Thứ Tư, 4 tháng 12, 2019

Dư Luận Viên Quậy Phá Niềm Tin Tôn Giáo


Chết cười hiện nay ở Việt Nam có hiện tượng đám hồng vệ binh và các dư luận viên ồ ạt tấn công các Tôn Giáo. Chúng đánh phá nặng nhất vào Ki- Tô giáo. Đám Thái Ngọc Nhiên mang cả súng ống dao phay mã tấu lựu đạn tới khủng bố Cha đạo Nguyễn Duy Tân, ở tỉnh Đồng Nai. Ở Hà Nội có công an bảo kê một quán bar công khai trình diễn các màn khỏa thân, đeo thánh giá vào vùng hạ bộ, âm hộ để xỉ nhục các Cha Linh Mục và các Nữ Tu Sĩ

Trên facebook có người hỏi bác Paul Nguyễn Hoàng Đức ý nghĩa niềm tin tôn giáo, và hỏi về 3 đạo : Do Thái, Công Giáo, và Hồi Giáo có liên quan gì?

Bác Paul là một triết gia, một nhà thơ nhà văn chứ không phải là một nhà thần học. Nhưng bác Paul cũng vui vẻ trả lời. Tôi thấy những gì bác Paul viết cơ bản là chính xác. Tất nhiên có những tiểu tiết vụn vặt không đáng kể. Thế nhưng có những người không chịu học hỏi, cậy mình có đọc sơ qua vài trang báo mạng, kiến thức hời hợt nông cạn, kopie trích dẫn trên google về ngày tháng năm sảy ra các sự kiện lịch sử để bắt bẻ bác Paul hay cố tình hạ nhục phỉ báng bác Paul.


Tôi cũng chả hứng thú say mê gì lắm cái chuyện tôn giáo, mục đích chính của tôi là làm thơ viết văn cho vui với đời. Nhưng tôi thấy bất công qúa, bác Paul phải bỏ thời gian qúy báu vàng ngọc ra để cho mọi người hiểu mà học tập.

Các dư luận viên không chịu hướng thiện học tập. Vì là người công chính, thích lang thang trên mạng làm người nghĩa hiệp bênh vực lẽ phải nên tôi buộc lòng phải lên tiếng.

Tôi cũng là một Ki – Tô giáo, nhưng loại thoang thoảng hoa nhài. Lâu lắm không đến nhà thờ nghe giảng đạo xưng tội. Trong khi ở nhà chỉ thích làm thơ, hay túc tắc nghiên cứu về nhà Phật.

Theo tôi: Tôn giáo nào cũng mục đích hướng thương và hướng thiện. Niềm tin tâm linh các đấng tối cao. Kể cả Đạo Hồi các tín đồ cũng rất hiền lành, trừ vài nhóm Hồi Giáo qúa khích, lợi dụng Tôn Giáo để khủng bố thì không nên nói làm gì?

Nhà nước cộng sản ba Tàu ngày nay rất sợ người Hồi Giáo Tân Cương? Chứ cái anh Phật Giáo qúa nhu nhược nên họ chiếm gọn Tây Tạng.

Bây giờ tôi muốn bàn kỹ thêm về 3 đạo độc thần là Do Thái, Ki- Tô và Hồi Giáo.

Thật gia Do Thái là tôn giáo anh cả, Chính Mose là một nhà thông thái, một nhà quân sự đại tài lại là tác gỉa quan trọng trong sách sáng thế kỷ, hình như cả phần cựu ước đóng góp Mose rất lớn?

Hàng năm người Ki- Tô mừng Chúa giáng sinh, gọi là Noel vào 24, 25 tháng 12.
Trong khi đó khoảng thời gian trong tháng 12 này, người Do Thái cũng có Channukah giống như ăn Tết vậy. Tôi nhớ hình mang máng vào g
iữa tháng 12 . Tôi cũng từng tham dự một hai lần.

Như vậy, tháng giêng đầu tiên của lịch Do Thái kỷ niệm Mose, những biến cố quan trọng nhất trong lịch sử Do Thái. Dân Do Thái từ tình trạng nô lệ Ai Cập được giải phóng đến miền đất hứa. Ðể kỷ niệm biến cố lịch sử này, trong tháng giêng, có lễ hội kéo dài 7 ngày, trong đó có lễ Vượt Qua  và lễ bánh Không men  là hai lễ lớn và quan trọng trong tôn giáo Do Thái. Tôi thấy có những chiếc bánh mỏng dính làm bằng bột mỳ.

7 ngày lễ hội Massoth được coi là những ngày cuối cùng trong năm. Sở dĩ ngày đầu năm bắt đầu sau lễ hội này vì sau khi Ðức Giê Hô Va giải phóng dân Ngài ra khỏi Ai Cập, thì người Do Thái coi những ngày đầu tiên của thời tự do thuộc về một kỷ nguyên mới, vì thế, đó cũng là thời điểm bắt đầu một năm mới hay ngày Tết.

Ngày thứ 6  trong tuần là ngày sabbat, mọi công việc ngừng nghỉ. Mọi gia đình đi lễ.

Về sau này Chúa Giê Su luôn thường hay nhắc đến Mose trong sách tân ước.

Chúng ta không thể trách đạo Do Thái chỉ dành cho người Do Thái? Mà Do Thái không mở rộng truyền bá rộng như Ki- Tô, Hồi Giáo và Phật Giáo.

Đó là quyền tự do của gia đình nhà ông Abraham, kéo hàng nghìn năm nay. Từ niềm tin của ông Abraham mà con cháu ông đã viết sách cựu ước và cả tân ước là cơ sở cho 3 đạo lớn ra đời là: Do Thái, Ki- Tô và Hồi giáo.


Bác Paul nói rất chính xác. Do Thái là một tôn giáo mang tính gia đình. Là một khế ước, giao ước giữa Đức Chúa Trời và ông Abraham. Chúa đã thừa nhận con cháu gia đình ông Abraham là họ hàng gần nhất của Chúa, nên con cháu ông Ahraham sẽ được bảo vệ muôn đời nhưng phải tuận theo phép cắt bì và các giới răn luật . Có một sự phức tạp giữa Isaac và Ismael. Thật ra Ismael là con trai đầu lòng của ông Abraham nhưng lại con của người nữ tỳ ngoài hôn phối. Người con này coi như là thủy tổ của người Ả Rập và Đạo Hồi.
                                               
Isaac con bà Sahra là hôn phối chính, bà trắng trẻo đẹp như nữ thần Venus. Nên người Do Thái ngày nay khá đẹp trai đẹp gái.

Sau khi bà Sahra chết ông Abraham còn cưới nhiều người vợ khác cũng khá đông con.

Ta chỉ tính dòng chính là Isaac con trai ông là Jacob sinh ra 12 người con, người con trai nổi tiếng nhất là Joseph từng làm thừa tướng cho nước Ai Cập cho vua Phrao. Cái quan trọng là Moses đã nhận tấm bia đá ghi 10 điều răn trên núi Sinail. Có thể Moses là người đầu tiên thiết lập nền cộng hòa đầu tiên trong lịch loài người.

Đạo Do Thái theo tôi mang tính gia đình dòng máu chính thống con cái của bà Sahra, còn những đứa con khác không cho vào đạo. Tuy là đại gia đình nhưng con cái sinh sôi lớn mạnh quá mà thành lập cả một quốc gia vương quốc hùng mạnh như Salamon, David v. v….

Người Do Thái thì bảo Chúa lập giao ước với ông Abraham và Abraham truyền cho Isaac, người Hồi Giáo bảo Chúa lập giao ước vơi Abraham và truyền cho Ismal là con cả.

Cãi nhau hoài. Đến khi xuất hiện Chúa Giê Su là con một Thiên Chúa trong Chúa 3 ngôi xuống làm người nhục thể. Người Do Thái lại không thừa nhận Giê Su là đấng Messiah, coi ngài chỉ là con anh thợ mộc bình thường.

Đạo Ki- Tô ra đời từ đó, người công giáo Việt Nam học cả cựu uớc và tân ước. Chủ yếu là tân ước bởi những bài phúc âm lời dạy Chúa con tức Giê su.

Người Hồi thừa nhận Giê Su coi là một tiên tri như Ngài Mohamed Alli là người sáng lập ra Đạo Hồi. Mohamed Alli là một người nghĩa hiệp một tráng sĩ bênh vực người nghèo. Đạo Hồi qủa quyết họ là tôn giáo cuối cùng thừa kế Do Thái và Ki-Tô. Chỉ có họ mới xứng đáng được Chúa tin cậy ủy thác dẫn dắt loài người.

Tôi cũng từng tới thăm nhà thờ Do Thái nhiều lần, từng dự các buổi thánh lễ từng ăn uống trò chuyện. Nên cũng biết qua một số sinh hoạt tập tục của họ. Vào nhà thơ tôi cũng phải đội kipa trên đầu, mặc dù tôi chịu các bí tích rửa tội thanh tẩy bên Ki- Tô giáo.

Nên chú ý trong sách sáng thế kỷ từ ông bà Adam, Eva, Cai Abel, Noah v. v… dài lắm . chưa có tôn giáo Do Thái, chỉ khi xuất hiện một người tên gọi là ông Abraham và đến khi Moses nhận được 10 điều răn của Thiên Chúa mới hình thành Đạo Do Thái. Ông Giacob sau đổi tên là Iseael có 12 người con thì một người tên la Levis chuyên đảm nhận coi giữ đền th ờ, chuyên trách về thờ cúng nghi lễ.

Nên nhớ Đức Mẹ Đồng Trinh Maria và cà Cha nuôi Chúa Giê Xu là dòng giõi vua David, là dòng dõi Do Thái huyết thống. Nếu không có chuyện Judas phản Chúa người Do Thái đấu tố Chúa Giê Su với quan thái thú người La Mã thì chắc Đao Ki- Tô do Chúa Giê Su sáng lập, các lời dạy của ngài mà các tông đồ viết thành sách trong sách phúc âm mặc khải chỉ trong nôi bộ người Do Thái. Nhưng vì cuộc hành hình bất công vô lý này mà các tông đồ của Ngài mới truyền Đạo Ki -Tô khắp thế giới sang cà Việt Nam.
Mà chắc gì có giáo hội La Mã Vatican? Chúa Giệ Su sẽ như là một Đức Phật của người Do thái? Chính Chúa lúc sinh thời từng tuyên bố: Ta là con Thiên Chúa là Vua Do Thái. Ta tới trần gian để cứu dân tộc này. Khi chúng mang Ngài đi hành hình Chúa cũng tiên đoán con cháu các ngươi sẽ phiêu bạt xé lẻ khắp hoàn cầu chừng 2000 năm. Vậy cái chết của ta sẽ cứu chuộc cả loài người khỏi bị trừng phạt bởi Cha ta, những ai tin ta, ta là đường là sự thật là ánh sáng


Từ hơn 2000 năm qua, hàng triệu tín hữu dựa vào con người và thông điệp của Chúa Giêsu, Đấng là nguồn gốc của Kitô giáo.

Nhưng Chúa Giêsu là ai ? Một người được Thiên Chúa sai đi ? Chính Thiên Chúa đã đến để mang bình an và tình yêu cho nhân loại ?

Gần như hầu hết những gì chúng ta biết về Chúa Giêsu được tìm thấy trong 4 bản văn ngắn kể lại đời sống lạ lùng, sự kết án tử hình treo trên thập giá và sự phục sinh lạ thường  của Chúa Giêsu thành Nazareth.

Đó là các sách Tin Mừng. Được viết ra bởi bốn tác giả : Mathieu, Maccô, Luca, và Gioan. Khoảng  vào khoảng năm 35 và 70  sau khi Chúa chết.

Khi giới thiệu tình yêu Thiên Chúa và tình yêu tha nhân, Ngài cũng giảng dạy hòa bình, công bằng, tha thứ, lòng tốt. Nhưng Chúa Giêsu cũng làm những điều đáng kinh ngạc : Ngài chữa bệnh trong ngày sabbat – ngày mà người ta theo luật Do Thái phải nghỉ ngơi. Ngài nói với hết những người thuộc mọi hoàn cảnh. Tin Mừng mà Ngài mang đến thì dành cho hết mọi người vượt lên trên mọi nghi lễ, mọi lề thói và mọi ranh giới. Hơn nữa, Chúa Giê su đòi hỏi một mối liên hệ riêng tư và đặc biệt với Thiên Chúa Đấng mà Ngài gọi là Cha. Hơn nữa, Chúa Giê su nói rằng Ngài tha thứ. Bởi lẽ chỉ có một mình Thiên Chúa mới có thể tha thứ tội lỗi.

Sự kết án và cái chết

Thật là quá đáng : tất cả những người cảm thậý bị đe dọa trong quyền lực tìm kiếm để loại trừ Ngài. Dần dần sự chống đối lớn mạnh và những người đứng đầu Do Thái giáo quyết định đưa Ngài đến cái chết với lí do là phạm thượng. Nhưng Chúa Giêsu được lòng dân chúng. Một âm mưu cuối cùng cũng được sắp đặt. Giu đa, một trong những người thân thiết của Ngài, tham gia vào đó. Sau một  vụ kiện nực cười, Chúa Giêsu đã bị kết án tử hình với sự tiếp tay của Phongxio Philatô, quan thống đốc Rôma cai trị ở đây.

Bắt đầu cuộc Khổ nạn của Chúa Giêsu : trước tiên Ngài bị đánh, sau đó bị cười nhạo. Người ta đặt lên đầu Ngài một vòng gai bởi vì Ngài đã nói mình là vua. Và cuối cùng bị đóng đinh trên cây thập giá mà người ta dựng lên sau đó. Khổ hình thật là tàn bạo. Đó là sự trừng phạt dành riêng cho những nô lệ và nhưng kẻ chống đối chính trị. Ngài chết, bị các môn đệ bỏ rơi, ngoại trừ Marie, Gioan và một vài phụ nữ.



Ba ngày sau, ngày Phục sinh, từ sáng sớm, ngôi mộ nơi đã đặt thi thể Chúa Giêsu thì trống. Ngài đã hiện ra với Maria Magdala, sau đó là với các bạn của Ngài.  Những tác giả Phúc Âm đã gởi gấm vào đó tất cả niềm tin của họ vào Chúa Giêsu. Đấng đã mang đến cho họ sự sống và họ cảm nhận rất gần gũi.

Tin Mừng lan rộng nhanh chóng giữa các bạn của Chúa Giêsu. Trước tiên những người không tin, những người nam và người nữ này trở thành nhân chứng không mệt mỏi cho sự chiến thắng sự chết đang đè nặng trên cuộc đời của họ và có thể làm xáo trộn cuộc sống của chúng ta.

Câu chuyện này phải chăng chỉ thuộc về quá khứ ? Chúng ta hãy nhìn chung quanh chúng ta : ngày hôm nay cũng còn những người nam và người nữ dốc hết sức lực của họ, niềm vui và lý lẽ hành động vì lợi ích cho nhân loại trong con người của Chúa Giêsu.

    Chúa Giê su là Đấng mà người ta không ngừng khám phá, yêu mến, và tìm thấy trong tất cả mọi người.

Tôi thấy một số người cố tình quậy phá. Họ chống đối lời giải thích chí tình, ân tình của bác Paul. Họ vặn vẹo bác Paul về ý nghĩa chữ thiên sứ, thánh thần, Engels vân vân và vân vân. Khổ lắm Ki – Tô giáo khởi nguồn từ miền đất Do Tháí, là kế thừa Do Thái giáo, tân ước do 12 tông đồ của Chúa soạn thảo, trừ Juda là một tên mật thám mật vụ của những người Do Thái qúy tộc thời bấy giờ cài vào. Vì nhóm lợi ích này sợ mất quyền lực vì chính ngài Giê Su là con Thiên Chúa, mặc khải ngôi hai. Còn Chúa thánh thần ta có thể gọi là các sứ gỉa thiên thần đã từng gặp ông Abraham nhiều lần có mô tả trong cựu ước.

Bây giờ không thể cãi cọ tranh luận nhí nhố với bác Paul tiếng Anh dịch thế này, tiếng Pháp, tiếng Đức thế kia, tiếng Việt thế nọ. Họ tốn phí thời gian miệt mài vào những chuyện bới lông tìm vết, bới bèo ra bọ, chuyện củ hành củ tỏi về tôn giáo. Mục đích chính là muốn cho bác Paul bẽ mặt, mà nâng đỡ Mác Lê vô thần mà thôi. Họ rất có thể là những dư luận viên cài cắm cả ở hải ngoại?

Trong khi nhân loại có các tôn giáo hay  tín ngưỡng đa thần. Thần cây đa, thần cây gạo, thần lửa, thần nước, thần rừng v. v…Ngay Phật Giáo nhiều người nhìn vẻ bên ngoài có thể nghĩ cũng đa thần? Nào ngoài Phật Thích Ca, còn có Phật Di Lặc, Phật Bà Quán Âm, Phật Địa Tạng, các vị tôn gỉa thần thông quảng đại, như Ngài Mục Kiền Liên thiên nhãn thông biết mẹ bị đoạ dầy thành ngạ qủy đói khát khổ sợ dưới 9 tầng địa ngục, các Vị A La Hán v. v… Ôi chao ôi nhiều vô kể, trong Chùa đầy  ác vị Thần Phật. Ngay Tôn Ngộ Không cũng được phong là Phật chiến đấu. Nhà Phật lấy không không sắc sắc làm duy niệm để giác ngộ chúng sinh thành Phật cả. Một niệm thành Phật, một niệm về thế giới tịnh độ, nếu cái tâm giác ngộ thức tỉnh. Về hình thức trong Chùa có các vị Phật nhưng chung quy vẫn là chữ giác ngộ trong tâm và Phật duy nhất. Nhưng Thày dạy thái tử Tất Đạt Đa, các vị Đại Sư tu hành và các vị Bà La Môn lại tin có đức tối cao Phạm Thiên cũng là độc thần. Vậy thái tử Tất Đạt ta có thể coi là con một ngài Phạm Thiên  giống như Chúa Giê Su không?

Nhưng Do Thái, Ki- Tô và Hồi Giáo là độc thần. Đó là Thiên Chúa toàn năng đã kiến tạo vũ trụ, bầu trời và trái đất.

Nhưng người công giáo có đức tin hình tượng về Chúa có 3 ngôi đó là Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Vì ngôn ngữ Việt đơn giản hóa theo bản dịch từ tiếng Pháp, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.

Đấng tối cao quyền năng vẫn là Thiên Chúa Toàn Năng là duy nhất. Còn Giê Su và các vị thiên thần khác tuy con người gọi chữ Chúa. Chúa có 5 , 7 loại chúa. Nhưng vẫn là đấng tối cao duy nhất. Người Hồi Giáo vẫn gọi là Allah akbar. Thượng Đế Lớn Nhất và duy nhất.

Để tỏ lòng tôn kính Chúa Giê Su người công giáo gọi Chúa Giê Su là ngôi hai con một Thiên Chúa và các vị thiên thần khác gọi là ngôi ba.

Thật ra gọi ngôi hai, ngôi ba, ngôi bốn, ngôi năm v. v… gì căng nữa vẫn chỉ là phụng thờ một Thiên Chúa Toàn Năng duy nhất mà thôi. Đấng toàn năng này đã được ông Abraham phát hiện ra và một mực tôn kính ngài. Con cháu ông Abraham toàn là những văn nhân, thi nhân cự phách đã viết ra những áng văn thơ tuyệt tác trong hai tập cựu ước và tân ước.

Này nhé, tôi gọi Thiên Chúa tối cao toàn năng là một kiến trúc sư xây tòa nhà vũ trụ. Kiến trúc sư muốn xây nhà phải có đốc công thợ cả và các tay thợ nề giỏi khác. Tôi coi Chúa Giê Su như là đốc công thợ cả vậy, và các thợ nề giỏi khác là các thiên sứ, thiên thần.

Người Việt mình phải thừa nhận hơi tối dạ thích cãi chày cãi cối dễ tin lời phỉnh phờ của qủy Sa Tan. Qủy Sa Tan thực ra cũng là một thiên thần của Thiên Chúa toàn năng, nhưng nó dám phản Chúa, nó xui ông bà Adam, Eva ăn qủa cấm. Giống như người cộng sản bây giờ xui dân Việt học Mác Lê vậy.

Có hiện tượng dư luận viên tấn công bác Paul vì họ thừa lệnh qủy Sa Tan mà thôi.

Tôi không muốn để bác Paul cứ như là Triệu Tử Long, một người một ngựa một cây thương tung hoành ngang dọc giữa trận tiền có hàng trăm nghìn yêu ma tiểu tốt lăn xả vào liều mạng đâm chém bác Paul. Nên tôi cũng muốn làm một Lã Bố tức Lã Phụng Tiên múa cây thiên phương họa kích vào trợ sức.

Tóm lại Do Thái, Ki- Tô và Hồi Giáo là tôn giáo độc thần.

Anh Chàng Ta Do Quang gì đó, dấp dính hỏi bác Paul và bác Paul tốn bao nhiêu giấy mực viết lách giải thích, rồi cũng lặn mất tiêu, không một lời cám ơn. Tôi nghi ngờ cả anh chàng  Quang này, chỉ đặt câu hỏi gỉa vờ chứ anh ta chả qúy hóa gì với niềm tin tôn giáo. Rất có thể là anh ta chỉ có niềm tin vô thần, tin làm sao đấu tranh hay ăn cướp cho no cái dạ dày là niềm tin cụ thể thiết thực nhất?

Vậy Đức Chúa Giê Su, Đức Phật Thích Ca là do Thiên Chúa và Phạm Thiên phái tới để cứu vớt ,cứu rỗi loài người thoát khỏi cảnh trầm luân bể khổ, sống làm người tử tế yêu hòa bình tự do bác ái , chia sẻ niềm vui phúc lợi xã hội chứ không phải đấu tố, đâm chém nhau vò miếng ăn. Bổn phận chúng ta phải học hỏi lời các ngài dạy bảo. Bác Paul giới thiệu sơ qua về các ngài thì tranh nhau rình mò về những chuyện vụn vặt, cãi nhau chí choé về thiên sứ, thiên thần.

Học không chịu học mà chỉ chăm căm vào chuyện hơn thua hơn kém về hiểu biết, dốt không chịu dựa cột mà nghe chỉ thích gân cỗ gây chuyện phá quấy.

Đó là những ý kiến của tại hạ về niềm tin tôn giáo. Rất thú vị với bài viết của bác Paul Nguyễn Hoàng Đức

16.10.2017 Lu Hà

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét