Chủ Nhật, 23 tháng 9, 2018

Buồn Vui Tủi Hận Mơ Giấc Điệp Hồ


Bài thơ Giang Hoa làm là loại thơ hoài vọng hoài cồ nhớ thương xót xa cảnh đời hiện tại mộng ảo vấn vương. Giống như tâm trạng bà Huyện Thanh Quan. Bà thuộc dòng giõi qúy tộc chỉ có khoảng 5 hay 6 bài đường thi . Thi đường là cả một bảng tổng kết về một thời đại trở thành châm ngôn lẽ sống.
Ta hãy đọc bài: Thăng Long Hoài Cổ


"Tạo hóa gây chi cuộc hí trường
Ðến nay thấm thoát mấy tinh sương
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương
Ðá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt
Nước còn cau mặt với tang thương
Nghìn năm gương cũ soi kim cổ
Cảnh đấy người đây, luống đoạn trường "

Buồn lắm phải không? Thế sự thay đổi cuộc đời là một chuỗi dài những hý kịch trò cười, vuơng hầu công bá mũ cao áo dài gỉa nhân gỉa nghĩa....Rốt cục cũng phải mình trần thân trụi vùi xuống hố thân xác cũng thối rữa ra chẳng còn thơm tho gì hơn xác thằng ăn mày là bao nhiêu.

Giang Hoa:
"Thềm khuya lặng lẽ gót sen hường
Giữa buổi thu tàn vọng bến Tương "

Gót sen chỉ gót chân người phụ nữ đẹp con nhà khuê các tiểu thự. Chứ con nhà nông dân chân lấm tay bùn khô nứt nẻ thì làm sao mà mềm mại trắng hồng được. Đúng ra là sen hồng, nhưng trong văn thơ chữ hồng gọi chệch ra là hường cho tao nhã như môi hường, da hường, gót hường, trắng như ngó sen còn gọi nõn nường...Từ nõn nường liên tưởng tới nõ nường chỉ cái của qúy của trai gái trong ngày hội nõ nường ta thường thấy các tỉnh trung du Bắc bộ.

Người phụ nữ đó giữa buổi thu tàn là tiết lập đông, là lúc những cánh hoa phượng vĩ rụng xuống lìa tan vào cát bụi gió mưa nhường cho hoa cúc nở. Hoa phuợng vĩ tương trưng cho mùa hè mùa xuân là mùa của tình yêu. Hoa cúc chịu rét giỏi nhiều người bảo là có khí phách như tùng bách là loài hoa người quân tử thích. Nhưng màu vàng lại tượng trưng cả cho chết chóc nên người ta hay kết thành vòng hoa phúng điếu hay trồng ngoài mả vậy. Thật là buồn gió đông hun hút mưa phùn rền rĩ có khác gì giọt lệ thiếu phụ cô đơn tuôn ra ta gọi là giọt tương là liên hệ với tích Tương Giang hay Tiêu Giang mà hai bà vợ vua Thuấn khóc chồng.

Ngày xưa các bậc vương tôn công tử hay các tiểu thư khuê nữ học vấn uyên thâm cứ gặp nhau là thách đố nhau làm thơ đường luật. Họ bảo hãy ra đề bài đi hay ra vần đi. Trong chữ nho có hẳn bộ vần thi đường hẳn hoi. Ra đề thì tùy ý người thách đố nào là vịnh cây đàn, vịnh bà chửa, vịnh anh lính lệ có mũ chóp đỏ hoe v. v....

Giang Hoa làm bài đường thi này hay ý tứ phong phú có khác chi dạ cổ hoài lang. Hà mỗ đọc xong chỉ hiểu đại khái như vậy và có sẵn vần rồi mà cắm cúi họa theo vần hoàn toàn theo suy tư suy luận tâm trạng riêng của mình về bản thân cũng như nhân tình thế thái. Chỉ khi bình thơ hay viết ra vài ý kiến mới thực sự đọc kỹ từng câu từng chữ.

"Sáo thổi âm ngàn leo ngõ mộng
Đèn khêu bóng giậu đổ loang tường "

Cây sáo là một nhạc cụ cổ truyền làm bằng ống tre ống ống trúc, Người thiếu phụ gịỏ giọt lệ sa châu bên dòng sông Tương mường tượng ra tiếng sáo vi vu bay bổng như tạo ra trăm ngàn âm thanh huyền bí những linh hồn lang thang len lỏi vào từng ngõ ngách của tâm hồn người ta. Trăng sao trên trời như ngọn đèn khiêu những dây leo hay hoa chùm gửi bám vào thân cây khác đổ xuống loang lổ cả chân tường. Khi những hàng rào bức giậu đổ tượng trưng cho chỗ dựa dẫm tin tưởng không còn nữa mà chỉ là sự đổ vỡ mất mát đau thương...

"Tơ trời níu mảnh chùm sao mộc
Gió biển ôm làn chuỗi ngọc sương "

Tơ trời hàm ý duyên phận do trời định. Theo nhà Phật là nhân duyên tiền kiếp. Niềm tin siêu hình của Nguyễn Du được thể hiện qua phần kết thúc Đoạn Trường Tân Thanh với lời thú nhận về quyền hạn tuyệt đối của ông Trời:

“Ngẫm hay muôn sự tại Trời.
Trời kia đã bắt làm người có thân.
Bắt phong trần, phải phong trần,
Cho thanh cao, mới được phần thanh cao.”


Sao mộc chính là mộc tinh, là nguyên tố Mộc (cây cỏ, mùa xuân...) trong ngũ hành. Đạo Lão coi nó là sao phúc trong phúc lộc thọ. Tơ trời níu vào chùm sao mộc gồm 12 cung hoàng đạo để hy vọng vào sự may mắn của ái tình? Nhưng lại chỉ thấy gió biển ôm làn sương mờ gồm những chuỗi ngọc cô quạnh gía băng. Chỉ những nỗi niềm thầm kín hạnh phúc tuổi xuân hoa qúy gía nhất của đời người đàn bà bị bỏ rơi...

"Nguyệt võ vàng hoa cài dải yếm
Bồng lai cảnh điệp giấc miên trường .."

Nguyệt là trăng cũng là người phụ nữ đẹp. Người xưa thường ví khuân mặt người mỹ nữ dịu dàng trong sáng đẹp như mặt trăng. Nhưng, than ôi khuân mặt mĩ miều đó trở nên võ vàng xanh xao run run mười ngón tay gầy guộc cài lại dải yếm, nàng mệt mỏi chán chường nằm thiêm thiếp mơ màng mình hoá thành con bướm xinh lạc vào miền hư vô của ái tình cõi tiên cảnh bồng lai...! .

Ái tình mang cho loài người niềm vui chốc lát nhưng có khi tủi hận sầu muộn thiên thu. Nên lão phu mới lấy tên bài thị họa của mình là. "Buồn Vui Tủi Hận"

Lu Hà: "Nhân duyên ràng buộc sợi tơ hường
Nức nở cung đàn nhỏ giọt tương"

Liễu Kỳ Khanh, tức Liễu Vinh, nhà thơ đời Tống, rất am hiểu và thông cảm với các ca nhi, kỹ nữ. Ông hay viết những bài thơ âm u sầu khổ không khác gì cung oán ngâm khúc của tướng quân Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều bên ta,

Khi cụ Nguyễn Du có đi sứ nhà Thanh làm bài độc tiểu thanh ký kể về thân phận nàng Phùng Tiểu Thanh là một cô gái sống khoảng đầu thời Minh con nhà gia thế, tên chữ là Phùng Huyền Huyền. Vốn thông minh nên từ nhỏ nàng đã thông hiểu các môn nghệ thuật cầm kì thi hoạ, lại có phong tư lộng lẫy hơn người. Năm 16 tuổi, nàng được gả làm vợ lẽ cho Phùng Sinh, một công tử nhà gia thế. Vợ cả tính hay ghen lại cay độc, bắt nàng ra sống riêng trên Cô Sơn, gần Tây Hồ. Vì đau buồn, nàng sinh bệnh rồi qua đời khi mới tròn mười tám xuân xanh. Nhưng đau khổ muộn phiền được gửi gắm vào thơ nhưng phần lớn bị vợ cả đem đốt hết, may mắn còn một số bài sót lại.

Nguyễn Du:

Độc Tiểu Thanh ký

Tây hồ hoa uyển tẫn thành khư,
Độc điếu song tiền nhất chỉ thư.
Chi phấn hữu thần liên tử hậu,
Văn chương vô mệnh lụy phần dư.
Cổ kim hận sự thiên nan vấn,
Phong vận kỳ oan ngã tự cư.
Bất tri tam bách dư niên hậu,
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?

Nghĩ thân phận nàng Phùng Tiểu Thanh , bên mộ nàng có một hàng dương liễu do người tình của nàng trồng lên xanh tươi um tùm gọi là liễu thanh thanh. Lão phu cũng nghe audio của bà Quỳnh Dao kể lại tích truyện này. Cụ Nguyễn Du than thở 3 trăm năm sau thiên hạ có còn ai nhớ mà khóc cho Tố Như này không? Cụ khóc cho nàng Phùng Tiểu Thanh một bài thi đường và ai sẽ làm bài thi đường có gía trị tương đương khóc Tố Như tên tự của Nguyễn Du?

Lu Hà:
"Kim Trọng vùi châu mưa lấm mặt
Thúy Kiều chôn ngọc rượu hoen tường"

Kim Trọng và Thúy Kiều là hai nhân vật trong truyện Kiều của Nguyễn Du hay tập tiểu thuyết hạng xoàng của Thanh Tâm Tài Nhân bên Tàu.

Cái nhân duyên ràng buộc là do ông Tơ bà Nguyệt kết chỉ xe duyên. Yêu nhau muốn lấy nhau mà trời chẳng chịu chiều. Để đến nỗi chàng Kim phải vùi lấp những hạt châu hay nước mắt của mình vào bể khổ gió táp mưa sa, mặt chàng lấm lem bùn đất. Không lấy đuợc nàng Kiều lý do bị gả bán mất tích chàng lấy luôn nàng Vân cô em trong trắng nõn nà kém gì cô chị? Chàng thành kẻ chặt mía cả cụm người đời không ai dám trách chàng, nhưng chàng cũng thuộc loại thớt mặt, mặt chàng cũng nhọ nhem bùn đất, tuy rằng chủ ý gán ghép của ông viên ngoại,  ông bố Kiều và khi ra đi nàng Kiều đá ký gửi chàng Kim cho cô em.

Còn nàng Kiều thì sao? Trong truyện của Thanh Tâm Tài Nhân Kiều là cô gái to mồm đanh đá chứ chẳng phải tay vừa, nhưng dưới ngòi bút phù thủy của cụ Nguyễn Du thành cô gái thùy mỵ ngây thơ đoan trang tiết hạnh vô cùng.

Thúy Kiều không thể tránh khỏi định mệnh và sau nhiều lần chiến đấu đấu tranh gìn giữ cái tiết trinh của mình cho chàng Kim mà không được đành phải vùi chôn ngọc bội để cho rượu nồng và những cuộc mây mưa trăng gió với khách làng chơi hoen ố cả bức tường...
Cái tính ngây thơ ba phải dễ tin người thiếu khôn ngoan từng trải an phận hủ thuờng của Kiều đã làm liên lụy cả với Từ Hải:

Lu Hà:
"Sa cơ lỡ bước lầy gan óc
Phong vận đường đi thấm áo sương"

Vì Từ qúa say mê tài sắc của Kiều mà không thấy cái hạn chế của đàn bà lại cho bàn cả việc quân cơ quốc gia đại sự để cho thằng cha Hồ Tôn Hiến nó mua chuộc dụ dỗ. Kiều dù có chết có bị ngũ mã phanh thây tróc xuơng xẻ thịt cũng không đền báo hết công ơn của Từ tuớng quân dành cho mình. Linh hồn hai con ma tội lỗi khổ đau Từ Hải và Vương Thúy Kiều vẩn vơ vơ vẫn lang thang trên con đường dài thấm áo suơng...

Từ bị chết đứng thật thảm vô cùng:

"Thấy Từ còn đứng giữa trời trơ trơ.
Khóc rằng: Trí dũng có thừa,
Bởi nghe lời thiếp nên cơhội này!
Mặt nào trông thấy nhau đây?
Thà liều sống thác một ngày với nhau!
Dòng thu như dội cơn sầu,
Dứt lời nàng cũng gieo đầu một bên.
Lạ thay oan khí tương triền!
Nàng vừa phục xuống Từ liền ngã ra...."

Lu Hà:
"Hỡi khách đa tình nào mấy kẻ
Buồn vui tủi hận suốt canh trường…"

Để kết thúc bài thi đường lão phu có ý nhắn nhủ các bậc văn nhân trí gỉa các khách đa tình, tôn tằng công nữ lấy chuyện đời kim cổ mà viết thành thơ những vui buồn tủi hận suốt canh trường và rút ra cho mình những bài học kinh nghiệm thực tế.Yêu thuơng hết lòng và cũng đừng qúa mất mát đau mà tổn hại cho sức khoẻ hãy giữ vững ý chí làm người.

10.5.2016 Lu Hà




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét