Chủ Nhật, 11 tháng 2, 2018

Đã Dốt Lại Hay Bắt Bẻ Nhiêu Khê


Câu chuyện vui ngộ nghĩnh bắt đầu từ bài thơ đuờng trác tuyệt của nữ thi sĩ Lâm Như Hoa. Hết Trần Thế Nhân lại Yến Nam Thư là hai nick dấu mặt trên facebook nhảy vào bình phẩm linh tinh. Chết cười cho cái não trạng trình độ văn hóa văn chương xã hội chủ nghĩa, họ giống như cán bộ tuyên huấn tuyên giáo gì đó của bộ công an hay bộ văn hóa giáo dục?


Cảnh Bình Yên

Hoàng hôn thắm đỏ tận chân trời
Gió thổi bên thềm hạt nước rơi
Lũ cẩu gầm gừ ca mấy tiếng 
Bầy chim thỏ thẻ hát đôi lời
Chiều nhìn biển tím mong nhàn hạ
Đêm ngắm trăng vàng để thảnh thơi
Một phút ung dung lòng rộn rã
Bình yên thụ hưởng mộng yêu đời

 04/10/2015 Lâm Như Hoa


Dễ Thảnh Thơi
họa thơ Lâm Như Hoa: Cảnh Bình Yên

Đọc thơ buồn tủi một khung trời
Xót cảnh lầm than giọt lệ rơi !
Ngàn năm biển cả sầu thương nhớ
Vạn đại non ngàn nức nở lời
Quê hương tang tóc bao hoài vọng
Tổ quốc thê lương những mảnh đời
Đồng bào hải ngoại còn chăng chớ
Dân tộc Việt Nam dễ thảnh thơi?

* Bài họa này không theo niêm luật cung đình Việt Nam mà theo lối Tàu
11.4.2015 Lu Hà

Lu Hà cũng bí chữ nên đành dùng lại chữ thảnh cuả tác gỉa ( thảnh thơi ). Anh Lu Hà nhân hứng khởi  xin tặng cô em Lâm Như Hoa hai bài thơ nữa nhé cho có nếp có tẻ.


Mộng Xuân Hoa
viết tặng Lâm Như Hoa

Họa thơ em gái mệt rồi
Hoàng hôn tím lạnh xa xôi cuối trời
Tần ngần nghe hạt sương rơi
Lòng anh tan nát cảnh đời lầm than

Cái oanh thủ thỉ nồng nàn
Điệp hồ xao xuyến chứa chan nghẹn ngào
Bông lơn dải lụa yếm đào
Nỉ non ân ái dạt dào gió mây

Hậu đình sắc thắm thơ ngây
Kìa Trần Thúc Bảo, vui vầy tiệc hoa
Vẳng nghe khúc nhạc thái hòa
Buồn phiền chi nữa một tòa thiên nhiên

Trương -Tần hai ả thuyền quyên
Tâm đầu ý hợp thôi miên giấc nồng
Nôn nao đỉnh giáp non bồng
Thanh mai trúc mã cầu vồng kim ô

Lâm Như Hoa, rứa khi mô
Lu Hà thổn thức lô nhô sóng vờn
Thuyền tình cập bến đòi cơn
Tiếng gà xao xác trong vườn ngoài sân

Đường thi! Ơi hỡi thế nhân
Đề hồn Lý Bạch bần thần ngẩn ngơ
Ngày nay lục bát ai ngờ
Hai hàng tơ liễu đôi bờ đục trong!

11.4.2015 Lu Hà



Hoàng Hôn Màu Tím
viết tặng Lâm Như Hoa

Hoàng hôn tím chân trời rộng mở
Đàn nhạn bay nức nở lòng tôi
Nhớ người em gái xa xôi
Vào ra tựa cửa bồi hồi ngẩn ngơ

Thơ em viết trăng mờ huyền ảo
Cùng Hằng Nga lảo đảo men say
Trần gian u ám đắng cay
Nỗi niềm cố quốc chẳng hay thế nào?

Hồn dân tộc nghẹn ngào thống khổ
Người sinh ra khác chỗ tùy nơi
Buồn nghe sóng vỗ chơi vơi
Đau thương tang tóc lệ rơi đôi hàng

Mắt đau đáu bâng khuâng hoài vọng
Đồng bào ta cuộc sống lầm than
Ngụợc xuôi bươn bả gian nan
Bát cơm manh áo trăm ngàn sầu tư

Lòng thơm thảo nhân từ hiền mẫu
Bài thơ đường khúc hậu đình hoa
Nương dâu Đổ Mục nhạt nhòa
Nắng mưa tầm tã bốn mùa Cuốc kêu

Người em gái yêu kiều rạng rỡ
Lâm Như Hoa bày tỏ tấm son
Khắc lòng ghi dạ chẳng mòn
Trùng dương dặm thẳm nước non quê nhà

Tên anh gọi Lu Hà em nhé
Nhớ đừng quên vạn kỷ phôi phai
Tìm nhau trong cõi trần ai
Đĩa dầu hao cạn u hoài sầu đông!

12.4.2015 Lu Hà


Yến Nam Thư: câu thứ 3 dùng từ ngữ chưa được hợp lý ..
đây chỉ là ý của riêng Thư .. có gì không phải mong bạn bỏ qua

Lâm Như Hoa: Yến Nam Thư cứ gợi ý để tham khảo. Mình đọc đến đây cũng hơi bị khựng, biết rằng là như vậy nhưng quan trọng là nên đổi chữ gì thì có thể làm bài thơ được hay hơn nữa

Yến Nam Thu: Lũ cẩu gầm gừ ca mấy tiếng, hai từ " lũ cẩu " là hai tiếng mắng ... đưa vào thơ trữ tình thì sượng là đúng rồi .. hi

Tôi vừa mới tuyên huấn cho anh chàng  Trần Thế Nhân xong. Bài tuyên huấn khá dài nên không tiện ghi lại ở đây. Bây giờ tự nhiên lại lòi thêm cái anh chàng Yến Nam Thư dỡ ngô dở ngọng dốt đặc cán mai không biết từ cái lỗ nẻ nào chui ra mà nhí nhố bàn luận linh tinh vậy hở giời? Bài thơ của cô em Lâm Như Hoa, anh thấy em làm rất hay. Hai cặp thực luận đối rất chỉnh: Về 2 câu thực hay gọi là 2 câu trạng:
Lũ cẩu đối với bầy chìm,
gầm gừ đối với thỏ thẻ,
ca mấy tiếng đối với hát đôi lời là tuyệt diệu để tả buổi hoàng hôn ở vùng nông thôn hay miền núi nào đó rất sống động gìau hình ảnh.

Tiện đây anh muốn kể cho em nghe một giai thoại về thơ của hai đại danh hào, để em nghiên cứu:

Vương An Thạch và Tô Ðông Pha là hai vị đại văn hào đã được người Trung Hoa tôn kính vào hàng "Bát Ðại Gia" của họ. Tính tình của hai ông trái ngược nhau: Tô thì hào sảng, bộc trực; còn Vương thì uyên bác, thâm trầm.
Vương An Thạch là người có hùng tâm, đại chí. Ông thi đỗ sớm, nhưng không nhận chức ngaỵ. Ông để ra một thời gian dài gần hai mươi năm để du lịch, học hỏi địa hình địa vật, phong tục tập quán, văn chương văn hóa khắp miền. Sau khi tự nhận thấy mình đã có đủ bản lãnh, ông mới chấp chánh và được phong làm Tể Tướng.
Trong lúc du học ở đảo Hải Nam, ông đã làm một bài thơ, trong đó có hai câu rất lạ:
Minh nguyệt sơn đầu khiếu
Hoàng khuyển ngọa hoa tâm

Dịch nghĩa:
Trăng sáng hót đầu núi
Chó vàng nằm (trong) lòng hoa

Thi hào Tô Ðông Pha, khi đọc, thấy không vừa ý nên đã sửa lại hai chữ cuối cho thơ có ý nghĩa hơn.
Ông sửa là:
Minh nguyệt sơn đầu chiếu
Hoàng khuyển ngọa hoa âm

Dịch nghĩa:
Trăng sáng rọi đầu núi
Chó vàng nằm (dưới) bóng hoa

Chuyện sửa thơ đến tai Vương An Thạch nhưng ông không hề lên tiếng! Vương Tể tướng chỉ bổ nhiệm Tô thi hào làm những chức quan tốt, nhưng chuyển đổi thành một vòng, từ Kinh đô xa dần về tận miền cực Nam, rồi lại trở về Kinh đô.

Khi đến làm quan ở Hải Nam được một thời gian, Tô Ðông Pha mới khám phá ra là: ở địa phương này có loại chim tên là Minh Nguyệt, hay hót trên đầu núi; và có một loại sâu tên là Hoàng Khuyển tức chó vàng, chỉ thích nằm trong lòng hoa! Lúc ấy Tô Ðông Pha mới biết là mình bồng bột và thấy được cái thâm trầm của Vương An Thạch.

Cách xử sự của Vương làm Tô khâm phục và sau này hai người thành bạn tương kính nhau, mặc dù trái ngược cả về tính tình lẫn chính kiến.

Quay trở lại bàn luận nghiêm túc về bài thơ của em không thiên vị theo đúng tinh thần nhân văn thì 2 câu này chính lại là hai câu rất hình ảnh sống động hay nhất để tả về một miền quê bình yên hẻo lánh nào đó chỉ có ở Việt Nam mà nơi em từng sinh ra lớn lên:

"Lũ cẩu gầm gừ ca mấy tiếng
Bầy chim thỏ thẻ hát đôi lời "

Chĩ có lũ cẩu ( lũ chó) mới gầm gừ chứ khộng thể trâu, bò, lợn gầm gừ. Một sự yên bình pha chút mỉa mai do hoàn cảnh xã hội nên có chuyện cẩu ca, chó sủa mấy tiếng nhát gừng. Nhưng bầy chim trái lại thì thỏ thẻ hát đôi lời là hình ảnh tương phản đối nhau rất thâm thúy đúng với tính chất của thơ đường ngắn gọn xúc tích giàu ý nghĩa hình ảnh tượng trưng.

Em hiện nay ở nước ngoài phải không? Nên tâm hồn em hoàn toàn tự do em làm thơ do nỗi niềm xúc cảm nhớ quê hương của mình chứ không phải làm thơ tuyên truyền nhằm làm đẹp lòng mọi quần chúng nhân dân lao động theo kiểu thơ Mao Xáng Xế mà đã có thời nở rộ ở Việt Nam. Trăm hoa đua nở mục đích là nhằm triệt hạ nhân tài thi nhân đích thực trong vụ nhân văn giai phẩm:
Ta là ngọc hoàng
Ta là thuợng đế
Ta bắt núi cúi đầu
Ta ra lệnh cho sông ngừng chảy

Hay bài thơ lò rèn tóe lửa của ông Truơng Chinh, hay ngô nghê như Hoàng Trung thông:

Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.

Hay bài thơ ca ngợi Nguyển Chí Thanh:
Hoan hô anh Nguyễn Chí Thanh
Anh về phân bắc phân xanh đầy chuồng....

Vậy chúc em cứ tiếp tục làm thơ từ cõi lòng cảm xúc cho chính em đọc sau đó sẽ có những nguời như anh đọc hiểu được chia sẻ niềm vui cùng em.

Lâm Như Hoa: Câu chuyện rất là đầy ý nghĩa. Cám ơn anh Lu Hà

Vậy để kết thúc chuyện củ hành củ tỏi, dưa chuôt mắm tép riềng mẻ do thói quen soi mói bới lông tìm vết của hai vị khách bất hảo là Trần Thế Nhân và Yến Nam Thư, hai cái tên nghe rất ông kễnh khệnh khạng nhưng lại không dám đăng ảnh thật của mình vào. Anh Lu Hà xin tặng Lâm Như Hoa bài thơ, cũng từ cái câu chuyện vui tức cười trên mà  cảm xúc ra:

Eo Óc Gà Kêu
viết tặng Lâm Như Hoa khi đọc thi phẩm: Cảnh Bình Yên

Tiếng chó sủa gầm gừ hoang dã
Miền thôn quê buồn bã hắt hiu
Tựa cằm thư án thiu thiu
Bức tranh vân cẩu dập diù sương thu

Vương An Thạch sầu u giọt lệ
Tô Đông Pha tri kỷ tri âm
Nỗi niềm cố quận tình thâm
Hoàng hôn quan tái lâm râm mưa phùn

Người thục nữ tay run phác họa
Bài đường thi cảm hóa tình trăng
Lòng đau thấu tận cung Hằng
Cành mai lá liễu phũ phàng xót xa

Chàng quốc sĩ sơn hà cay đắng
Dặm bụi hổng thủng thẳng buông cương
Phong trần vốn dĩ xem thường
Tâm đầu ý hợp vấn vương tơ tằm

Con hoàng khuyển còn nằm đỉnh núi
Minh nguyệt kia buồn tủi chi ai
Cánh hoa rực rỡ oanh đài
Xôn xao eo óc canh dài gà kêu

Đàn sĩ tử lêu têu đây đó
Cũng nhảy vào chúng tớ hay thơ
Nực cười dê cỏn ngẩn ngơ
Lắng nghe chị dạy bơ phờ não thân!

17.4.2015 Lu Hà











Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét