là cái ý muốn
nói gì mà chỉ thấy một đống chữ ngổn ngang cố ép miễn sao cố cho khỏi sai vần
sai niêm luật . Phước Bạch theo giải số là 4 phép thông thường hiện nay: 1 - 4;
2 - 3; 5 - 8 và 6 - 7.
Ai
đứng đối với để người; Tiễn đưa- giã biệt và cụm từ nhìn lặng lẽ đối với nhắm
hoa xinh. Hai câu thực này không những đối chuẩn mà đọc lên người ta thấy có hồn.
Nhiều khi người làm thơ quá câu nệ vì phép đối mà cố gò ép mà mất vẻ tao nhã
đoan trang, đài các, cái duyên thầm của thơ. Như ngô đối với sắn, cua đối với
tép... Theo tôi nên vất đi vào sọt rác, vì thơ phải nói lên một tâm sự gì đó và
nhiều ẩn ý bắt ta phải suy tư thì mới đáng gọi là thơ đường. Đấy là tâm trạng
cuả những bậc thi nhân khó tính chứ vào thời gạo châu củi quế mà ai đó đã cố công bóp óc ra nghĩ, theo tôi cũng không nên bỏ phí của giời đừng vội
vất đi ta cứ đăng lên đâu đó trên mạng cho mọi người chiêm ngưỡng biết đâu lại
được khối người tán thưởng có phải là vẻ vang, hiển hách tự hào không?
Một
bài thơ hay đọc lên phải có duyên, ngoài phần ta được biết còn phần thầm kín
bên trong e ấp mà tác giả chưa muốn nói ra. Ta gọi cái phần e ấp thầm kín đó là
duyên thơ. Bài thơ đường ngô nghê đại chúng thì những người có trí tuệ tầm thường
đọc lên hiểu ngay là ngô là khoai và sắn mặc dù cho có được số đông tán thưởng
nhưng chưa chắn nó đã được xứng đáng với tên gọi là thơ đường, khi chưa có các
bậc trí giả thực sự uyên thâm quan tâm để ý đến?
Người
ta không thể lấy ý kiến khen ngợi của hàng triệu, hàng vạn anh Chí Phèo, cô thị Nở về bài thơ đường đó mà trong khi 10 vị cao
tăng đại sư thông tuệ thì lại rửng rưng không thèm để ý đến. Ở
các nước cộng sản theo nền mạo hoá Mác Lê vẫn có lệ thiểu số phải phục tùng đa
số theo kiểu lấy thịt đè người theo lối ba Tàu. Ta vẫn gọi
là một fun không tim óc...Chưa nói đến cái nạn tai ương vạ gió
vì thơ
Trong
lịch sử thơ ca cuả loài người từ các ông Đỗ Phủ, Lý Bạch, Bạch Cư Dị, Đào Tiềm,
Hồ Xuân Hương, Trần Tế Xương, Nguyễn Khuyến ,Tản Đà v v…chẳng có ai vì thơ mà
phải ngồi tù, bị tra tấn đánh đập hoặc bị đấu tố xỉ nhục đến mức phải tự cầm
dao cứa cổ mình như ông Trần Dần, hoặc bị đảng trù dập phải về quê đóng gạch xe
đất như ông Hữu Loan cả. Sao mà ngày xưa không có cộng sản người ta làm thơ sướng
thế, tha hồ mà viết mà sáng tạo.
Bản
chất thơ là tình cảm, những vần điệu nỉ non, mượt mà êm tai du dương theo hồn
người, động viên người ta hãy cố gắng mà sống mà vươn lên. Làm thơ rất khó phải
có hứng có duyên , gặp đúng người đúng cảnh mới làm được. Những bài thơ do cảm
xúc bột phát không bị gò ép miễn cưỡng thường là những bài thơ hay nhất. Đời
thuở nhà ai làm thơ phải theo luận cương văn hoá của ông Trường Chinh nào đó, theo
đúng đường lối văn nghệ của đảng, không đi chệch quan điểm giai cấp, hơi một tí
là bị chụp mũ nâng quan điểm. Cưỡng ép như thế thì bố thằng nào có hứng có cảm
xúc mà làm ra thơ kia chứ? Hoạ hoằn lắm mới có cơ may gặp cảm xúc, có hứng cảm
thì ngườì thi sĩ không dám viết... Liệu viết ra có bị lên án quy chụp, vợ con
mình có bị khổ luỵ vì bài thơ mình viết ra không? Cứ loanh quanh mãi với những chuyện vụn vặt tủn
mủn, những củ hành củ tỏi của đảng thì thời cơ để sáng tạo, cảm xúc vụt trôi
qua mất rồi.
Mấy
thập kỷ qua ta cứ bị khổ sở hành hạ điếc tai về những câu khô khẩu hiệu suông của
ông Hữu, những bài vè ca ngợi non sông hùng vĩ của ông
Viên, những bài phê bình dở ông dở thằng chỉ được cái bẻm mép văn vẻ nhưng rỗng
tuếch cuả Hoài Thanh. Thật là khổ nhục vô cùng cho cái văn chương hiện thực xã hội chủ nghĩa,
mà làm quái gì có văn thơ hiện thực xã hội chủ nghĩa ?
Mà chỉ là một xã hội nghèo nàn phải đi xếp hàng dài dằng dặc để mua mấy bìa đậu
và một bát mắm tôm…Nghe cái anh chàng Phạm tiến Duật làm thơ như đấm vào tai
nhưng lại đươc ca ngợi như thơ cuả viện sĩ hàn lâm. Còn ông Hồ Chí Minh không
biết làm thơ, thì lại ca ngợi là một nhà thơ lớn cuả thời đại. Làm sao một ngườì
có trái tim tàn bạo độc tài như vậy lại có thiên bẩm làm thơ? Ông ấy là người
Việt Nam cả đời không làm nổi được một bài thơ tiếng Việt nào cho ra hồn. Thi sĩ
lớn mà cả đời chỉ có một lần hát ra bốn câu con cóc ngồi đó, con cóc nhảy đi:
"Năm
này hơn hẳn mấy năm qua
Thắng
trận tin vui khắp nước nhà
Nam
Bắc thi đua dánh giặc Mỹ
Tiến
lên toàn thắng ắt về ta“ .
hay
là:
"Trong năm Bính Tuất mới
"Trong năm Bính Tuất mới
Muôn
việc đều tiến tới
Kiến
quốc mau thành công
Kháng
chiến mau thắng lợi
Việt
Nam độc lập muôn năm!” (Hồ Chí Minh)
Bài
thơ “Nguyên tiêu” của Hồ xuất hiện trên báo “Cứu quốc” vào Xuân 1948 mà bút nô
sánh “như một đoá hoa xuân ngào ngạt và rực rỡ sắc hương. Nguyên tác bằng chữ
Hán, viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt”
Đây cũng là một bài thơ mà nhiều thế kỷ trước
nhà thơ Trương Kế bên Trung Hoa đã ăn cắp cả chữ và nghĩa của Hồ để viết tuyệt
tác “Phong Kiều Dạ Bạc” :
Phong
kiều dạ bạc:
Nguyệt
lạc ô đề sương mãn thiên,
Giang
phong ngư hỏa đối sầu miên.
Cô
Tô thành ngoại Hàn Sơn tự,
Dạ
bán chung thanh đáo khách thuyền. (Trương Kế)
Nguyên
tiêu:
Kim
dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
Xuân
giang xuân thủy tiếp xuân thiên
Yên
ba thâm sứ đàm quân sự
Dạ
bán quy lai nguyệt mãn thuyền. (Hồ Chí Minh)
Bài
nầy cũng được in đầu tiên trong sách “100 nhà thơ VN” danh tiếng của Thế kỷ 20
đấy!
Thật
là hài hước vô cùng ,cả cuộc đời cuả đại thi sĩ văn hào cuả dân tộc mà chỉ có một
vài bài công khai cóc ghẻ như vậy. Ừ thì cũng biết gieo vần thật, nhưng nó chỉ ở
trình độ nông dân mới thoát nạn mù chữ thôi. Đọc qua, nghe giọng thơ nó quê mùa
nôm na vô cùng, chẳng xứng đáng chút nào với khuân mặt văn sĩ lớn của thời đại
cả, với người có tác phẩm cầm nhầm cuả ông Hồ nào đó ở bên Tàu. Tập thơ Nhật Ký
trong tù, tôi đã đọc rồi cũng bình thường thôi, nhưng tài nghệ làm thơ còn gấp
hơn ông Hồ người Việt Nam nhiều lắm. Các bạn có ai còn nghe một bài thơ tiếng
Việt nào của ông Hồ xứng đáng với tầm vóc thi sĩ lớn của thế kỷ 20 chưa? Ngay đến
tiếng Việt, tiếng mẹ đẻ mà còn vãi cứt ra quần, làm thơ với ông Hồ khó vô cùng
lại còn tấp tểnh đòi làm thơ chữ Hán kia? Khó tin lắm nhưng nhiều người bảo tập
Ngục trung Nhật Ký đâu phải là của ông Hồ, Ông ta mượn tạm cuả một bạn tù nào
đó cũng có tên là Hồ Chí Minh? Cũng có vài ba bài mang ý nghiã giáo dục hay như
câu:
"Gạo
đem vào giã bao đau đớn
Gạo
giã xong rồi trắng tựa bông
Sống
ở trên đời ngưoì cũng vậy
Gian
nan rèn luyện cũng thành công."
Nghe
thì tàm tạm lọt lỗ tai đấy nhưng cũng nôm na lắm, còn tất cả chỉ là những câu
nghêu ngao giải buồn thôi như ông già bị bệnh đái rắt, thỉnh thoảng hứng lên
thì són ra vài câu cho đỡ buồn. Thơ phú như vậy mà con cháu ông Hồ dám bảo là
những áng văn thơ tuyệt thế sánh ngang với cụ Nguyễn Trãi, thật chả ra thế nào
cả, nói ngang như cua mà cũng cố nói cho được.
Mấy
tay đầu nậu thì có ai thơ phú cho ra hồn đâu? Có Xuân Diệu vài bài trước năm 45
thì khá, nhưng nhạt lắm như nước ốc. Theo tôi anh chàng này làm thơ chỉ để khoe
chữ thôi, có thể anh ta có học vấn, anh ta có một kho từ nhất định nên anh ta
tung chiêu chơi trò ghép chữ, làm cho ta loá mắt lên ví thấy thơ anh ta ghép vần
quá, trắc bằng đâu vào đấy cả. Ta dễ bị lạc vào mê hồn trận bát quái cuả ngôn từ.
Xin lỗi tôi có cảm giác thơ Xuân Diệu như là những lời vô nghĩa, rất vần nhưng
tối nghĩa nhiều chữ đọc kỹ rất mâu thuẫn với nhau. Xin lỗi chữ nọ chửi mẹ cha
chữ kia....đọc thơ tình mà không thấy có tình. Thà cứ quê muà như anh chàng Nguyễn
Bính lại hoá hay, chữ nghĩa đơn giàn thôi nhưng còn có bóng dáng các cô ả còn
hình dung ra mông me vú vê cuả các ả , hay da riết như Hồ Dzech, hay sôi sục
trí tưởng tượng về ái dục như anh chàng Hàn Mạc Tử...
Đã
là nam nhi thì thơ phải bốc lên chứ cho tỏ mặt anh hào,như thuyền căng buồm gặp
gió biển tình, cột buồm phải dựng thẳng lên chứ, sao lại ỉu xìu lên như anh
chàng Diệu. Nghe không thấy thơ chỉ thấy gào lên la lối về tình yêu. Đọc thơ
các vị cùng thời như Hồ Dzech sao mà cảm thấy rạo rực đáng yêu thế, tôi có cảm
giác còn nghe thấy tiếng rên tiếng thở khò khè cuả một cô nào đó chả may mắc bệnh
xuyễn… Xin lỗi có thể tôi nói hơi quá, nhưng nó là sự cảm nhận của giới tính,
nam tính với đàn bà. Còn ông Diệu thì tôi chẳng thấy có cảm giác gì cả cứ iủ
xìu xìu, như thơ cuả một anh chàng đồng tính luyến ái cả đời chưa biết mùi mồ
hôi đàn bà mà cũng đòi làm thơ tình.
Thử
hỏi trong xã hội ta trai tráng khoẻ mạnh có khả năng sinh sản nhiều hay mấy
chàng đồng cô đồng bóng nhiều? Từ ngày ông Diệu theo đảng thì cùng ca kíp với Tố
Hữu, Chế Lan Viên, Hoài Thanh. Tôi gọi lũ người này là các cai thầu văn nô cộng
sản. Có họ, chả tích sự gì cả chỉ là những hòn đá tảng cản đường các thi sĩ
chính danh có tâm hồn với thi ca, ngăn cản sự sáng tạo mà thôi. Thế nhưng thơ
đường đã bị cánh ông Diệu , Hoài Thanh, Tố Hữu đã cắt cầu từ đó cho chết tươi
đi vì chê là bằng trắc rắc rối, niêm luật phiền phức, đau đầu nhức óc. Nếu cứ
theo đuổi như vậy làm sao Chí Phèo thị Nở có thể mơ ước là thi sĩ được? Gọi là
nâng đỡ quần chúng nên cứ cào cào châu châu mà phát, ai nổ to sẽ có loa đài,
báo chí hỗ trợ cho. Nhiều người khen hưởng ứng ắt thơ phải hay và phong cho
danh hiệu thi sĩ nhân dân vào đeo huân chương lên ngực cho thật oách.
Họ
cứ cãi với cụ Tản Đà là phải bỏ thơ đường đi để làm thơ mới chỉ mà chỉ lấy hai
câu đầu và hai câu cuối cuả bài thất ngôn bát cú ghép lại thành thơ tứ cú không
đối và sẵn sàng bỏ cả luật và niêm quái gì hết, họ nghĩ ra thơ 8 chữ theo luật
đổi thanh. Kể ra như vậy vẫn còn khá sau đó thì họ cũng chẳng làm thơ mới nữa
mà theo loại thơ cào cào châu chấu là nguỵ biện bảo để dễ bày tỏ tình cảm,
nhưng thực tế toàn là thơ tuyên truyền cách mạng. Họ đâu biết cụ Tản Đà từ ngày
đó đã nhìn ra cả một khung văn hoá dân tộc và theo cụ lấy thơ đường làm khởi điểm
để có ca dao, tục ngữ, lục bát, song thất lục bát, tứ tuyệt, hát nói, hát xẩm,
quan họ, vọng cổ vân vân và vân vân...
Bây
giờ đọc thơ Phước Bạch tôi mới thấy nhớ và thương cho cụ Tản Đà.
"Đong
đưa đáy mắt nghiêng châu lệ" Một câu rất hình ảnh và trí tuệ vô cùng. Ánh
mắt đong đưa là ánh mắ gợi tình, rất nữ tính. Đàn ông nào mà chẳng bủn rủn chân
tay mà toát mồ hôi hột, dán mồ hội đùi . Đến tôi mà gặp cô gái đưa mắt đong đưa
liếc nhìn có lẽ cũng mất hết thể diện đạo mạo khí khái anh hùng mà nổi cơn dâm
sôi lên sùng sục... Ánh mắt đó là mang một nỗi buồn thăm thẳm như một cốc nước
ưá tràn, nghiêng những hạt chân châu từ khóe mắt người đẹp thì đúng là nẫu ruột
nẫu gan lắm rồi, trời ơi là trời!
Càng
buồn hơn nữa nàng thiếu nữ cung kính chắp tay để đón những giọt châu lã chã
tuôn rơi, miệng nàng lầm rầm cầu nguyện cho mối duyên tình dở dang tan vỡ.
Đong
đưa đáy mắt và nhẹ chắp bàn tay là một phản sạ tự nhiên nữ tính duyến dáng yêu
kiếu đáng yêu vô cùng. Nếu tôi đứng sau nàng tôi sẽ không thể nào chịu đựng nổi
nữa, tội sẽ bế bổng nàng lên mà hôn mà hít và thầm thì bảo nhỏ:
Em đáng yêu quá! :" Nhẹ chắp bàn tay vói diểm tình
"
Bao
nhiêu đau khổ đắng cay, Phước Bạch đã cho chúng ta cùng trải qua và còn để lại
cái kết thật là có hậu:
"Ngày
tháng âm thầm vương vấn cũ
Đêm
nay tố nữ lại hồi sinh"
Đọc
đến đây chúng ta bàng hoàng giật mình tự hỏi: Phải chăng chàng thi sĩ Phước Bạch
đang đứng trưóc chân dung một cô tố nữ chắp tay cầu nguyện hay là cô thiếu nữ
chắp tay cầu nguyện vói diễm tình. Một cuộc tình đã chết hay là cuộc tình cuả
ngày mai, ẩn ý duyên thơ là ở chỗ đó.
Cho
nên theo tôi làm thơ phải có duyên nhiều ẩn ý trìu tượng thì thơ mới hay nhất
là thơ đường chỉ có 56 chữ thôi mà gói trọn cả một cuộc đời.
5.4.2012
Lu Hà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét