Tài Mệnh Tương Đố
“Video 47“
“Nghe nàng nói trước sau lân lý
Giữa công đường ý vị tương tri
Ngậm ngùi thương xót giải vi
Lầu xanh tránh tiếng thị phi búa rìu
Sinh chút phận hẩm hiu bèo bọt
Theo phụ thân chau chuốt bút nghiên
Gạn gùng cho bớt sầu miên
Tay nghề viết thử một thiên trình làng“
Thúy Kiều quả thật cũng là một nhà hùng biện, nói năng có
chấm có dứt mạch lạc khúc triết. Mới tí tuổi mà uyên bác vô cùng làm cho quan
tri phủ tưởng như mặt sắt đen xì cũng phải xúc động. Thúc Sinh thấy tình hình bớt
căng thẳng mới bồi thêm về tài thơ phú của Kiều. Quan tri phủ đồng ý ngay.
“Nàng lĩnh hội nhẹ nhàng múa bút
Nét rồng tiên vun vút gió bay
Uốn lưng trình trước án ngay
Quan trên tấm tắc khen hay tuyệt vời
Thơ đường luật về nơi Lý Bạch
Đỗ Phủ nào dám thách đố ai?
Bâng khuâng yểu điệu gót hài
Ngàn năm lưu luyến trang đài quỳnh giao
Tài sắc ấy đời sao đen bạc
Kiếp phong trần trôi lạc tới đây
Tao nhân mặc khách ngất ngây
Châu Trần duyên ấy vui vầy thì hơn“
Ở một thôn thuộc
huyện Phong tỉnh Giang Tô, ngày xưa kia có hai họ Châu và Trần đời đời kết làm
thông gia với nhau . Do đó thôn ấy được đặt tên là thôn Châu Trần. Về sau người
ta dùng hai tiếng Châu Trần để chỉ những cuộc hôn nhân tốt đẹp, vợ chồng xứng đôi
vừa lứa .
Nhà thơ Bạch Cư Dị thời Đường có những câu thơ đẹp:
”Từ Châu cố Phong huyện
Hữu thôn viết Châu Trần
Nhất thôn duy lưỡng tính
Thế thế vi hôn nhân”.
Quan tri phủ Lâm Truy cũng là người có học vấn uyên thâm,
từng dùi mài kinh sử, đọc sách thánh hiền, từng vắt óc làm thơ, đi thi và đỗ đạt
ra làm quan. Ông rất ngưỡng mộ thầm yêu tâm hồn nàng Kiều nên mới phán:
“Thôi đừng chuốc oán hờn cừu hận
Nên thương người lận đận long đong
Bất bình dẹp bỏ là xong
Bên tình bên lý mới mong cầu hòa
Kiều lạy tạ nhạt nhòa khóe hạnh
Tiên sinh còn bức bách chi con
Xét trong gia đạo vuông tròn
Trọng tài mến đức vàng son nào bằng
Lệnh truyền kíp hoa đăng kiệu rước
Thẳng một lèo đến trước hiên nhà
Huệ lan sực nức vào ra
Thúc ông cũng hết phong ba sóng dồi
Đêm nguyên tiêu bồi hồi hàn thực
Thúc gia trang rạo rực yến anh
Yếm đào xao xuyến thâu canh
Cờ trưa điểm nước long lanh mắt huyền“
Tàu và Việt Nam hay các nước vùng đông nam châu Á có tục lệ
vui tết Nguyên Tiêu còn gọi là tết Thượng
Nguyên, hay tết Trạng nguyên. Ngày xưa nhà vua hội họp các ông quan Trạng hay
các vị văn nhân đỗ Thám Hoa Bảng Nhãn vào chầu, để thết yến tiệc và mời vào vườn
Thượng Uyển thăm hoa, ngắm cảnh phong cảnh và làm thơ.
Ngoài ra còn những tập tục khác như cúng tế cầu an cầu phước,
ăn bánh trôi, thi đoán hình thù trên lồng đèn, ngâm thơ, ghi những câu ước nguyện
của mình vào đèn lồng và thả bay lên trời. Nhiều người còn coi đây là mùa tình
yêu tương tự như lễ Thất Tịch: Nguyên tiêu chi dạ hoa lộng nguyệt, mùa trăng
tròn lung linh sắc màu hoa đăng rực rỡ cũng là dịp Ngưu Lang Chức Nữ gặp gỡ
trên bờ sông Ngân Hà.
Hàn thực là gì? Cũng theo tích Tàu viết: Ðời Xuân Thu, tại
nước Tấn xảy ra biến loạn, Công tử Trùng Nhĩ con của Tấn Hiến công phải làm
thân lưu vong tìm đường phục quốc. Gian nan đói khát trên đường là điều không
sao tránh khỏi Trùng Nhĩ bị đói lả. Trong đám chạykẻ sĩ theo chân ông có Giới Tử
Thôi là người hầu cận, xót xa, đem dâng
cho ông bát cháo bát cháo thịt. Trùng Nhĩ, khỏe sau khi ăn xong mới hỏi:
"Nhà ngươi tìm đâu ra thịt ở nơi vắng vẻ hiu quanh như thế này?". Giới Tử Thôi thưa: "Đó là cháo nấu từ thịt
đùi của tôi. Tôi nghe rằng kẻ hiếu tử bỏ thân thờ cha mẹ, bề tôi trung bỏ thân
để thờ vua . Việc này người dân trong nước loạn ai cũng đều làm như thế cả, đâu
phải chỉ riêng tôi. Công tử đừng bận tâm, hãy để tâm trí lo việc lớn .Trùng Nhĩ
ứa nước mắt, nói: "Ơn này, ta mãi mãi không bao giờ quên". Sau nàyTrùng Nhĩ phục quốc thành
công. Ông hào phóng ban thưởng cho mọi
người có công. Khi ban thưởng lắm tranh ăn, kể công, cò kè bớt một thêm hai.
Riêng Giới Tử Thôi chán nản và lặng lẽ rút lui. Ông lui về nhà phụng dưỡng mẹ
già. Ông sống bằng nghề may vá giày. Có người hàng xóm biết công lao của Giới Tử
Thôi qua nhà kể những gì mắt thấy tai
nghe cho mẹ ông nghe. Thấy con khổ, một hôm bà mẹ nói với con" sao con
không xin Chúa Công ban cho ít lộc để cho con được bớt khổ có hay hơn
không?". Giới Tử Thôi thưa: "Tấn Hiến công có nhiều con, duy chỉ có
Chúa Công là người hiền hơn cả. Huệ công và Hoài công không bằng được. Chúa
công nay được hưởng phần là lẽ trời đất. Đâu có gì lạ mẹ ơi. Việc phục quốc là
trách nhiệm tự nhiên của mọi người dân. Con thà vá giày nuôi mẹ như thế mà tâm
con được yên vui. Mẹ thấy sao ?". Người mẹ suy nghĩ hồi lâu:
-“Con ta làngười liêm sỉ bấy lâu nay mà ta đâu hay . Con
ta đã là người như thế, lẽ nào ta là mẹ sinh ra nó mà không làm được điều liêm
sĩ hơn sao? Nay ta thật sự muốn cùng con tìm chỗ ẩn thân, lòng mẹ con ta từ nay
sẽ an ổn" .
Nói rồi hai mẹ con
dắt nhau vào núi, hái cây trái rừng mà sống qua ngày. Người hàng xóm vốn kính nể
mẹ con họ, nay quay lại, thấy mẹ con họ đã lặng lẽ ra đi. Ông đã tìm mọi cách
thông báo cho nhà vua biết là về việc bỏ sót họ Giới. Nhà vua vội vã cho người
đi tìm lại ân nhân mình. Nhưng Giới Tử Thôi vẫn biệt tăm. Biết Giới Tử Thôi là
người con hiếu. Vua bèn nghĩ đến kế, đốt rừng để nóng quá ắt phải chạy ra như
kiểu hun chuột. Khi tàn lửa, nhà vua tận mắt thấy hai mẹ con họ ôm nhau mà chết
khô như đống than. Vua
kêu trời và rơi lệ. Vua truyền lệnh, kể từ ngày nàỳ, lấy đây là ngày giỗ bậc hi
ền sĩ mọi nhà đều không được đốt lửa, cùng ăn thức ăn nguội để tỏ lòng thương
tiếc, tôn kính hai người quốc sĩ. Vua ban nghiêm lệnh, vào ngày này các nơi phải
tổ chức vui chơi vào ban ngày để giúp mọi người luôn tưởng nhớ người xưa mà bắt
chước, học tập những điều đạo đức tối thiểu trong đạo làm người.
Sau khi làm lễ thành hôn, nàng Kiều nghĩ sâu xa, trước sau
vợ cả sẽ biết chuyện mới khuyên Thúc Sinh trở lại Vô Tích quê nhà và kể hết sự
tình.
”Buổi thanh vắng thuyền quyên thỏ thẻ
Đã xa nhà ngày lẻ tháng dư
Riêng tư độ lượng nhân từ
Chàng nên xem xét thực hư thế nào?
Nhạt tao khang ngọt ngào cát lũy
Vẫn im hơi kẻo lụy vào thân
Tránh sao điều tiếng xa gần
Xin chàng lo liệu tính dần bài ra
Hãy trở lại quê nhà thăm viếng
Đẹp ý người đánh tiếng xem sao
Lữa lần dù có bề nào
Trở tay không kịp biển gào sóng xa“
3.12.2019 Lu Hà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét