Thứ Tư, 4 tháng 12, 2019

Bàn Về Văn Hóa Với Paul Nguyễn Hoàng Đức


-Trích lời Paul Nguyễn Hoàng Đức:

“Không có văn hóa, không có cái được gọi là người!” đó là một danh ngôn. Vậy Văn hóa là gì? Chữ “Văn” là Người. Văn hóa là “con người hóa con người”. Nếu không có văn hóa để nâng từ con lên người, thì người mãi mãi chỉ là động vật hoang sơ. Vậy văn hóa là gì? Đây là khái niện để sống làm người, chứ không phải thứ chúng ta đòi chém gió bù lu bù loa, khoe mẽ kiến thức mà lẩn trốn làm người, theo kiểu “mồm miệng đỡ chân tay”.


Để loại bỏ những kẻ không định sống văn hóa mà chỉ muốn dùng văn hóa như một trò bẻm mép múa may khoe mẽ, tôi xin đưa ra định nghĩa văn hóa căn bản nhất của nhân loại: “Văn hóa là đặt vấn đề đúng chỗ”. Vậy đấy, người ta không thể đến đám cưới lại khóc, đến đám ma mà cười, không phải chỗ toa lét cũng đi vệ sinh, và tỏ tình ở hội trường ủy ban…

Các cụ nhà ta vẫn dạy câu của người Hoa: “Tri túc bất nhục, tri sỉ bất đãi”, tức là: có hiểu biết thì không bị nhục, biết chữ sỉ thì không bị ngược đãi.

Vấn đề đúng chỗ là thế nào? Là con người buộc phải thực hành theo tiêu chuẩn văn hóa mà không làm hại đến người khác. Việt Nam có câu “Nhập gia tùy tục, đáo giang tùy khúc”, tức là : đến nhà ai phải theo gia phong nhà ấy, cũng như đi thuyền trên sông phải uốn lượn theo từng khúc quanh….“

Lu Hà: Bác Paul viết hay qúa khi bàn về văn hóa. Chữ văn hoá người ta vẫn thường viết và nói với nhau hàng ngày. Chúng ta luôn nghe người ta khen chê nhau như người này sống có văn hoá, kẻ kia thiếu văn hoá. Nhưng văn hoá là gì? Nếu định nghiã một khái niệm có ý nghiã rộng và trìu tượng như thế này thì dài dòng và mênh mông vô cùng. Theo tớ chỉ cần nên hiểu một cách đơn giản là phương thức tạo ra vẻ đẹp tinh thần thể xác riêng cuả một người hay cuả cả một dân tộc, hay rộng hơn cả một loài người. Ta tạm chia ra ba thời kỳ : Cổ, trung, đại. Người nào thì văn hoá ấy, có vẻ đẹp riêng khi y ăn nói, đi đứng, viết văn hoặc làm thơ v. v... Mỗi người có một phong cách thể hiện riêng cái văn hoá cuả mình hay cuả cả cộng đồng dân tộc mà mình quen sống như vậy từ thuở nhỏ.

Người có văn hoá không nhất thiết phải học cao, nhiều bằng cấp và lắm chữ nghiã. Người ít học cũng không phải là không có văn hoá, sự biết tôn trọng người khác biết giữ gìn lời ăn tiếng nói cũng chính là tự tôn trọng mình. Họ mới chính là người có văn hoá.  
Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng. Người nông dân chân lấm tay bùn, hút thuốc lào, nóng lên có khi chửi bậy nói tục nhưng tâm điạ họ lương thảo. Tớ lại coi họ có văn hoá nhân bản hơn những những kẻ lúc nào cũng bệ vệ bảnh bao chải chuốt, ăn nói nhỏ nhẹ, lời lẽ văn hoa dễ thương nhưng chuyện la cà các vùng quê để dùng tiền săn gái chưa đủ tuổi vị thành niên. Cái tâm mới là quan trọng có thực là người có văn hoá không? Những từ ngữ phế thải nếu dùng đúng lúc trong văn chương, kể cả trong diễn giải tranh biện thì ý nghiã thanh cao cuả nó cũng vô cùng. Tất nhiên những cuộc tranh biện về ý thức hệ bình thường ta cũng không nên dùng, chỉ trong trường hợp đặc biệt khẩn cấp, bất đắc dĩ mà thôi. Để nhấn mạnh tầm quan trọng cuả vấn đề thiết tưởng cũng không có gì là chê trách. Cái quan trọng dùng đúng lúc đúng lúc đúng chỗ, đúng người, đúng cảnh, đúng đối tượng thì giá trị cuả nó cũng rất cao hơn cả những lời hoa mỹ sạch sẽ đấy.

Tớ rất ngưỡng mộ trình độ học vấn, kiến văn uyên thâm của bác Paul , đọc đến đâu mà thấy sướng cái tri giác, tri thức, tâm thức đến đấy.

Muốn có được sự hiểu biết mênh mông như vậy, bác Paul cũng phải khổ luyện học tập trau dồi hàng ngày trải qua mấy thập kỷ rồi chứ không phải đùa, một đêm ngủ dậy  không ai có thể trở thành triết gia văn thi sĩ ngay. Ở Việt Nam có một anh chàng Hoàng Quang Thuận cả đời chả dính dáng gì đến thơ văn, sau một chuyến đi du ngoạn chùa Trúc Lâm Yên Tử cùng phái đoàn phật tử miền Nam, vì có công cứu một con rắn mà người trong đoàn muốn mua làm thịt  mà Thuận dược Vua Trần báo mộng đọc thơ cho và Thuận tỉnh dậy ghi chép lia liạ và tập thơ được dịch ra tiếng nước ngoài in ấn đại trà gửi tặng các đại sứ quán và Thuận nghiễm nghiên được ông Hữu Thỉnh cấp thẻ cấp bằng nhà thơ luôn.
Các nhà chùa văn bia cũ bị đục ra thay những bài thơ tự do nham nhở như chó gặm vào mà Thuận thuổng của khách thập phương lại bảo Vua trần báo mộng.
Chuyện ông Thuận sau một đêm ngủ dậy thành nhà thơ có đáng tin không?

Mấy thày ở ban tuyên giáo, ban tuyên huấn Hà Nội hay hội nhà văn quốc doanh ấp mái gì đó chắc cũng vất vả cực nhọc lắm với bác Paul. Vì để che cái tấm thân trần trụi vô thần thì  các vị ấy chỉ có tấm chăn đơn Mác Lê, Mao Trạch Đông qúa ngắn, cũn cỡn che kín đầu thì lòi chân, che kín chân lại hở đầu. Thành thử ra các vị ấy phài cong mình lại cuộn tròn như con tôm, con sâu róm thật là tội nghiệp.

-Trích lời Paul Nguyễn Hoàng Đức:
“Ngôn ngữ là trí tuệ, vì con người tư duy bằng ngôn ngữ. Ngôn ngữ của anh thế nào, thế giới của anh như vậy. Nhà nông thì có ngôn ngữ “nước – phân- cần – giống”, công nhân thì có “cờ lê, mỏ lết”, linh mục thì phải có ngôn ngữ thuộc thế giới thiêng liêng. Có danh ngôn của tôn giáo không thể cãi rằng: “Những cái bên ngoài đền thờ thì không thể bước qua ngưỡng cửa đền thờ.” Đền thờ không phải là cái chợ mà anh mang tôm cá vào, cũng không phải thanh lâu để gái gú mặc áo thiếu vải hở vai hở đùi… Muốn bàn về tôn giáo thì phải đọc, còn phải trải nghiệm tức là sống tôn giáo. Trẻ con bé tí hôn nhau đó là bắt chước trò chơi vợ chồng, chứ làm sao chúng hiểu được khát vọng âm- dương hút nhau đòi sinh nở của vợ - chồng đã trưởng thành về sinh lý?!

Không có tôn giáo, không theo đạo, đọc vài cuốn sách bâng quơ, trí tuệ không thường trực cần thì copy – paste, cái các chuyên gia hiện đại gọi là “thế hệ mù văn hóa mới”, muốn lấy thông tin có sẵn trong máy như kiểu thủ thư lục sách để trang trải cho tâm hồn rỗng tuếch, sao có thể lên đài đấu võ. Đang đấu võ lại bảo “chờ tôi tra trích xem miếng này là gì” có mà bị người người ta đấm vỡ mặt nhiều lần.

Không có trình độ lại bảo: tôi không tôn giáo, nhưng tôi biết nhìn thấy chỗ cột thủng… nói thế khác gì bà nhà quê bảo với bác sĩ phẫu thuật: tôi không biết giải phẫu, nhưng ở nhà quê, tôi vẫn khâu vá quần áo cũ, xin cho tôi vào để lúc mổ xong tôi khâu vết mổ cho bệnh nhân?

Người thì chưa viết được một tiểu luận cho ra hồn, cuốn sách lại càng chưa, thế mà đòi đấu ngang ngửa với người đã trường văn trận bút chưa bao giờ bị lung lay, lại còn đòi mời trọng tài để làm chứng cho mình. Văn hóa của loại người này rõ ràng càn quấy kiểu tùy tiện đầu đường xó chợ, vì nó không hề tuân thủ bất cứ chuẩn mực khả lý hay đúng chỗ nào.

Người ta không thèm để ý thì lu loa, ông thua tôi! Đúng là dạng Chí Phèo và AQ phải gọi bằng cụ, đã thế lại còn bảo người ta huyễn hoặc đại ngôn, cái dạng như thế thì đại ngôn và huyễn hoặc không cần chứng minh thư luôn….“

-Lu Hà: Đọc trích đoạn trên bác Paul dẫn giải rất thú vị.

Hình như mấy con trâu gìa, trâu đực phải mượn hình các cô gái trẻ trung nõn nà mượt mà kiếm trên google để nhảy vào xập xí xập ngậu tranh cãi với bác cho đỡ tẽn tò?

Tôi phải ôm bụng mà cười rũ rượi phòi cả cơm cháo ra khi có một cô hay một lão ông lão nào đó giả làm con gái comment chen chân vào trang bác Paul viết rằng:

“Thánh thần và Thiên thần khác nhau bạn có nhớ kinh Tin kính không ?Thánh thần là Chúa Ngôi Ba .Thiên Chúa có Ba Ngôi :Cha -Con -Thánh Thần. Còn thiên thần là loài thụ tạo Thiên Chúa sáng tạo -Trời đất vạn vật -Thiên thần và Con người đặc biệt Thiên thần là loài thụ tạo nhưng không có hình“

Đã gọi là thiên thần là thiên thần ở cõi trời chứ? Còn loài thụ tạo như ông bà Adam, E Va nặn từ đất , hay cỏ cây hoa lá muông thú, muôn loài thụ tạo đều có đôi đực và cái để sinh sản trên trái đất này.

Tại sao lại cho thiên thần và con người vào một rọ được. Con người là thứ nhơ nhớp dơ dáy chúng phải biết học tập phục thiện may ra khi chết đi mới được vào nước Chúa. Còn thiên thần là các đấng cao sang thiêng liêng đời sống vĩnh cửu.
Trong tiếng Việt, ngoài từ thiên thần, còn có thiên sứ, sứ thần. Nói một cách ngắn gọn, thiên thần là thần trên trời.

Hai từ thiên sứ và sứ thần này sát với quan niệm Kinh Thánh hơn. Kinh Thánh không chú trọng lắm đến hình thù hay bản thể của các thiên thần cho bằng đến sứ mạng của các Ngài. Các ngài được gọi là “sứ giả của Thiên Chúa”, được Chúa sai đến để thi hành một sứ mạng nào đó.

Theo tớ Thiên Chúa Đấng tạo hoá toàn năng. Ngài quá uy nghi cao cả, xa cách con người; bởi vậy khó có thể nghĩ đến việc Ngài trực tiếp can thiệp đến thế giới con người, nếu không phải là qua các sứ giả, tức là các thiên thần. Do ảnh hưởng Do Thái giáo ở Babilon, mới có sự phân biệt rõ ràng hơn về các vị thiên sứ, là những thiên thần đặc biệt chầu chực trước Thiên Chúa, hoặc được phái uỷ thi hành một công tác nào đó. Chính vào giai đoạn này mà người ta đặt tên cho một số vị thiên thần, như Micael là Thiên Chúa vĩ đại, Gabriel là sức mạnh của Chúa, Raphael là linh dược của Chúa.

Còn trong Tân ước thì sao có cuộc đối thoại của Chúa Cứu Thế, các Phúc Âm lấy lại một số quan niệm của Cựu ước, như thiên sứ Gabriel truyền tin cho Đức Maria, hoặc như các thiên sứ báo tin cho các mục đồng trong đêm Giáng Sinh, hoặc đến an ủi Chúa trong vườn Cây Dầu. Trong các bài giảng Chúa Giêsu cũng nói đến các thiên sứ như là những người chầu chực  cửa nhà Thiên Chúa toàn năng, hoặc gìn giữ các trẻ thơ, hoặc triệu tập nhân loại vào ngày chung thẩm.

Đối với người công giáo tin Đức Kitô là Thiên Chúa ngôi hai làm người ở giữa chúng ta thì quan trọng gấp trăm ngàn lần tin nơi các thiên thần. Thật ra ngài Jesus Christus  là tihiên thần yêu qúy nhất của Chúa Cha. Khi bàn về các thiên thần, nhà thờ không ngừng nhắc nhở: Thiên Chúa yêu thương chúng ta dường nào, Ngài sai các thiên thần là một loài cao cả hơn chúng ta, đến giúp đỡ chúng ta trên đường hành hương. Các thiên thần biểu lộ lòng yêu thương săn sóc của người Cha đối với từng người chúng ta.

Trong giáo hội Roma cũng từng vất vả khi người ta còn cho rằng Chúa Jesus còn dưới cả thiên thần. Vì Ngài từng làm thân nhục thể con nuôi anh thợ mộc. Do thiên thần nhập thể vào lòng đức Mẹ Maria mà đươc sinh ra.



Muốn có niềm tin tôn giáo cần phải có tấm lòng tâm hồn yêu thương và trí thức do ham học hỏi mà có. Đã gọi là người có trí thức thì phải có trí và có thức.

Trí là có trí tuệ hơn người, do thông minh bẩm sinh hoặc chịu khó học hành đỗ đạt mà có, một tư duy thông thoáng hiểu biết hơn người bình thường. Biết phân biệt đúng sai phải quấy. Người có trí thì phải có tâm thì trí mới bền. Nếu chỉ có tí trí mà thiếu tâm thành ra con người thủ đoạn xảo ngôn, biển lận, quỷ quyệt. Trong một chừng mực nào đó có thể do lường gạt mà đạt được một số thành công và kết quả nhất thời. Nhưng tâm tối thì trí cũng mờ đến mức ngu đần mà chết thảm thương, nằm dưới mồ không được yên người ta còn đổ vôi bột phân tro lên.
Thức là có ý thức về nhân cách, liêm sỉ và có lòng tự trọng. Luôn thức tỉnh phù hợp với ngoại cảnh và có suy xét không theo đuôi, không để người khác lưà bịp, phỉnh phờ dụ dổ, lôi kéo đi vào con đường tội lỗi.

Tôi đã từng viết một bài luận thế nào là trí thức. Trí tức là tri túc, tích lũy miệt mài trong đầu do học hành xem hình đọc báo và những thông tin mà ta có được. Thức là khả năng suy luận diễn giải phân tích những sự kiện sảy ra xung quanh ta.

18.10.2017 Lu Hà














Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét