Thứ Ba, 28 tháng 4, 2015

Tâm Sự Văn Chương Với Anika Trinh



Image result for vườn ổi xanh 



cảm hứng thơ tứ từ đĩa ổi xanh

Cám ơn em điã ổi xanh để cho anh có cảm hứng thơ tứ tức thời, rất ngẫu hứng. Làm thơ là một loại hình nghệ thuật sáng tạo cuả ngôn ngữ và tình thần.

Phải đọc nhiều, là người từng trải vô tư thẳng thắn hỉ nộ ố ái phải rõ ràng. Không câu nệ tiểu tiết thể loại hình thức dài ngắn. Lúc cần viết dài thì dài theo trí tưởng tượng mênh mông vô bờ bến, thật tự do hưng phấn không giới hạn thời gian, câu chữ, cố gắng sắp xếp theo một trật tự logich hợp lý cân đối không thưà không thiếu v. v... viết say xưa đến bao giờ không còn tưởng tượng được nưã thì thôi. Lúc cần ngắn thì hết sức ngắn cò kè từng chữ như đường thi niêm luật chặt chẽ thông hiểu tường tận.

Lúc vui thì thật vui, lúc nóng thật nóng, kể cả khôi hài và tính dục cũng phải nên có. Biết người biết ta cầu tài ham gần người hiền để học hỏi, cấm a dua nịnh bợ. Bao dung độ lượng và phải có cái kiêu cuả kẻ dũng, cái mưu cuả kẻ trí và cái đức cuả kẻ nhân.

Lấy chân thiện nhẫn làm cơ bản cho sáng tác. Tránh để bụng tiểu nhân hẹp hòi, ích kỷ, danh lợi. Người nào có cá tính này đầu óc sẽ bí xì xì và không hề có sáng tác liên tục, ngàn thu thì vẫn mấy bài cũ mốc meo từ thời nảo thời nao. Khi mình còn trẻ trong trạng thái minh mẫn, có đôi chút yêu thương mà tự viết ra.

Khi người ta có tính kèn cưạ trỗi dậy thì tinh thần bị bấn loạn, bản thân mình không lo sáng tác mà chỉ lo ngại kẻ khác sáng tác nhiều hơn mình và lo chuyện kéo bè kết cánh hòng lăng mạ sỉ nhục người ta, nhằm giảm tốc độ sáng tác cuả người ta và hy vọng tạo cơ hội cho mình cố vượt lên.

Đã làm thơ mà có suy nghĩ như vậy là đã tự kết án xử tử tâm hồn cuả mình rồi, suốt đời chỉ quanh quẩn và bằng lòng với cái mình đã có, và khả năng sở trường thói quen cuả mình mà không chịu ngẩng mặt lên mà học thiên hạ. Tự bằng lòng mình cúi gắm mặt với bát riêu cua, điã rau muống luộc mà trí tuệ, tâm hồn không vượt qua khỏi cây đa, lũy tre đầu làng

Anh viết như vậy để em hiểu anh luôn vô tư, vui tính và rất tếu khi làm thơ, ngoài ra chẳng ám chỉ cụ thể ai. Chỉ là nhận xét chung chung về tình hình văn sĩ nước nhà hay một số người ở hải ngoại mà thôi.

Anh thích thơ dài dằng dặc như Nguyễn Bính, Vũ Hoàng Chương và ngắn như Quách Tấn và đủ lối đủ phách như Tản Đà, dài vắn thể loại nào cụ cũng xài tuốt.

Làm thơ trước hết là để cho mình đọc và những người có trình độ tương đương bạn hữu với mình. Mình là trước tiên và phải có niềm tin ở trái tim và bản thân mình là ai? Mình có thích cảm nhận được, khỏi lo sẽ có nhiều người trí tuệ cảm xúc như mình cảm nhận được, chớ không phải để lấy lòng hàng triệu chí Phèo thị Nở theo quan điểm nghệ thuật vị nhân sinh cuả đảng hay cho được lắm fun. Thời gian trôi đi nhân loại càng ngày càng thông minh hơn đó em ạ. Đấy là ta biết nhìn xa rộng về tương lai thôi, chứ hiện tại trong số 85 triệu dân ở quốc nội và khoảng 5 triệu dân ở hải ngoại có mấy triệu người có chỉ số I Q vượt trên anh Phèo cô Nở và đám con cháu ông Hồ? Tất nhiên cái tình thương yêu giai cấp cuả cô Nở chỉ nên đáng kể là chuyện riêng cá nhân cô ta với anh Phèo thôi và không thể căn cứ vào đó làm tiêu chuẩn đạo đức để mọi người học tập vì bát cháo hành, hay giống như vụ mấy thước vải luạ vài hộp sưã con chim cuả ông Hồ được. Kế sau anh mới nghĩ đến thiên hạ ai thích thì đọc, ai không thích đọc thì mong họ cút xéo đừng bao giờ đọc thơ mình là mừng rồi. Anh không cần cưỡng ép tuyên truyền như người cộng sản, mọi cái cứ để tự nhiên cái gì sảy ra nó sẽ tự sảy ra, cái gì còn tự nó còn hay tự nó mất theo thời gian năm tháng.

Hàng nghìn năm nay các cụ nhà ta chuyên làm thơ Đường và thơ lục bát, ca dao. Nhưng đến thời ông Nguyễn Trãi đã làm thơ song thất lục bát với bài Gia Huấn Ca, sau đó là thơ nôm theo lối lục bát cuả cụ Nguyễn Du và Cung Oán Ngâm Khúc theo lối song thất lục bát cuả cụ Nguyễn Gia Thiều là tiêu biểu nổi trội nhất. Ai Tư Vãn cuả công chuá Ngọc Hân hay Lục Vân Tiên cuả cụ Đồ Chiểu cũng đáng để đọc lắm chứ.

Thơ mới đã có khoảng 15 năm thịnh hành trước cách mạng tháng 8. Xu hướng viết dài vượt quá khuân khổ 8 câu cuả đường thi. Ngày đó có hai trường phái thơ mới và cũ, thơ dài và thơ ngắn.

Và bây giờ nhu cầu thẩm mỹ nghệ thuật cuả các tác giả hải ngoại và bạn đọc cao có thể thích cô đọng thơ tầm trung bình dài 20 câu là tốt nhất. Nhưng không nhất thiết cứ phải câu nệ chạy theo thiên hạ mà cái quan trọng là cảm hứng cuả thi sĩ, trí thông minh khả năng quy nạp, tổng hợp, diễn giải. Theo anh đã dài nhưng gieo đúng vần theo lối trường ca cũng là một điếu đáng khích lệ ngưỡng mộ tầm trí tuệ, trí tưởng tượng cao cuả tác giả. Chứ dài dằng dặc mà làm thơ tự do thì chán lắm, mà đã là làm thơ vần phải cố gắng nên gieo đúng vần. Bởi có gieo đúng vần tự bản thân bài thơ đã kiểm tra cho tác giả tính logich hợp lý cuả bài thơ một nưả rồi. Còn nưả kia tự tác giả điều chỉnh theo khả năng tư duy suy nghĩ cuả mình là mình viết thưà câu thưà chữ không cần thiết? Ngày xưa các cụ nhà ta cũng có người là danh sĩ đấy vẫn cứ miên man vài bài theo lối tự do vô thưởng vô phạt đọc mệt lắm.

Theo anh hình như chính tác giả sáng tác thơ trong não bộ cuả họ có xuất hiện dòng cảm hứng xung đìện kích thích hay sao ấy? Mỗi khi gặp cơ hội vẫn thích tuôn dài lai láng. Nếu thơ tình thì còn chấp nhận được, chứ thơ về chính trị xã hội chắc chắn sẽ có nhiều người không thích.

Anika Trinh có điã ổi xanh, nhiều người bàn luận tán hươu tán vượn về điã ổi cũng là nhân tố phụ tạo cho anh có cảm hứng mà xuất thần.



Bí Bầu Ai Mang
tặng Anika Trinh

Nhỏ to tròn triạ ổi xanh
Uơng ương chát chát dáng Trinh vội vàng
Mấy khi gặp được anh chàng
Phong lưu đàn hạc lỡ làng ghé qua
Thương em tong tả vườn nhà
Trèo lên cành ổi la đà bướm ong
Thiên nhiên lồ lộ uốn cong
Chàng thèm nhỏ dãi má hồng nôn nao
Nâng niu tay ngọc dạt dào
Mời anh xơi ổi nghẹn ngào chưá chan
Dưng dưng ngấn lệ tuôn tràn
Mẹ cha nhìn thấy nồng nàn thiết tha
Họ hàng nải chuối buồng cau
Muà sau dạm ngõ bí bầu ai mang?

10.5.2012 Lu Hà



Xin Đừng Quá Tay
tặng Anika Trinh

Ổi nhà nứt rốn thơm đào
Tròn tròn rắn rắn ngọt ngào ngất ngây
Hỡi chàng quân tử đắm say
Muốn ăn chớ có đoạ đầy thân em
Mân mê đòi nắn bên thềm
Trăng soi rèm phủ êm đềm gió mưa
Chõng tre kẽo kẹt đong đưa
Ổi xanh xanh lắm mặn mà anh ơi!
Mẹ cha chú bác khắp nơi
Chúng mình ăn xổi họ cười nghe anh...
Đợi cho trái chín thơm cành
Trước sau em sẽ để dành quả to
Tỉ tê oanh yến thì thào
Lời nàng chí phải chàng nào chẳng nghe

10.5.2012 Lu Hà



Thân Em Quả Ổi
tặng Anika Trinh

Em như quả ổi trên cây
Vỏ xanh ưng ửng cùi dầy múi thơm
Một đàn trai sưã còm nhom
Thấy em chúng đứng lom khom thèm thuồng

Mẹ cha âu yếm tình thương
Ổi xanh trộm hái má hồng hơi sương
Hẳn đang chờ đấng phi thường
Anh hào tuấn mã đàng hoàng phỉ phong

Phong lưu đàn hạc thư phòng
Văn chương lai láng thiên bồng mộng say
Nỉ non oanh yến vơi đây
Ổi kia đã chín chọn ngày kiệu hoa

Thuyền anh cập bến bên bờ
Khăn điều mỏ quạ lên đò sang sông
Một hai trọn đạo chữ tòng
Chàng đâu thiếp cũng một lòng đi theo

10.5.2012 Lu Hà



Thương Gốc Ổi Khô
cảm tác thơ Nguyễn Chí Hiệp: Vắng Ngoại

Con nhớ lắm mỗi lần thăm ngoại
Vườn cây xưa gốc ổi ao bèo
Lưa thưa bọt nước tăm chiều
Mặt trời xuống bóng lặn theo lá vàng

Ngày thơ ấu xóm làng yên ấm
Chập chững đi lẫm chẫm vào đời
Thương con ngoại dắt mẹ ơi!
Mái đầu điểm bạc nụ cười hân hoan

Ngày trở lại hương thôn tàn uá
Gốc ổi xưa nay đã héo tàn
Cỏ hoa nấm mộ sương tan
Mấy năm hồn lạc trần gian xa lià...

Nỗi đau đớn đầm đià giọt lệ
Hương khói bay bi lụy sầu tư
Lá vàng hiu hắt thiên thu
Âm dương đôi ngả vi vu não nùng

10.5.2012 Lu Hà



Vườn Ổi Xanh
cảm tác thơ Tế Hanh: Vườn Xưa

Mảnh vườn cây ổi lá xanh
Mẹ già lúi húi nhà tranh lam chiều
Đôi ta công việc thì nhiều
Nay đây mai đó bao điều chờ mong

Trải qua tháng nắng ngày giông
Cách xa nhật nguyệt vợ chồng đôi nơi
Trùng dương bể thẳm xa khơi
Sao hôm em đợi chơi vơi biển chiều

Sao mai giải luạ nhiễu điều
Đoá sen vàng hạ sáo diều hương thu
Cánh hoa cúc đã uá màu
Nhãn lồng thưa thớt mái đầu muối tiêu

Ngày xuân cảnh vật tiêu diêu
Em nghe mẹ nói bao điều về anh
Rằng anh hái trái ổi xanh
Lòng em rạo rực vàng oanh hót chào

Lần sau một buổi chiều nào
Anh về mẹ kể dạt dào giếng trong
Rằng em soi bóng nước gương
Tóc mây tha thướt má hồng men say

Nhìn lên cành ổi lá bay
Bướm ong đuà dỡn lệ cay sương mờ
Mẹ già mái tóc bạc phơ
Hai đầu công tác bao giờ gặp nhau?

Chú thích: Đúng ra tôi không nên dùng chữ công tác, nhưng nguyên tác là thơ tự do cuả Tế Hanh.
Ông ta là một đảng viên cộng sản, còn tôi là chả đảng phái quái gì.

10.5.2012 Lu Hà


Anh Chờ Ổi Chín
tặng Anika Trinh

Em như quả ổi còn xanh
Bõ công cha mẹ sinh thành ra em
Hai vầng nhật nguyệt êm đềm
Thay phiên chuyển nhưạ ngày đêm khí trời

Bướm ong dìu dặt bồi hồi
Hương thơm thoang thoảng bao người say xưa
Mẹ cha kén cá chọn dưa
Tìm chàng quân tử cho vưà lòng em

Trăng soi đắm đuối bên thềm
Thương em phận ổi rắn mềm tùy tay
Gặp người nghiã trọng ân dày
Se duyên chỉ thắm vơi đầy ái ân

Ổi xanh nên chẳng dám ăn
Chờ em chín mọng nhưạ tràn mật thơm
Dạt dào chan chưá sớm hôm
Chiếu chăn quấn quít ôm chồm lấy nhau.

10.5.2012 Lu Hà



Hân Hoan Ổi Chín
tặng Anika Trinh

Chớ nên ăn xổi ở thì
Ổi chưa chín hẳn vội gì anh ơi!
Họ hàng làng nước xa xôi
Lời qua tiếng lại thói đời lạ chi?

Cú diều miệng lưỡi thị phi
Cố tình đơm đặt xầm xì nhỏ to
Cho dù ong bướm xôn xao
Ổi chờ quân tử anh hào là anh

Sang năm ổi chín rũ cành
Hân hoan sung sướng chúng mình với nhau
Mẹ cha anh khỏi phải lo
Ván thuyền đã đóng qua đò sang ngang

Quan viên hai họ xếp hàng
Kim bôi hợp cẩn lâng lâng má đào
Chúc mừng chú rể cô dâu
Say xưa mùi ổi nghẹn ngào lang quân

Đôi dòng châu ngọc chưá chan
Ổi vưà chín tới nồng nàn mến yêu
Tháng năm gìn dữ hương kiều
Trắng trong trinh tuyết em chiều anh luôn...

11.5.2012 Lu Hà


Anika Trinh hay ai đó đã đọc những lời tâm sự cuả anh là rất tốt.

Những gì anh viết là trải nghiệm cuả một tấm lòng thiết tha với tình yêu cuộc sống và nghệ thuật văn chương. Theo anh làm thơ viết văn là tiếng nói cuả trái tim, tiếng khóc cuả linh hồn. Tự người đó viết ra khóc ra thành những bài thơ hay lời văn cho chính từ cá nhân người đó. Lấy nay chính bản thân mình làm đơn vị đầu tiên để đo những cảm xúc. Bởi cớ sao ? Bởi vì mình là một con người hoàn thiện đúng nghiã, tất nhiên sẽ có nhiều người tự học, tự có tri thức và từng trải qua đau khổ người ta sẽ đồng cảm với mình.

Nếu ai đó lấy nhân sinh xã hội là tiêu chuẩn làm thước đo cho mọi sáng tác. Theo anh là một tư tưởng phản động phi khoa học tâm linh, biện chứng duy tâm. Ví dụ bọn cộng sản con cháu Hồ cứ leo lẻo: Nghệ thuật vị nhân sinh. Nghiã là làm thơ viết văn ra để phục vụ quần chúng lao động, để cho các anh Phèo cô Nở thông suốt chủ trương chính sách cuả đảng mà ủng hộ chính phủ.

Hay làm thơ,viết văn hay viết nhạc ra để cho nhiều người đọc, tán dương ủng hộ. Ví dụ như anh chàng Trịnh công Sơn cả đời làm mật vụ chỉ điểm lại gò lưng ra viết được 130 bản nhạc đám ma, phản chiến xui bậy thanh niên nếp sống nhu nhược ủy mị hèn nhát, ích kỷ cá nhân và có 6 bài thơ cóc ghẻ và tự cho là thần tượng thiên tài. Anh đả sổ toẹt, viết rốn ra cũng được khoảng 150 bài thơ để phê phán từng bản nhạc, hay văn hoặc thơ cuả Sơn trong vài tuần liên tiếp.

Bởi vì Sơn đã lấy nhân sinh số đông làm thước đo cho tiêu chuẩn sáng tác theo đúng đường lối nghệ thuật cuả đảng: Nghệ thuật vị nhân sinh. Miễn sao rã đám, rã tan nhiều binh lính quân đội cộng hoà là được, lắm thanh niên u mê tăm tối chán đời tìm những lời nhạc vớ vẩn ma quái cuả Trịnh để cảm thấy ảo tưởng chia sẻ tự an ủi với mình, đưa họ vào vòng bế tắc không lối thoát tự than thân trách phận mà thiếu sức đứng dậy, thiếu nghị lực để phục vụ cho ý đồ ngu dân cuả đảng, giúp quân Tàu dễ dàng chiếm đoạt Việt Nam và bọn chóp bu ngôi vị quyền lực được lâu bền cho suốt đời cha và con cuả họ v. v...

Nếu Trịnh lấy chính bản thân anh ta làm thước đo, lúc vui nhạc vui, lúc buồn nhạc buồn, lúc yêu nhạc yêu, lúc ghét nhạc ghét, lúc yêu tổ quốc phản đối chiến tranh xâm lược cuả cộng sản, thì làm nhạc mắng cộng hay viết đúng bản chất tự do dân chủ vô tư cuả Hoa Kỳ v. v... Đại để là chẳng vì ai, vì thằng đếch nào cả, chẳng vì một mục đích nào cả thì là một nhẽ khác thì anh không nỡ coi thường khinh bỉ Trịnh mà cảm tác ra 17 chùm thơ, mổi chùm từ 8 đến 9 bài chỉ để mắng Trịnh. Đó là cái giá cuả nghệ thuật vị nhân sinh mà Trịnh phải trả trong cõi đời này không trước thì sau, cả khi chết đi vẫn chưa thoát nợ thoát được nghiệp chướng do chính mình tạo ra. Nếu anh không viết phản bác Trịnh thì vài chục năm sau hay vài trăm năm sau cũng có người viết không bằng thơ thì bằng văn?

Anh làm ra rất nhiều bài thơ dài, bài ngắn đủ cả. Nhưng các ông Nguyễn Bính, Vũ Hoàng Chương, Thế Lữ v. v... ngày xưa cũng dài kém gì? Phần lớn thơ dài là để mắng cộng. Nhiều kẻ chẳng hiểu gì về thơ phú cũng hung hăng chửi bới anh rất mất dạy tục tằn trên mạng. Thơ dài mà gieo đúng vần ở các thể loại là một công việc lao động trí tuệ không phải ai cũng làm được. Nhưng đây là anh làm thơ cho anh chứ anh có lấy nhân sinh làm mục đích đâu? Anh có phải là nhà cách mạng làm thơ để tuyên truyền xách động đâu? Anh thấy cộng sản ác thì làm thơ họ ác, ác thế này, ác thế nọ là do tự lòng anh cảm tác ra cho riêng anh đọc và ai đó cảm ngộ được thì đọc, không cảm ngộ được thì cút xéo. Nếu như chưa đủ trí tuệ, nhân cách, tư cách thì cầu mong họ đừng đọc. Anh cần fun a dua ủng hộ để làm quái gì? Mà anh cần nhiều người có lý trí biết phân biệt đúng sai. Nhưng chắc chắn cũng đã có một nưả hay già nưả số người Việt Nam đã đọc và đồng cảm với anh rồi em ạ, anh nhận rất nhiều Email cảm tạ động viên. Thế nhưng có thể còn nhiều trong số 3 triệu đảng viên cs không tim, không óc, hay hàng trăm nghìn đưá tiểu nhân thì đừng hy vọng họ đồng cảm, đồng tình với anh.

Tính anh dễ cảm động, xúc động với cánh đàn bà con gái v.v... thì anh mê man làm thơ tình tự nỉ non dài vắn là cái tình cuả anh với cô gái đó chứ anh có làm thơ tằng tịu với vợ cuả đưá nào đâu mà có một kẻ anh không tiện nói tên, nó cứ chửi anh làm thơ tình dài? Trong khi đó nó chỉ có khả năng làm thơ tình ngắn vài bài ít ỏi theo nó cho là cô đọng là hay. Nhưng anh có bao giờ vào trang cuả nó đọc đâu, tự dưng nó sưng sưng gửi Email cho anh và mắng chửi anh một cách vô lý. Anh thấy nó hâm hâm thế nào ấy, có người bảo nó là giáo viên dạy văn gì đó ở trường Chu Văn An? Nó cứ rêu rao bài thơ cuả ông Vũ Hoàng Chương gì đó với câu:" Đời vắng em rồi say với ai" và nó gật gù tự đắc là thiên thu bất hủ vì có nhiều người khen hay quá. Nó chửi anh mày tao chí tớ rất hung tợn, nó hy vọng anh đọc và mong anh cáu với nó. Nó bảo anh đồ óc chó sao mà mày lắm tình yêu thế, cứ dài vô tận... Nhưng nó biết đâu anh xoá toẹt đi không thèm đọc, không thèm cáu với nó, coi nó như rác rưởi cặn bã là liệt sĩ không thèm để ý đến. Nó khoe thơ tình cuả nó hay viết cô đọng ngắn gọn có lắm fun ủng hộ, còn anh chả ai thèm đọc. Nó cứ lăn sả vào gây sự với anh nhưng anh không thèm để ý vì anh biết nó là thằng cuồng thơ, dở hơi, háo danh, ngu xuẩn một cách lạ lùng. Nó viết công khai vào trang cuả nó ở facebook là trang cuả anh ít người có ý kiến vì không ai thèm đọc mà chỉ nô nức vào trang cuả nó, nhấn chuột " like" cho nó.... Người có tính như vậy có khác chi loài cầm thú, có tâm hồn thi sĩ quái gì ?Chứ yêu đương tình ái cuả con người, hay con khỉ gì?


Thơ tình anh rất nhiều vì trên đời này các cô gái cứ thích anh. Vì anh hay cười, vô tư, khôi hài lại có tài ăn nói, có duyên thầm, thích bàn chuyện ái ân nhưng rất tôn trọng ngưỡng mộ các cô... Vì vậy đời anh lắm chuyện tình để tả dài vắn là cuả anh chứ dính dáng đếch gì đến thiên hạ. Nhưng anh tin nhân loại càng thông minh, đa tình, đa cảm hơn và sẽ có nhiều người dần dần tìm đến anh. Đấy là anh nói về tương lai thôi, chứ bây giờ Hồ Chí Minh và đảng cộng đã hủ hoá cả một thế hệ mê tối mất rồi, họ đâu có trái tim và khối óc mà hiểu được cái tình cuả anh? Họ dễ hấp thụ Trịnh công Sơn, Xuân Diệu, Hồ Chí Minh, Tố Hữu hơn và những bài thơ ngắn ngắn ngô nghê dễ đánh vần hời hợt phù hợp với trí thông minh cảm xúc tủn mủn nghèo nàn thấp lùn cuả họ.

Cũng mừng các cô gái xinh đẹp trên mạng Facebook này có học vấn cao và đều thích thơ anh cả. Đó là nguồn vui cho anh rồi. Còn thiên hạ hay Fun là cái quái gì, anh đâu cần đến họ. Họ có cần đến anh thì cần, chẳng cần thì bước xéo cho rảnh mắt. Nhưng đời này vẫn còn khối chàng, khối nàng đa tình đa cảm và có học vấn sẽ thích anh. Ngưu tầm ngưu mã tầm mã em ạ.

À anh đang bận chuyển thể trường ca Sát Thát cuả Vũ Hoàng Chương theo lối thơ tự do ra song thất lục bát. Trời, ổng viết dài quá, chuyển thể cũng mệt lắm đây.

13.5.2012 Lu Hà

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét