Chủ Nhật, 15 tháng 3, 2020

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 57


Hồng Nhan Bạc Mệnh (3)

Trước hết xin cảm tạ nghệ sĩ Thu Hà đã ngâm video số 3 tuyệt vời lắm. Đây là một đoạn thơ hơi khó hiểu, mặc dù tôi đã cảm xúc ra thơ lục bát ngôn ngữ thuần Việt. Còn theo bản song thất lục bát của cụ Nguyễn Gia Thiều tôi tin thiên hạ rất ít người hiểu nổi. Trừ những bậc tinh hoa cổ học, chữ nghĩa giắt đầy mình. Nên thơ cụ Nguyễn Gia Thiều làm ra theo tôi nghĩ rất điêu luyện tuyệt phẩm nhưng tiếc thay rất ít người ngâm thơ Cung Oán Ngâm Khúc. Tôi mới chỉ nghe Hồng Vân ngâm bài này rất lâu từ bản song thất lục bát. Nghệ sĩ Hồng Vân ngâm thành 8 chương đoạn hoàn toàn chỉ ngâm không có video làm nền làm cảnh.

Tôi sẽ viết bình giảng đoạn video này về nội dung giải nghĩa từng câu chữ lục bát. Cụ Ôn Như Hầu không may mắn được như Lu Hà là còn có mạng Internet để giải nghĩa thơ mình làm ra. Gần 3 thế kỷ nay hiếm hoi mới có một người ngâm. Hy vọng sau khi đọc xong bình giảng mọi người mới vỡ lẽ ra nhiều điều tưởng là rắc rối trong bài thơ lục bát của tôi hóa ra lại rất đơn giản dễ hiểu.

Nhưng chính nhờ có Thu Hà ngâm thơ mà tạo hứng khởi động lực để tôi viết bình giảng giải nghĩa từng câu chữ của đoạn thơ cũng là cái giá xứng đáng trả cho đời và đóng góp cho nền văn chương kho tàng văn học Việt Nam để hậu thế sẽ có nhiều giáo viên các nhà sư phạm nghiên cứu để mà  giảng giải trong các trường học, giúp thế hệ học sinh mai sau hiểu được những giá trị tinh thần quý giá của những người đi trước. Đó là cái lợi về lâu về dài chứ không phải là sự hưởng thụ giải trí tạm thời trước mắt.

Thật đáng tiếc cho tuyệt phẩm song thất lục bát của cụ Nguyễn Gia Thiều. Cung Oán Ngâm Khúc là một tuyệt phẩm theo tôi là vô tiền khoáng hậu. Nhưng nhiều nhà bình luận Việt Nam chỉ đánh giá ngang với bản Chinh Phụ Ngâm do bà Đoàn Thị Điểm hay ông Phan Huy Ích diễn nôm từ bản chữ Hán của Đặng Trần Côn. Tôi nghĩ người Việt Nam mình cố chấp nên đầu óc mụ mị. Họ nghe nhiều truyền thuyết về bà Đoàn Thị Điểm hay chữ với ông Trạng Quỳnh đối đáp với sứ Tàu ở bến sông vân vân và vân vân. Nên họ không hiểu về 2 tập thơ song thất lục bát Chinh Phụ Ngâm và Cung Oán Ngâm Khúc giá trị nghệ thuật khác xa nhau như thế nào? Lu Hà tôi, bà Đoàn Thị  Điểm, hoàng hậu Trần Ngọc Hân và cả ông Nguyễn Trãi nữa nên làm học trò cho thi sĩ Nguyễn Gia Thiều. Đánh giá thẩm định cái gì về văn học phải công tâm thẳng thắn chứ?

Tôi muốn nói qua về tài năng bà Đoàn Thị Điểm, thời bấy giờ quả là hay chữ. Bà ra vế đối nổi tiếng mà ông trạng Quỳnh không đối nổi và đến nay gần 300 năm nhiều cao nhân học giả vẫn đau đầu? “ Da trắng vỗ bì bạch“. Ông trạng Quỳnh thực ra chỉ là Cống Quỳnh và nhiều người không chịu bình tâm suy xét cái lắt léo ranh ma của người phụ nữ nổi tiếng này. Theo tôi đây không thể là một vế đối, một câu tử lộ đường đối và không thể nào đối nổi cho đến hàng vạn năm sau cũng không ai đối nổi. Vì nó chỉ là câu nói bông lơn trêu trọc tếu táo chứ không phải là một vế đối đúng nghĩa. Bản thân câu nói nó đã tự đối nhau rồi giữa chữ Tàu và chữ Việt.

Chính tôi đã đưa ra 7 phương án đối lại trong bài luận văn: “Một Câu Đối Khó Nhất Việt Nam“. Bởi cớ sao? Đơn giản da trắng là tính danh từ của chữ nghĩa Việt Nam. Bì bạch hoàn toàn là tính từ của tiếng Việt nhưng trong chữ Hán đọc theo âm Việt thì nó lại phải hiểu là danh từ da trắng. Bản thân câu này nói ra tự nó đã đối nhau rồi da trắng tiếng Việt chữ Việt dịch sang chữ Hán là bì bạch. Nói đến da trắng thì đứa trẻ con cũng biết thừa chỉ làn da trắng của đàn bà. Còn bị bạch người Việt chẳng cần học chữ nho làm gì cũng biết thừa là một âm thanh phát ra như lội bì bạch, vỗ bì bạch, đánh bì bạch, kéo bì bạch v.v… Cái điều đơn giản ranh mãnh tinh nghịch chọc tức của bà Đoàn Thị Điểm với ông trạng Quỳnh theo kiểu trai gái bông lơn có quái gì đâu mà là một vế đối. Tương tự tôi xin ra vế đối như Nam địt kêu Bắc rắm hay Cái lon gõ cóng bơ. Tôi đố ai đối nổi đó? Vì đơn giản đánh địt chính là đánh rắm hay cái lon chính là cóng bơ. Vậy da trắng vỗ bì bạch thì có khác gì nhau đâu mà các vị học giả văn thi sĩ Việt Nam phải đau đầu nhức óc chịu không tài nào đối nổi. Mà ông cống Quỳnh cũng dở hơi đối lại: “Trời xanh màu thiên thanh” Còn Ông Nguyễn Tài Cẩn là một nhà ngôn ngữ học nổi tiếng thì đối:“ Rừng sâu mưa lâm thâm “.Cả tôi cũng hâm hấp nốt lao vào đối lấy đối để nào là“ Lông đen điểm mao hồng “,  “ Lông đen điểm mao tuyền “, “ Lông đen điểm hắc mao “, “Bướm vàng xuyên điệp hồ“, “ Suối vàng ngập hoàng tuyền “, “ Tơ hồng mọc sợi non “, “ Bướm hồng động chi lan“, “ Mây rồng rung vân long “, “ Lông rồng chen mao long “. Bây giờ nghĩ lại mới thấy là một sự hay chữ thừa thãi vì mình không chịu suy xét cái ranh ma chọc tức của cô Đoàn Thị Điểm.


“ Chiều hôm thủy mạc gió đông
Cầu sương chày nện bướm hồng tà huy
Phong trần tới cả biên thùy
Non khê rạng liễu gốc quỳ thê lương“

Cảnh ngộ nàng cung nữ là vợ lẽ hờ xếp hàng số bao nhiêu của một vị hoàng đế thật còn buồn hơn và đáng thương hơn cả nàng Kiều là một kỹ nữ ở lầu xanh mà tôi đã mô tả bằng thơ song thất lục bát trong tập Tài Mệnh Tương Đố:
“ Kiều thơ thẩn tủi hờn non nước
Quê hương người thao thức bơ vơ
Hai thân tựa cửa đứng chờ
Nắng mưa Lai Tử hững hờ nỡ sao?

Buồn cửa biển lao xao sóng vỗ
Đàn hải âu lố nhố xa xăm
Cặp đôi dưới ánh trăng rằm
Ngàn dâu xanh ngắt con tằm nhả tơ

Buồn ngọn cỏ hồn thơ ngơ ngẩn
Man mát trôi lận đận cánh hoa
Thương mình ứa lệ nhạt nhòa
Xứ người cô quạnh thềm hoa não nùng

Cơn gió thoảng chập chùng biển cả
Nhớ tình quân ngọc đá chưa tan
Cách xa muôn dặm quan san
Đêm nằm mộng tưởng nồng nàn ái ân“

Dòng lệ chảy bước chân thểu não
Khóc thương mình thừng chão buộc rồi
Muôn vàn gửi tới xa xôi
Vó câu khấp khểnh đơn côi não nùng“

Thủy mạc có nghĩa là phác họa thủy là nước, mạc là mực  nên buổi chiều buồn của nàng cung nữ ngồi ngắm bức tranh thủy mạc treo trên tường với cảnh vật cây cối hoa lá mây bay, tiều phu đốn củi, Lã Vọng câu cá vân vân...mà cảm thấy cô đơn khi ngọn gió đông thổi đến. Cầu sương chày nện là tôi dùng điển tích cầu Lam Kiều khi chàng Bùi Hàng gặp tiên, tức gặp nàng Vân Kiều một mỹ nhân sắc nước hương trời, lão bà lại muốn chàng lên núi tiên cầu được cái chày ngọc, cối ngọc để giã thuốc huyền sương mới chịu gả con gái cho. Tiếng chày nện còn có nghĩa cả tiếng chày đánh chuông luân hồi của Trương Kế trong bài thơ Phong Kiều Dạ Bạc mà Nguyễn Hàm Ninh đã dịch ra tiếng Việt:
“Trăng tà chiếc quạ kêu sương
Lửa chài cây bến sầu vương giấc hồ
Thuyền ai đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San“

“ Kiếp phù sinh, thấy vấn vương
Bày trò ảo hóa, tang thương đá sầu
Trăm năm nào có gì đâu
Quạ đen một nấm cỏ khâu xanh rì“

Kiếp phù sinh là lối nói của người đầy thất vọng yếm thế chán chường như nàng cung nữ, như cánh bèo bọt biển bềnh bồng trôi giạt.  Con tạo như đứa trẻ con bày đặt ra bao chuyện bể dâu tang thương bỡn cợt con người, đến đá cũng biết âu sầu chảy nước vã mồ hôi ra. Điển cố ông Đỗ Thẩm Ngôn đời Đường khi ốm nặng thì có người bạn thân là ông Tống Chi Vấn vào thăm. Đỗ Thẩm Ngôn mới ngao ngán nói rằng: “Ngao ngán thay trẻ tạo hóa làm cho ta khổ sở“. Còn đối với nàng cung nữ cái duyên phận trăm năm kết tóc se tơ đầu bạc răng long chả có ý nghĩa gì mà chỉ là một nấm mồ cỏ xanh giữa cánh đồng hoang với đàn quạ đen đang thèm khát xác người thối rữa.

“Nghiệp duyên đeo đẳng làm chi
Đắng cay tục lụy xầm xì mỉa mai
Đỗ quyên thảm thiết bi ai
Khóc hồn Thục Đế đêm dài khổ đau“
Đỗ quyên là con chim Cuốc theo tích chuyện xưa. Tiếng Hán còn gọi là Đỗ Vũ hay Tử Quy. Thời xuân thu có một vị vua tên là Đỗ Vũ hiệu là Vọng Đế hay Thục Đế cai quản đất Cổ Thục. Thục Đế có một bộ tướng tên là Miết Linh có người vợ rất đẹp. Một buổi đi chơi ở Ngự Viên tình cờ gặp vợ Miết Linh và cơn điên dục vọng nổi lên mới ôm ghì lấy ả và đè ngay xuống đám cỏ mây mưa trăng gió... Sau Miết Linh biết được, Thục Đế xấu hổ quá mới nhường ngôi cho Miết Linh rồi cùng vợ Miết Linh mai danh ẩn tích. Thời gian trôi qua không thể chịu được với cuộc sống măng rừng củ chuối nên ả bỏ trốn về với Miết Linh lên làm Hoàng Hậu trở thành mẫu nghi thiên hạ. Thục Đế trở nên cô đơn nuối tiếc ngai vàng và cố quốc, chết đi hồn hoá thành con chim đỗ quyên.

“Mùi thiền dưa muối tương rau
Nương nhờ cửa Phật nhạt màu ái ân
Đêm trăng gió mát thanh tân
Hoa đàm đuốc tuệ giai nhân cam lòng“

Nàng cung nữ bị nhà vua bỏ rơi, nên nàng muốn đi tu. Hoa đàm  bởi chữ Ưu đàm hoa là một đóa hoa thiêng liêng của nhà Phật. Nghe nói 3 nghìn năm mới nở một lần, tức có Đức Phật ra đời. Đuốc tuệ bởi chữ Tuệ hỏa nghĩa là ngọn lửa trí tuệ soi sáng chúng sinh thoát khỏi trầm luân khổ đau.

“Túi da ngoại vật long đong
Hồn càng vùng vẫy giữa dòng trầm luân
Phải chăng túc trái tiền thân
Nên trời đày đọa thế trần trả vay“

Túi da là lối nói ẩn dụ của con nhà Phật coi thân xác con người ta chỉ là cái túi da nhơ nhuốc hôi tanh. Ngoại vật chỉ vàng bạc châu báu là cái tùy thân chết đi không thể mang theo, là thứ dẫn đến tham sân si và tội lỗi. Cái linh thiêng nhất là cái bản ngã của tâm linh của con người. Nếu cứ bám diết tham sân si ái dục chỉ tổ đày ải thần trí mình phải giãy dụa vùng vẫy giữa dòng bể khổ đau. Túc trái tiền thân nghĩa là nghiệp chướng nghiệp lực kiếp trước mà  tạo ra sinh ra cái quả cái kết cục thân phận phải làm cung nữ như ngày nay. Nên đành phải cam chịu trả hết nợ trần muốn trốn thoát cũng không được như nàng Kiều vậy. Tôi đã mô tả tình tiết tâm linh này trong tập Tài mệnh Tương Đố. Khi sư Giác Duyên hỏi Tam Hợp Đạo Cô về Kiều:
“ Đầy oan trái phũ phàng duyên nợ
Toàn gặp bầy thớ lợ gian manh
Mã Giám Sinh, lại Sở Khanh
Bạc Hà, Bạc Hạnh, lầu xanh Tú bà

Sư phúc họa mà ra bởi tại
Đạo trời kia oan trái lòng ta
Trời cao nhỏ giọt quan hà
Tu về bến giác tình sa vũng bùn

Kiều ương ngạnh chẳng chùn chân bước
Sắc sảo chi dây buộc chặt chân
Đa tình lạc nẻo thanh tân
Yêu ma dụ dỗ mỹ nhân đoạn trường

Hết khổ này thê lương nạn nọ
Tránh làm sao nay đó mai đây
Ngồi không yên ổn chốn này
Thanh lâu hai lượt thanh y hai lần

Khi trả hết nợ nần oan nghiệt
Lụy ái tình khẩn thiết từ tâm
May sao tránh khỏi tà dâm
Giữa dòng nước xoáy ầm ầm sóng vang“

“Muôn loài tạo vật cho hay
Vô tri cũng biết đắm say đèo bồng
Âm dương trống mái vợ chồng
Có đôi có cặp hóa công rõ ràng“

Nàng cung nữ cô đơn bất hạnh trong cung Vua phủ Chúa nghĩ thân phận mình không bằng cỏ cây muông thú giun dế côn trùng. Tạo hoá sinh ra đã có mặt trăng mặt trời là một cặp thay nhau túc trực trên thế gian này ngày và đêm. Có âm có dương, có đực có cái, vật vô tri như hòn đá rong rêu cũng biết quấn quít bên nhau như chim liền cánh như cây liền cành. Cứ nhìn xung quanh cái gì cũng là một cặp một đôi cả, nhưng nàng cung nữ này chẳng có quan hệ vợ chồng trai gái cặp đôi chi hết. Mang tiếng lấy chồng làm thiếp cho Vua chỉ là thứ vợ hờ, thiếp hờ, cứ nằm trơ trỏng gọng ra đấy là một công cụ vui chơi dự trữ thừa thãi mà suốt đời để mốc ra chả ai dùng đến. kỹ nữ, gái mại dâm còn có người để ý đến còn nàng cung nữ này sinh ra là để đấy như đồ vật và chết dần chết mòn.

“Rắp ranh đào chú thênh thang
Thoát sao kiềm tỏa tuyết hằng phỉ phong
Mấy lần mà cũng chẳng xong
Trời già cay nghiệt xiết vòng kỷ cương“

Đào chú là thuận theo tự nhiên nắn đúc của tạo vật, thèm khát ái ân, quan hệ xác thịt với nam nhi không nhất thiết cứ phải vua chúa. Nhưng trong cung cấm chỉ có cung nữ, thị nữ, tiện nhân và thái giám thôi. Thái giám là thứ đàn ông phế loại bị thiến bị mất của quí chả ăn nhằm gì. Nên nàng cung nữ có ý định đào tẩu, nhưng cổng cao hào sâu làm sao thoát nổi? Nàng cung nữ hẩm hiu này chỉ còn biết oán trách trời già cay nghiệt đã tạo ra kỷ cương phép tắc trái khoáy ràng buộc con người. Tuyết hằng phỉ phong là ước mơ tự do thuận trai vừa gái. Kinh lễ có nói: Khí âm phát ra nhưng phải có khí dương mới sinh ra và lớn lên được như có vợ thì ắt phải có chồng.

“Đạo tòng phu ấy bất thường
Một đàn nai cái thê lương trong chuồng
Đêm đêm nằm ngắm trăng suông
Mặc nhiên kẻ khác sã suồng thâu canh“

Cái đạo tòng phu mà Khổng Tử đưa ra không thể mang ra áp dụng được cho có đạo đức lương tri nhân phẩm quyền con người như vua chúa đối với các cung nữ. Đó là  một sự bất thường, bất lương và bất công. Một ông Vua có khác chi là con dê đực, dê xồm, một con nai đực đứng canh cổng chặn đường đàn dê cái nai cái trong chuồng đâu? Mỗi sáng một chị nai lò dò bước ra, cái cổng lại hẹp chị phải chổng mông chổng đít  dạng chân ra trước cho anh chàng dê xồm hưởng thụ một cái rồi đến con cái thứ 2 thứ 3 vân vân và vân vân...

Những buổi chiều xâm xẩm tối vua đi xe dê qua. Cung nữ nào may mắn được vua hay dê kéo xe lạc đường ghé thăm trước hết là dê ăn cỏ sau là vua nhảy vào ân ái. Còn mấy  cung nữ khác phòng bên cạnh thèm nhỏ dãi ra mà mặc nhiên đứa khác nó rên rỉ sung sướng với vua. Mấy chị em  mình chỉ còn biết nhìn ngắm trăng suông thôi.

“Tấm thân bồ liễu mong manh
Chim lồng cá chậu tường thành bao quanh
Biết làm sao được thôi đành
Giả câm giả điếc thong manh cho rồi“
 Đọc 4 câu này, tôi chẳng cần bình giảng gì nhiều mọi người ai cũng hiểu là cảnh đời cung nữ giống như bị tù đày giam lỏng, cảnh lợn bị treo cám. Thật là tội nghiệp đáng thương, chứ cái nghề cung nữ vợ hờ cho vua có béo bở gì mà thiên hạ còn ham hố tranh nhau, thà làm cô thị Nở vợ anh Chí Phèo còn hạnh phúc hơn?

29.10.2019 Lu Hà














Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét