Đoạn Trường Sầu Ly (7)
“Nghĩa tình bao kiếp phiêu diêu
Kiếp này lại nối thêm nhiều kiếp sau
Dù cho cây cỏ nát nhàu
Đá vàng ta vẫn giữ màu thủy chung
Đan Siêu thương cảm vô cùng
Bạc đầu chi để não nùng phấn son
Vườn nhà chim hót véo von
Thiếp chàng tươi trẻ nước non muôn vàn“
Đan Siêu là một danh tướng đời Hán, suốt đời trấn giữ ở
biên cương xứ Tây Vực 31 năm dài đằng đẵng, lập nhiều chiến tích công trạng khi
về nhà đã quá 81 tuổi.
“Theo chàng như bóng mây ngàn
Đi đâu thiếp cũng nồng nàn thiết tha
Lên lầu cùng ngắm trăng ngà
Mọi bề trung hiếu mẹ cha an lòng
Tiếc rằng vó ngựa long đong
Thuyền Vu tắm máu lại mong tai thù
Nhục Chi thảm cảnh âm u
Tý dân ngả ấy thiên thu ưu phiền“
Người vợ lính tự độc thoại tâm sự với cái bóng của mình
hàng đêm trước ngọn đèn dầu rằng trái tim nàng, tình yêu chung thủy luôn dành
cho chồng, dù nay phải xa cách ngàn trùng, nhưng hy vọng một ngày chàng sẽ lành
lặn trở về. Vợ chồng sẽ yêu nhau đằm thắm hơn xưa. Nhưng tiếc rằng chiến sự còn
đang căng thẳng với quân rợ Hung Nô mà Thuyền Vu là lãnh chúa. Lệnh vua ban xuống
tướng sĩ hễ ai lấy được đầu giặc chỉ cần xẻo vành tai trái mang về sẽ được trọng
thưởng. Nhục Chi là một xứ khỉ ho cò gáy, rừng sâu nước độc một nước nhỏ ở miền
Tây Vực. Tý dân là hành động dũng cảm che chở cho dân lành thuộc lãnh thổ Hán
sát với các nước lân bang như Hung Nô, Nhục Chi, Lâu Lan v. v…
“Siêu Sùng, Ngụy Phổ sầu miên
Mẫu đơn vàng tía thay phiên úa màu
Công danh huân tước chen nhau
Chữ đồng bia đá trước sau mấy hồi
Thê phong ấm tử đền bồi
Ấn vàng mũ áo ghế ngồi cao sang
Lạc Dương hổ thẹn bẽ bàng
Lao nhao một lũ kém chàng một khi“
Theo điển tích nhà Siêu Sùng hay có người gọi là Diêu Sùng
có hoa mẫu đơn vàng tiếng Hán Việt là “hoàng“, nhà Ngụy Nhân Phổ có hoa mẫu đơn
màu tía gọi là“tử“ mọi người đều gọi là Diêu Hoàng hay Siêu Hoàng và Ngụy Tử.
Nói đến công danh huân tước là ước mơ của các bậc nam nhi
theo lời khuyên của Khổng Tử. Làm trai phải đánh đông dẹp bắc để tiếng thơm cho
non sông. Tu thân tề gia bình thiên hạ mà không tránh khỏi những bi cảnh tang
thương như câu chuyện ân oán giữa người quân tử Ngô Thì Nhậm và kẻ tiểu nhân
như Đặng Trần Thường. Tôi đã tham khảo các bài viết của các bậc trí giả họ đều
khen ngợi hai người đối đáp nhau chữ nghĩa thật là thâm sâu, học vấn uyên bác.
tôi xin trích dẫn tóm tắt sơ lược như sau:
Vốn có thù riêng, Đặng Trần Thường kiêu hãnh ra vế câu đối
cho Ngô Thì Nhậm “Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai”
Vế đối hiểm hóc vì có 5 chữ ai và có chữ trần là tên đệm của
Đặng Trần Thường
Ngô Thì Nhậm hiên ngang đáp lại: “Thế Chiến Quốc, thế Xuân
Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế.(Vế đối lại cũng có 5 chữ thế, nói lên được
hoàn cảnh và khí phách của người anh hùng. Và vế đối cũng có chữthời là tên đệm
củaNgô Thời Nhiệm)
Hai bên đối nhau chan chát, cực kỳ chuẩn không sai luật đối
một ly. Quả là lời lẽ và từ ngữ của bậc quốc sĩ, nói theo kiếm hiệp Kim Dung,
hào khí ngất trời. Câu đối lại của Ngô Thì Nhậm:Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu,
dù thời thế, thế nào cũng thế hoặc là :Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời
thế, thế nào vẫn thế Đặng Trần Thường bắt ông phải sửa lại như câu nói "thế
đành theo thế"(hay thế thời theo thế hoặc là thế thì phải thế).Ngô Thì Nhậm
không thèm trả lời. Thường tức giận sai người dùng roi tẩm thuốc độc đánh ông.
Sau trận đòn về nhà, Phan Huy Ích không bị đánh bằng thuốc độc nên còn sống.
Còn Ngô Thì Nhậm bị thuốc độc ngấm vào lục phủ ngũ tạng, biết mình không qua khỏi,
trước khi chết ông có làm bài thơ gửi Đặng Trần Thường :
“Ai tai Đặng Trần
Thường,
Chân như yến xử đường
Vị Ương cung cố sự
Diệc nhĩ thị thu trường.
Nghĩa là : Thương thay Đặng Trần Thường. Nay quyền thế lắm
đấy, nhưng khác nào như chim yến làm tổ trong cái nhà sắp cháy, rồi sẽ khốn đến
nơi. Giống như Hàn Tín giúp Hán Cao tổ, rồi bị Cao tổ giết ở cung Vị Ương. Kết
cục của ngươi rồi cũng thế đó. Quả nhiên sau này bài thơ ứng nghiệm, Thường bị
Gia Long xử tử.Trước khi kết thúc xin được nói thêm Ngô Thì Nhậm còn có thêm biệt
tài về tướng số và bói toán vì vậy ông mới biết được Đặng Trần Thường sau này bị
nhục tử.
Lạc Dương chỉ Tô Tần người Lạc Dương làm nghề thuyết khách
ton hót dèm pha bày đặt mưu kế đểu để hại người khác, gây ra các cuộc chiến
tranh đẫm máu cuối cùng bị người ta đâm chết tươi ở nước người như một con chó
dại.
“Trướng hoa mai trúc đền nghì
Xin chàng cởi giáp nhâm nhi chén tình
Mong sao mình lại thấy mình
Đốt lò hương nguyện thần linh cảm sầu
Dòm song chênh chếch bóng câu
Gối loan thấm ướt từng câu nghẹn ngào
Mạch tương thơ lại tuôn trào
Cùng chàng đổi ấm duyên đào đòi phen“
Đây chỉ là ước mơ huyễn hoặc của người vợ mong ngày ca
khúc khải hoàn chồng trở về và hai người ân ái với nhau chén tạc chén thù, hoặc
nhâm nhi chén trà nóng, khói bốc lên ngào ngạt.
“Sông xưa vẩn đục đánh phèn
Trong veo suối mát hoa chen nhụy vàng
Aí ân cho bõ thiếp chàng
Bao năm xa cách hoài lang mộng tàn
Rượu khà oanh yến chứa chan
Loan bồng phượng bế nồng nàn hơn xưa
Dây uyên thánh thót hay chưa
Phím loan dìu dặt nhặt thưa canh trường”
Cảnh vợ chồng đoàn viên này sao mà xao xuyến đầm ấm giống
cảnh tái hồi Kim Trọng thế? Nàng Kiều sau 15 năm lưu lạc giang hồ tưởng trầm
mình xuống sông Tiền Đường thủ tiết với chồng là đại vương Từ Hải là xong mà cũng
chưa hết chuyện. Cụ Nguyễn Du cho Kiều sống lại để gặp chàng Kim Trọng theo cái
ước vọng có hậu rất nhân bản của người Việt Nam và tôi cũng theo cụ Nguyễn Du
mô tả cảnh hội ngộ này bằng thơ song thất lục bát trong tập Tài Mệnh Tương Đố:
“Kiệu hoa rước vi vu gió thổi
Đến phủ nha chiều tối chong đèn
Vội vàng mở tiệc đoàn viên
Nàng Vân đứng dậy nói liền một thôi
Theo lân lý tái hồi duyên chị
Cơn ba đào buộc chỉ chân em
Cùng là máu chảy ruột mềm
Cơ trời tác hợp nỗi niềm xuân thu
Chim hạc trắng vân du đây đó
Chốn tha phương tìm chỗ nương thân
Phong trần dầu dãi bao lần
Đủ mùi cay đắng xa gần nhớ tên
Bao thống khổ sầu miên thảm thiết
Mười lăm năm da diết bóng hình
Bây giờ mình lại thấy mình
Trăng thề trả lại nghĩa tình còn nguyên
Sớm lo liệu tơ duyên nối lại
Gương đã lành còn ngại ngần chi
Mới là mai trúc đền nghì
Phận em sao dám so bì thiệt hơn
Kiều gạt đi đền ơn trả oán
Cuộc bể dâu đại nạn đã qua
Thà rằng sương gió mịt mùa
Dong chơi đáy biển cá cua nhẹ nhàng
Cõi trần tục mơ màng chi nữa
Xét thân mình đôi lứa xứng chăng
Chen chân hổ thẹn bẽ bàng
Nương nhờ cửa Phật khói nhang thỏa lòng
Thân bồ liễu long đong đây đó
Chốn lầu hoa trăng gió chán chê
Nắng mưa dầu dãi ê chề
Mặt dày mày dạn ong ve bướm vờn
Thấy son phấn giận hờn số phận
Bén mùi thiền tinh tấn dễ ưa
Đẹp chi liễu nát hoa thừa
Càng khơi động lại càng cưa cắt lòng
Ân ái tha đèo bòng chi nữa
Nhìn thấy nhau chan chứa tình thương
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Dưới nhường trên kính xuân hương thuận hòa
Chàng Kim đã thấm nhòa tay áo
Nghe trong lòng gió bão mưa sa
Nỗi niềm khao khát thiết tha
Quản chi sấm sét mới là thủy chung
Thuyền tình ái chập chùng biển cả
Trót một lời vàng đá thâm giao
Trong mơ hồn vẫn khát khao
Nửa đêm gà gáy nghẹn ngào sắt son
Mười lăm năm héo hon thểu não
Ngóng tin hoài ruột cạo dao bào
Nắng mưa dầu dãi hư hao
Đêm ngày tưởng nhớ lẽ nào buông xuôi?
Đóa phù dung nổi trôi dòng nước
Đạo vợ chồng có trước có sau
Hoa thơm phong nhị sắc màu
Chữ trinh đáng giá vàng thau nào bằng
Nay thiếp lại với chàng giao bái
Đuốc hoa càng tê tái xót xa
Trông trăng luống thẹn Hằng Nga
Ong qua bướm lại xấu xa đã thừa
Cái hồng nhan vẫn chưa đủ nát
Trần cấu còn bày đặt bố kinh
Biết là chàng nặng chữ tình
Ngàn năm bia miệng dơ mình nghĩ sao?
Thiếp khép cửa phòng đào oanh yến
Quyết nửa đời dâng hiến nhà chùa
Chẳng tu thì cũng bốn mùa
Ăn chay niệm Phật thêu thùa tâm linh
Quyên sao được mối tình xưa đẹp
Hình ảnh còn vạn kiếp phôi pha
Đem tình cầm sắt đổi ra
Cầm cờ tri kỷ mới là thiên thu
Chữ trinh cũng mịt mù giông bão
Ba bảy đường trong đạo đàn bà
Như nàng lấy hiếu mẹ cha
Bùn nào vẩn đục nõn nà ngó sen?
Đóa sen kia còn chen hương nhị
Cát bụi lầm thế kỷ tàn phai
Nhưng mùi hoa vẫn dằng dai
Hồn trinh phảng phất trang đài nguyệt hoa…“
khi cha mẹ và cả nàng Vân nài ép và Kim Trọng cũng nài nỉ
thì nàng kiều chỉ chấp nhận thành hôn với kim Trọng có tính chất tượng trưng
nhưng dứt khoát không chung đụng chăn gối. Nàng đối xử và kim Trọng như hồng
nhan tri kỷ như bạn bè văn chương thôi. Kiều đã xuất gia và có am tu ở vườn
ngay trong phủ quan Kim Trọng.
Xin trích dẫn đoạn tiếp:
“…Lòng phỉ nguyện ba sinh tái tạo
Duyên lứa đôi giao hảo bạn bè
Cuốc kêu tu hú gọi hè
Trăng lên hoa nở tiếng ve rộn ràng
Khi chén rượu lại càng say đắm
Đọ mưu cờ lá thắm xanh tươi
Bi bô tiếng trẻ thơ cười
Con nàng Vân đó vui đời thảnh thơi
Dạy cháu học làm người tích sự
Chẳng lãng quên thờ tự am mây
Đến nơi chẳng thấy bóng thầy
Sân rêu hiu quạnh cỏ đầy mái hiên
Nặng chút nghĩa trai thiền tịnh thất
Khói nhang bay dào dạt
hương sen
Phong lưu tài tử ngợi
khen
Một cây đại thụ hồn nhiên
quế hòe
Vườn xuân tạc lập lòe bia
đá
Để muôn đời con cháu noi
theo
Sá chi giậu đổ bìm leo
Đảm đang cát lũy trăng
treo ngọn đào
Nền phú hộ dồi dào ân trạch
Quan giai luôn hiển hách
gia đình
Trọn hay trời đất công
minh
Ngàn năm nức tiếng hiếu
sinh cao đài
Tâm với tài tuy hai là một
Tài với tâm tưởng một hóa
hai
Phải đâu ghét bỏ nhau
hoài
Vì không khéo giữ trần ai
hãi hùng…”
Khi nghe Thu Hà ngâm hay
quá tôi mới hứng khởi viết thêm một đoạn dài 44 câu nữa và cũng thấy không nhất
thiết đăng ở đây, vì đoạn này không được ngâm.
Kết thúc bài bình giảng
cuối cùng xin cảm tạ tri ân nghệ sĩ Thu Hà đã ngâm thơ tặng tôi và tặng đời.
12.11.2019 Lu Hà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét