Người xưa có câu:
Quý hồ tinh bất quý hồ đa nghĩa là quý chất lượng, không quý số lượng, hoặc chất lượng quan trọng hơn số lượng.
Quý hồ tinh bất quý hồ đa nghĩa là quý chất lượng, không quý số lượng, hoặc chất lượng quan trọng hơn số lượng.
Câu này được sử dụng trong binh pháp của Tôn Tử: Muốn thắng
trận không phải là nhờ có nhiều quân, mà phải có quân và tướng giỏi.
Tớ tự hào rằng tiếng Việt mình giàu có hình ảnh. Phong ba
bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam.
Tớ nghĩ mãi vì sao hơn một nghìn năm đô hộ mà nước Tàu không thể đồng hoá nổi Việt Nam, các văn nhân ta làm thơ chữ Hán rất giỏi sau có một cuộc đại cách mạng văn chương là bởi công bà Đoàn Thị Điểm đã diễn Hán ra chữ Nôm bởi tập thơ Chinh Phụ Ngâm bằng thể thơ song thất lục bát. Cho nên giới văn sĩ cậy mình có học không thể nói chữ Nôm là thứ nôm na mách qué. Chữ Nôm đa phần giống chữ Hán, nhưng mỗi chữ đều ứng với một âm Việt.
Ngay cả nước Pháp đã đô hộ một trăm năm cũng không đồng
hóa được? Nhưng trong cái rủi có cái may là chính cái anh chữ Hán song hành với
chữ Nôm. Người Việt tuy làm thơ chữ Hán nhưng vẩn giọng Nôm thuần Việt. Da trắng
vỗ bì bạch là một thí dụ điển hình. Người Việt cứ giơ tay khoe đùi bảo: Ra trắng
chứ không nói bì bạch.
Nhưng tự nhiên người Pháp tới và truyền bá chữ quốc ngữ và
người ta có thể viết cả hai chữ da trắng và bì bạch một cách dễ dàng. Không những
thế bất cứ câu nói nào của người Việt đều có thể tái hiện trước mắt ta bằng chữ
quốc ngữ. Ngày nay người ta chẳng cần học chữ Nôm để đọc thơ Nguyễn Du mà đọc bằng
chữ quốc ngữ . Hoá ra chính các cha cố đạo Pháp đã có công gìn giữ nền độc lập
cho người Việt Nam là bởi tiếng Việt được bảo tồn.
Hãy đọc lại sự chuyển dịch tài tình từ Hán sang Nôm rồi chữ Quốc Ngữ một cách tài tình bằng mấy câu đầu trong Chinh Phụ Ngâm:
Hãy đọc lại sự chuyển dịch tài tình từ Hán sang Nôm rồi chữ Quốc Ngữ một cách tài tình bằng mấy câu đầu trong Chinh Phụ Ngâm:
Thiên địa phong trần
Hồng nhan đa truân
Du du bỉ thương hồ thùy tao nhân...
Thuở trời đất nổi cơn gió bụi
Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên
Xanh kia thăm thẳm tầng trên
Vì ai gây dưng cho nên nỗi này...
Chị Hồ Xuân Hương chả là con nhà nho, giỏi chữ nho nên có
kiểu chơi chữ độc đáo:
“Duyên thiên chưa thấy nhô đầu trọc
Phận liễu sao đà nảy nét ngang“
Chữ thiên là trời nhô đầu lên thì thành chữ phu là chồng,
chưa thấy nhô đầu dọc ý nói chưa thành chữ phu, tức chưa có chồng.
Phận liễu đồng âm với chữ liễu là cây liễu ám chỉ người
con gái, nếu thêm một nét ngang thì thành chữ tử là con. Ý nói chưa có chồng mà
đã có con, tức chửa hoang. Thật là rắc rối nhiêu khê vô cùng cho ai học chữ Hán
một chữ do nhiều bộ chữ ghép lại. Biết vậy tớ mới biết ơn các cha cố đạo Pháp
vô cùng.
Nhờ chữ quốc ngữ có dấu bất cứ chữ Việt nào tớ cũng viết
chính xác theo từng địa phương như: Mô, tê, răng rứa, chèng đéc ơi, mèng đéc
ơi! xí xớn, tí tởn, sân siu, mè nheo,
vân vân và vân vân…. Nếu dùng chữ Hán hay chữ Nôm thuần âm Việt làm sao viết được
các chữ Việt này hở trời?
Ngay cả tiếng Tàu tớ cũng có thể dùng chữ quốc ngữ Việt mô
tả chính xác như:
Chào anh!- Ní hảo! Chào thày ạ!- Lảo sư hảo, tha sư lảo
sư! Anh học lớp mấy-Nỉ sư xuấy?- ? Rất tốt- Khấn hảo.Tạm biệt- Chai chen. Anh
ăn cơm chưa? Nỉ trư pháng lờ mấy yểu? Một năm có bốn mùa, mùa xuân đẹp nhất- Y
nén yểu sư chi, nả ý chi ua mấn tâu sử khoan....
Một người học tiếng Hán phải mất 10 năm hay 20 năm dòng dã
may ra mới đọc hiểu được bộ truyện Tam
Quốc, Thủy Hử hay Tây Du Ký. Trong khi đó tớ học chữ quốc ngữ lớp 3 trường làng
đã đọc xong 12 tập Tam Quốc, 8 tập Tây Du Ký và 3 tập Thủy Hử dày cộp.
Với vốn chữ quốc ngữ bậc tú tài thôi tớ cũng sáng tỏ tinh hoa cổ học điển tích này nọ thơ
đường, thơ Đỗ Phủ, Lý Bạch, Bạch Cư Dị ,
Lý Thuơng Ẩn v. v…Cần quái gì phải viện Hán Nôm này nọ.
Bảng chữ cái La Tinh A, B, C lợi hại như vây. Tại sao đến
bây giờ nước Tàu, Nhật Bản, Triều Tiên không học theo Việt Nam mà cứ khư khư ôm
lấy cái thứ chữ hình thù cổ quái gạch ngang gạch dọc ấy làm gì?
Giang Đầu Vọng Nguyệt
hoạ thơ Giang Hoa: Thềm Trăng
Giang đầu vọng nguyệt thướt tha trăng
Tùng liễu bâng khuâng giọt tuyết hằng
Hồn mộng xa xôi dòng biệt ái
Lòng buồn rười rượi bến tình giăng
Giột mưa lữ khách con đò vắng
Ngọn gió thuyền quyên hạt bụi bằng
Duyên nợ đèo bòng bao kẻ khóc
Rụng rời ớn lạnh vệt sao băng…!
3.5.2016 Lu Hà
Cảm ơn Giang Hoa tạo ra một bài đường thi có 5 vần ăng rất
đẹp:Trăng, hằng, giăng, bằng, băng. Giang đầu là ngọn nguồn khúc sông, một
chàng cát sĩ du ngoạn ngắm nhìn sơn thủy hữu tình vào lúc đêm trăng vắng. Khuân
vàng sõng sượt in đáy nước.Hai bên bờ tùng liễu nhỏ giọt suơng tuyết hàng nghìn
năm cũng ở nơi đây.
Tâm hồn không chỉ một mà nơi đây biết đâu đấy còn biết bao
âm hồn vất vưởng? Với biết bao cuộc tình đẫm lệ giông tố chia phôi. Lòng người
lữ khách trở về chốn cũ chỉ là một con đò vắng người xưa cảnh cũ đâu rồi?
Rồi chỉ thấy mưa giăng mờ nhạt bóng dáng mỹ nhân và văng vẳng
tiếng côn trùng tiếng ma tình kêu khóc. Chàng lại rùng mình ớn lạnh côt sống
khi nhìn thấy một vệt sao băng vừa rơi xuống ứng với một nhân mạng mới từ dã
cõi đời? Sinh lão bệnh tử là chuyện vô thường nhưng chỉ tiếc cho những cô gái
hay chàng trai nào đó vì không lấy được nhau mà tự tử chết một cách oan uổng mà
thôi. Vì khuân khổ có hạn, Hà mỗ không thể phân tích hết ý nghĩa ẩn náu trong
bài thơ. Vả lại tự mình phân tích thơ mình xưa nay ít người làm vì thi nhân
ngày nay thiếu bạn tri âm như 7 vị thất hiền trong rừng trúc ngày xưa. Đăng lên
facebook có tính chất thưởng lãm đại trà. Không tránh khỏi dị nghị đàm tiếu mỉa
mai bóng gió: Ngã thi sĩ này làm thơ dở ẹt mèo khoe mèo dài đuôi. Tôi nghĩ làm
thơ kể về nổi tâm sự cũng như người viết đoản văn tự kể về nỗi lòng mình. Tại
sao không thể vữa làm thơ vừa viết đoản văn nhỉ? Tôi viết ra đây là đẻ chia sẻ
với bạn tri âm nhất là Giang Hoa chứ không cần lắm like làm gì?
Thơ đường lâu lắm Hà mỗ ít làm vì thể này gò bó qúa, nói
thẳng là sáo ngữ khó mô tả tâm trạng con người. Trừ các bài thi đường của các bậc
tao nhân kim cổ Lý Bạch, Hồ Xuân Hương, Trần Tế Xuơng v. v... Nay thấy giới quần
thoa làm đường thi tớ cũng thấy thích và họa lại cho vui.
Thơ đường hàng nghìn năm đã làm cho các văn thi nhân cả
Tàu lẫn Việt say mê. Nếu không có cái anh chữ quốc ngữ do người Pháp mang tới
có lẽ bây giờ Hà lão phu còn mê mải say mê làm thơ đường?.
Giang Hoa hay Nguyễn Bích Yến say mê đường thi tốt lắm,
ngoài thi đường cô nên tìm hiểu thêm về câu đối chữ . Ở Việt Nam có bác Hà Sĩ
Phu tết nào cũng làm câu đối rất hay.
Bên Tàu có tứ đại tài tử như huynh đệ Đường Bá Hổ rất hay
chơi chữ đối.
Hôm qua Hà mỗ nghe Audio về chuyện Hồng Lâu Mộng rất thú vị
khi nghe họ đọc một vế đối:
Thế sự tinh thông đều là học vấn
Nhân tình lịch duyệt mới gọi văn chương
Hay là một câu tưởng chữ nghĩa tầm thường mà ý cao thâm vô
cùng:
Sau mình còn chỗ không lùi bước
Trước mặt cùng đường muốn ngoảnh đầu.
Cho nên lão phu nghĩ: Cái anh thơ đường này chữ đã ít thì
ý phải thâm sâu đa phần dùng ngoại cảnh mô tả tâm trạng nội tâm bên trong. Chữ
đã ít ý lại èo uột toàn là ghép chữ sao cho có vần và xem có đối không? Trong
khi đó ý tứ nông cạn, cứ mênh mông toàn chữ là chữ mà tâm hồn trái tim cảm xúc
nht phèo, nên Hà mỗ mới ít làm thơ đường là vì đó.
Nay Giang Hoa một nữ sĩ đường thi làm thơ đường gợi tình gợi
cảm hứng cho cái máu con gà trống của lão phu nóng lên mà hoa chân múa cựa cho
vui.
Tiện đây lão phu nên nói sơ qua về câu đối. Nguyên tắc đối
như đối thơ đường mà không có giới hạn số chữ trong câu. Lão phu thấy thiên hạ
chia ra nhiều kiểu viết câu đối nào là tiểu đối, trung đối, đại đối, đối liễn,
phúng điếu đối, đối tết, đối hỉ sự v. v... Lão phu chỉ cần nhớ nguyên tắc cơ bản
thôi danh từ đối với danh từ, động từ với đông từ, tính trạng từ với nhau, chữ
Hán với Hán, Nôm với Nôm thôi.
Ví dụ: Bích Yến làm đường thi hay qúa
Thì đối lại là: Lu Hà viết quốc ngữ tuyệt vời
Tưởng đon giản, nhưng trong lịch sử văn chương Việt Nam có
câu đối của bà Đoàn Thị Điểm mà mấy trăm năm nay không ai đối nổi:
"Da trắng vỗ bì bạch"
Ông trạng Quỳnh hay nhà ngôn ngữ học Nguyễn Tài Cẩn có đối
lại. Nhưng theo ý lão phu là vẫn chưa ổn.
-Dương Văn Đấu: Cái khó của câu đối này là ở chỗ cách chơi chữ quá hóc búa của bà: Da trắng = bì bạch. Bì bạch là từ Hán Việt nghĩa là trắng như da hay da trắng nhưng cũng lại là từ thuần Việt là tiếng kêu bạch bạch khi vỗ vào da.
-Dương Văn Đấu: Cái khó của câu đối này là ở chỗ cách chơi chữ quá hóc búa của bà: Da trắng = bì bạch. Bì bạch là từ Hán Việt nghĩa là trắng như da hay da trắng nhưng cũng lại là từ thuần Việt là tiếng kêu bạch bạch khi vỗ vào da.
Hậu thế có người đối lại là: "Trời xanh màu
thiên thanh" hay: "Rừng sâu mưa lâm thâm "...nhưng không được
chỉnh lắm vì khác ngữ cảnh( ở đây bà đang tắm và tả cảnh tắm vỗ
vào da kêu bì bạch) và khác từ loại ( dộng từ đối với động từ ,
trạng từ với trạng từ...)
Mấy lời bàn cho vui nha.
-Nguyễn Bích Yến : Yến cám ơn anh Lu Hà dòng Thơ lưu bút họa nguyên vận và bút ý bình bài thơ nhiều tâm trạng rất tuyệt hay anh !
-Nguyễn Bích Yến : Yến cám ơn anh Lu Hà dòng Thơ lưu bút họa nguyên vận và bút ý bình bài thơ nhiều tâm trạng rất tuyệt hay anh !
Như anh đưa câu thơ của bà Đoàn thị Điểm khi bà bị
Trạng Quỳnh ghẹo,đúng là câu đó chưa ai đối được và diễn giãi ý
,nó hầu như vào ngõ cụt vì bà đối ý chỉ 5 từ mà có một nghĩa :
Da trắng= bì bạch đều một ý nhưng ở đây bà dùng phép cách hóa từ
rất hợp lý ,từ bì bạch trong nầy nó có 2 nghĩa ,nếu đứng vế với
từ vỗ thì nó là động từ còn đứng độc lập nó là hán tự đứng
đồng với cùng nghĩa thuần việt Da trắng:
Da= bì
Trắng= bạch,Yến đã một thời gian tranh bình bên
chuyện Đông tây của trang kiến thức ngày nay nhưng đến nay để đối ý
với bà vẫn còn bỏ ngõ,
Yến mến chúc anh một ngày mới nhiều niềm vui và
hanh phúc ...
Muốn đối từ của bà thì phải tìm từ ngữ lúc từ đó nó nằm sau động từ thì nó danh từ nó chuyển thành dạng động từ mà ý nó tương đồng đối,́ vì điều đó mà vẫn tranh cãi ,Yến ví dụ:
Muốn đối từ của bà thì phải tìm từ ngữ lúc từ đó nó nằm sau động từ thì nó danh từ nó chuyển thành dạng động từ mà ý nó tương đồng đối,́ vì điều đó mà vẫn tranh cãi ,Yến ví dụ:
Võ vàng sầu tím rịm
Nó đương đối
Nhưng nó không chuyển từ tính từ sang động từ ,tím
rịm vẫn là tính từ thì bây giờ tìn từ đối với với võ vàng mà khi
đương đối vế sau từ sau vẫn chuẩn đối mà nó đổi thành động từ hay
danh từ sau từ SẦU,nhưng khó ở chỗ ý từ văn ngữ mỗi chúng ta đều
mỗi trường phái suy nghĩ khác nhau ,vài ý suy nghĩ riêng.
-Lu Hà : Duơng Văn Đấu và Nguyễn Bích Yến nói rất
đúng. Tớ đã viết bài bình luận và đưa ra 7 giải pháp nếu có dịp vào trang blogs
của tớ đọc bài: Bình Luận Về Câu Đối Khó Nhất Việt Nam của tác giả Lu Hà.
Cách đây mấy chục năm còn có các ông đồ ngồi viết câu đối tết. Đa phần là chữ Hán. Ngày nay người ta viết câu đối tết thuần tiếng Việt cũng rất hay. Điển hình là bác Hà Sĩ Phu và tớ cũng vất vả đối lại vài vế hầu bác cho vui. Thật là tuyệt vời. Chữ Hán- thơ đường- câu đối- chữ nôm và chữ quốc ngữ theo mẫu tự la tinh tạo nên một nền văn hóa Việt Nam .
Cách đây mấy chục năm còn có các ông đồ ngồi viết câu đối tết. Đa phần là chữ Hán. Ngày nay người ta viết câu đối tết thuần tiếng Việt cũng rất hay. Điển hình là bác Hà Sĩ Phu và tớ cũng vất vả đối lại vài vế hầu bác cho vui. Thật là tuyệt vời. Chữ Hán- thơ đường- câu đối- chữ nôm và chữ quốc ngữ theo mẫu tự la tinh tạo nên một nền văn hóa Việt Nam .
Nhân tiện cô Nguyển Bích Yến hay tác gỉa Giang Hoa làm thơ
đường. Tớ mới quay trở lại niềm vui thú tức cảnh sinh tình thù tạc ngày xưa mà
tưởng rằng tớ đã quên thơ đường rồi?
Hôm qua tớ có đọc một câu đối cũng nửa Tàu nửa Việt rất lý
thú.
" Ngâm câu đậu khấu thơ càng đep
Sao giấc đồ mi mộng vẫn thơm"
Bây giờ tớ mới thong thả khảo sát phân tích cái hay của
bài đường thi của Giang Hoa viết toàn bằng chữ quốc ngữ.
Giang Hoa viết: Sương hàn là sương lạnh đúng là Hán - Nôm
rồi. Sương lạnh thành tuyết đổ gữa thêm trăng là cảnh vật trăng đêm làm cho tâm
trạng thi nhân mủi lòng. Cảnh buồn người có vui đâu bao giờ?
"Chén tửu mềm môi đẫm lệ hằng" Không chén rượu
mà chén tửu liên tưởng tới tửu luợng
Trăng lên phải là sơn thủy hữu tình. Đáng lý ra là cảnh đẹp
thơ mộng lắm ong lơn bướm lả. Nhưng cơ sự nào mà thi nhân mềm môi uống mãi đến
nỗi đẫm lệ hằng?
Chữ hằng nhiều ý có thể là ám chỉ Hằng Nga trên thượng giới
có thể là kẻ phàm trần nhi nữ thường xuyên vẫn hằng đêm lệ chảy châu tuôn… Lòng
buồn nên cảnh cũng buồn:
“ Ba ngõ gió đưa hương ngọc huệ
Một sân giăng rọi bóng kim lan…“
Giang Hoa: “Ngõ mộng giai kiều khai bút trải
Say thuyền mặc khách khởi vần giăng“
Đêm trăng chén rượu sầu nơi ngõ vắng cũng là cánh cửa của
tâm hồn phiêu diêu trải rộng lạc bến cô liêu. Nhưng khách đa tình vẫn say mộng
huyền hư, quá khứ hiện tại vị lai. Gọi là mộng ba sinh. Lờ mờ giấc mộng hơi
xuân lạnh, ngào ngạt mùi hương rượu khá nồng.
“Mộng vỡ mây tan mộng
Hoa bay nước cuốn hoa
Nhắn gửi bạn nhi nữ
Buồn hão chuốc chi mà…“
Giang Hoa: “ Quỳnh tương bóng liễu đêm tình tự
Dáng ngọc hình liêu hảo nghĩa bằng
Bóng liễu và liêu hảo tôi nghĩ tác giả có thể vận dụng điển
tích của Chân Sĩ Ẩn trong bài: Hảo Liễu Ca?
Có người dịch ra tiếng Việt:
"Giờ đây lều cỏ vắng tanh,
Trước kia trâm hốt sắp quanh đầy giường!
Giờ đây cây cỏ ngổn ngang,
Trước kia vũ tạ ca trường là đây,
Xà chạm kia nhện giăng đầy.
Màn the nay rũ cạnh ngay cửa bồng.
Xưa sao phấn đượm hương nồng.
Mà nay sương nhuộm như bông trên đầu ?
Bãi tha ma có xa đâu,
Là nơi màn thắm là lầu uyên ương.
Hôm kia đầy những bạc vàng.
Phút đâu hành khất bên đường là ai ?..."
Giang Hoa:
"Để cõi duyên nồng bên áng ngự
Cho hồn sưởi ấm lại lòng băng ..."
Đêm trăng buồn trái tim tưởng đã gía băng nhưng bởi tình
liêu hảo nghĩa bằng có khác chi đổi từ cầm sắt là nghĩa Kim Lang nghĩa vợ chồng
sang cầm cờ là tình bè bạn? Nên mới có câu: Cho hồn sưởi ấm lại lòng em đã gía
băng...
Thật là: "Giặt vải xanh tươi nguồn dưới bến
Hái rau thơm đợm khách trong mây..."
Chàng Phạm Lãi yêu nàng Tây Thi xinh tươi giặt vải bên
dòng Trữ La, nhưng vì hai vai nặng gánh sơn hà mà phải chịu hy sinh tình yêu
chuyển sang tình bạn tri kỷ hồng nhan buộc phải để cho nàng sang nước Ngô làm vợ
Phù Sai chờ ngày phục quốc?
Thơ đường và câu đối tuy hai là một có nguồn gốc sâu xa từ
thời nhà Đường. Nhưng Lý Bạch, Đỗ Phủ, Lý Thuơng Ẩn, Bạch Cư Dị, Tô Đông Pha v.
v… rất có nhiều liên can với dòng Bách Việt là nguồn gốc tổ tiên của người Việt
Nam ta ngày nay. Phải chăng chữ Hán là do của người Tàu hay của dòng Bách Việt
là môt câu hỏi mà lịch sử chưa giải đáp
nổi.
Có câu đối vui tại hạ mới sưu tầm:
“Trị nước khó sao phường mũ áo
Tày nhà đành mặc bọn quần thoa“
4.5.2016 Lu Hà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét