Chuyện Anh Hoài Tường Phong làm bài thơ
đoạt giải nhất, do chi hội văn hoá tỉnh Cần Thơ miền Nam Việt Nam tổi chức, rồi
lại bị các cơ quan công quyền la lối phản đối vì bài thơ Anh viết theo thể tự
do nhưng nội dung lại
buồn buồn bi thương vô cùng. Bài thơ không làm đẹp lòng
vưà mũi các vị trong đảng và chính quyền.Thành ra cái gọi là nghệ thuật vị nhân
sinh chỉ là câu nói đầu lưỡi bẻm mép
rỗng tuếch của mấy chàng tú tài bồi bút ngày xưa của đảng.
Họ thích văn chương chữ nghĩa , đồng bóng để lám dáng cho tí văn hoá rừng rú của
đảng mà thôi. Vị nhân sinh cái quái gì? Nhân sinh nào cần cái thứ ba láp, giả
tạo, nâng bi, nịnh cu thằng bần cố nông, rồi lại khinh bỉ, miệt thị nó. Hoạ
chăng là vị tiền, vị quyền lực, điạ vị thì có.Hoài Tường Phong là tác giả cuả bài thơ
„ Trăng Nghẹn“ và cũng là nạn của trăng nghẹn.
Nghẹn lên tận cổ mà vẫn cứ phải chịu. Mà
không chỉ nghẹn lên từ lúc làm ra bài thơ, cứ nghẹn liên tục: từ lúc gửi thơ,
nghe chấm giải , nghe công bố đoạt giải, rồi nghe khuyên cáo tự hủy bỏ
giải và thay giải nhầt vào bài thơ khác,
bài nào cũng được , miễn không phải là bài „Trăng Nghẹn“ cuả Hoài Tường Phong. Anh
tự nhận trong thơ là đưá trẻ hẩm hiu, sấu số, sinh lầm giờ, lầm ngày, lầm
tháng, lầm năm và lầm cả một thế hệ. Anh tự trách sao mình lại đầu thai sớm,
vội vàng ra đời như vậy giưã một đêm mưa gió. Vầng trăng không sáng tỏ để chào
đón Anh mà lại bị mây đen che phủ. Trăng chỉ còn nghẹn ngào mờ mờ ảo ảo nhìn
anh ra đời và tiên đoán đời Anh và cả thế hệ tuổi trẻ như Anh phải chiụ nhiều
thiệt thòi khổ hạnh mai sau. Thực tế là đúng như vậy, khi anh và bạn bè khôn
lớn.
Tôi xin phép Hoài Tường Phong được
chuyển thể thơ Anh sang thể song thất lục bát. Như nhà văn Võ Phiến, hay nữ thi
sĩ Huệ Thu từng nói: chuyển thơ từ thể này sang thể khác, ta không thể gọi là
họa thơ đưọc. Họa thơ chỉ đúng nghiã, khi ta giữ lại vần cuả tác giả, hoặc hoạ
theo ý nhưng vẫn giữ thể loại.Còn cách làm như tôi là từ thơ tự do cuả Anh, tôi
chuyển thể sang song thất lục bát ta gọi là dịch thơ. Ở hải ngoại thể loại
chuyển thể, dịch thơ phát triển sôi nổi lắm.Còn ở Việt Nam với chính sách văn
hoá ngu dân cuả đảng, loại hình nghệ thuật này vẫn còn mới mẻ. Chưa biết chừng
còn bị chụp mũ vu cáo là việt gian phản động. Nếu chẳng may có con nai nào mê thơ mà lạc
rừng, dám cả gan chuyển thể thơ cuả các đồng chí đầu nậu đỉnh cao, trí tuệ như đồng
chí Hữu, đồng chí Viên, đồng chí Diệu, đồng chí Thi, Chí Thông, Chí Phèo chẳng
hạn v.v… Sẽ bị đảng bắt giữ, tống giam bỏ tù vì dịch sai, chuyển láo sang
thể thơ khác làm mất đi tư tưởng chủ đạo, tính sáng tạo linh hoạt, tinh thần
giai cấp cuả các đồng chí lãnh đạo.Tâm hồn què quặt, sự ích kỷ độc nhất vô nhị
hẹp hòi, háo danh và quan niệm văn thơ cuả cộng sản là như thế đó. Cũng may
ngày nay loài người đã sáng mắt văn minh dần lên nhờ mạng Internet.Mọi bưng
bít, lưà đảo dối trá cuối cùng cũng bị lòi ra mặt chuột công khai trước công luận
Tuổi trẻ Việt Nam quốc nội và hải ngoại
tràn ngập trong niềm hân hoan được tiếp cận với
mạng lưới thông tin điện toán toàn cầu.
Bao nhiêu những bưng bít o bế của chính
quyền nhà nước cộng sản ,cũng cảm thấy bất lực trước sự thật sáng rõ như ban
ngày cuả nền văn minh nhân loại. Chủ thuyết, lý tưởng, tư tưởng, hoài bão, khát
vọng, trung thành, niềm tin… tự nó trở thành những từ ngữ, sáo rỗng, nhạo báng
và miả mai. Nhưng người ta vẫn cứ phải cần đến nó để nâng đỡ tấm thân rệu rã
mục nát cuả thần tượng Xã hội xã hội chủ nghiã. Vẫn cần đến nó là những giá trị
tinh thần để nuôi sống chế độ.
Chừng nào đám trí thức còn bạc nhược, dân
chúng còn u mê tăm tối. Sách lược cao thâm nhất cuả cộng sản là luôn tâng bốc
nịnh đầm vuốt mông dân chúng: anh hùng, bất khuất, thông minh, dũng cảm, trí
lược, tài ba… Họ luôn tìm cách đánh vào niềm tự hào, tự trọng, tự ái cuả dân
chúng.Thông tin báo chí, văn chương thơ phú là cái gốc cuả trí tuệ thì lại bị đảng
nắm trọn độc quyền. Đảng thải ra tí nào thì dân được hưởng tí ấy. Đảng này thật sự, lại được tuyển chọn từ những đám
người làm nòng cốt xuất thân dưới đáy cuả xã hội. Những kẻ vô học đâm thuê chém
mướn, những chàng tú tài thi trượt, tầng lớp vô sản lưu manh hoá
Sau nhiều thập kỷ Đảng đã xây dựng được một đội ngũ trí thức
rởm, với những mảnh bằng thạc sĩ, tiến sĩ , giáo sư đã ngồi chai đít du học ở
nước ngoài hoặc đào tạo trong nước. Những giáo sư, tiến sĩ, cử nhân , trí thức
, văn thi sĩ có thực tài cuả miền nam cộng
hoà thì bị thủ tiêu, bị bỏ tù , hoặc mọi biện pháp caỉ tạo tư tưởng. Tóm lại
đảng coi họ chỉ là phế v ật, chỉ mang lại mối lo ngại, nguy hiểm cho đảng và
phải bị nhổ cỏ tận gốc. Đảng cần trí thức ngu đ ộn biết nghe lời hơn loại trí thức có tài nhưng ngang bướng không
chịu tuân theo lời đảng, không chiụ quỳ gối xin đảng tha mạng sống và sẵn sàng bán rẻ lương tâm làm việc cho
đảng.Miền bắc xã hội chủ nghiã đã dư thưà trí thức với những kiến thức khoa
học, toán, lý, hoá… Những người này được biến thành những mẫu người máy để làm
việc cho đảng. Còn cái phần hồn, cái ý thức quan trọng để làm người tử tế bình
thường có trái tim đa cảm nhân hậu thì được đảng tẩy não và nhuộm đỏ bằng chủ
nghiã Mác Lê Nin.Tuy nhiên cũng có những trí thức tuyệt vời, họ thưà hiểu những
mánh lới gian manh thủ đoạn cuả đảng. Họ đi guốc trong bụng đảng thì chính họ
lại là những con mồi luôn bị săn đuổi
vây bắt cuả đám công an mật vụ làm việc
cho đảng.
Mấy thập kỷ qua về lĩnh vực văn hoá tinh
thần văn chương nghệ thuật bị cầm cố vô cùng. Văn thì khộng nói, vì lưỡi không
xương nhiều đường lắt léo, muốn viết kiểu gì cũng được. Rồi cũng chỉ là mớ giấy
vụn, như cơn gió thoảng qua. Nhưng thơ thì lại bị đảng hạ nhục, theo dõi gắt
gao nhất. Đơn giản vì thơ dễ nhớ, vẻn vẹn chỉ có vài câu, nó được chiu chắt rót
ra từ những giọt nước mắt đắng cay cuả tâm hồn. Thơ càng có vần, có nhạc điệu
thì lại càng dễ nhớ.Nhất là những bài thơ được làm ra với thủ pháp nghệ thuật
cao, được tinh chế hàng ngàn năm cuả đường luật, tứ tuyệt, lục bát, hay song
thất lục bát. Đảng rất sợ loại thơ này, vì chính sách ngu dân và để nịnh đầm
đám dân chúng trí thức .Bốc thơm cho lòng tự ái và lòng tự hào dân tộc tính.
Đảng chủ chương trăm hoa đua nở. Những
loạị thơ lá cải giun dế miễn là biết ca ngợi đảng, ca ngợi lãnh tụ, biết không
nói có, có nói không ,bi ết ca ngợi công ơn trời biển cuả đảng và bác. Thơ văn
như đấm vào tai, cũng sẽ được chế độ được đề cao. Có khi còn được bơm lên là
thơ thần, thơ bác học, là tuyệt đỉnh trên thảm thơ, nhung luạ cuả dân tộc. Thơ
không có vần, không có nhạc, nhất là loại thơ tối nghiã, chữ mẹ chửi cha chữ
kia được khuyến khích. Để cho toàn dân c ó mắt như mù, càng mù càng tăm tối thì
thằng chột càng cao giá. Đảng lưà dân, lưà thi sĩ vào mê hồn trận cuả ngôn từ
sáo rỗng vô nghiã.Càng vô nghiã càng khó hiểu thì mưu kế cuả đảng càng đắc
dụng. Nhiều người sẽ lầm tưởng những từ ngữ tối tăm vô nghiã khó hiểu là tác
giả ẩn chưá một trí tuệ cao siêu thần bí gì mà ta chưa đủ trình độ hiểu được.
Nhiều người cũng giả bộ ta đây thông thái và viết vài dòng ca ngợi vút đuôi, để
thoả mãn cái tâm linh nghèo nàn muốn trỗi dậy của mình.
Loại thơ viết như văn thì được khuyến
khích. Coi như như là sự tiến bộ hội nhập với
trào lưu văn chương thế giới. Lưu manh
hoá,ngu dân hoá đến thế là cùng. Thơ viết như văn rất khó nhớ. Dù muốn có phê
phán chế độ, phê phán đảng thì như nước đổ lá khoai, đọc một lần là quên ngay.
Tâm lý mọi người ai cũng muốn trở thành nhà thơ, muốn được gọi là thi sĩ. Con
đường là thi sĩ thực sự thì lắm trông gai. Thà rằng chọn con đường bằng phảng,
dễ ăn nhất, thơ không cần suy nghĩ , không cần nghệ thuật cao. Đường luật thì
bảo niêm luật phiền phức, các cặp thực luận phải đối được nhau là thứ đồ cổ, hủ
nho lạc hậu.Lục bát thì bảo ê a ề à. Tứ tuyệt ,song thất lục bát thì bảo lạc
hậu rồi, bây giờ tiếp cận văn minh Anh Pháp họ có làm thơ như ta đâu. Tám chữ
theo nguyên tắc đổi thanh thì bảo gò bó quá, khó khai thông tình cảm cuả mình.
Đại để cứ viết loạn xị, miễn có người viết bài ca ngợi tâng bốc là được rồi.
Mấy thập kỷ qua đảng đã thành công trong chính sách ngu dân, về lĩnh vực văn
chương thi phú. Càng ngu càng dễ trị, chúng nó biết suy tư biết yêu nghệ
thuật, bộ óc chúng nó càng phát triển
thì nó sẽ khôn dần lên khó trị. Đưa chúng nó vào cái trò văn chương thơ phú đơn
giản, bốc cho chúng nó phổng mũi lên, con cháu chúng nó tâm hồn nghèo nàn què
quặt thì quyền hành bổng lộc cuả đảng càng chắc ăn hơn. Theo tôi ở Việt Nam với
sự vây ráp bắt bí cuả đảng cuả công an.
Thơ phú chưa cần đến mức cầu kỳ về nghệ thuật, những vần thơ lục bát hay thơ tự
do là thông dụng nhất. Nhưng thơ phải có ý nghiã, phải ra được nỗi lòng mình,
một th ực t ế x ã hội băng hoại bất công
vô lý đang diễn ra hàng ngày. Hoài Tường Phong xứng đáng đoạt giải nhất cuả
tỉnh Cần Thơ, do chi hội văn thi sĩ ở đó chấm giải. Thơ phú là chuyện cuả văn học chứ đ âu phải là chuyện cuả chính
quyền
cuả đảng.Mong các bạn hưởng ứng bình
luận v ề vấn đề này trên mạng thông tin đại chúng.
Rất cám ơn
Lu H à
Vầng Trăng Nghèn Nghẹn
chuyển thể từ thơ Hoài Tưởng Phong
Mẹ sinh tôi vào đêm mưa gió
Lúc chào đời chẳng có trăng thu
Tản cư vườn trống hoang vu
Cưả nhà tan tác chiụ nhiều khổ đau
Tôi lớn theo cỏ khô hoang dại
Trên lưng trâu bảy tuổi lầm than
Loanh quanh xó bếp nghèo hèn
Đồ chơi chẳng có tuổi xuân héo mòn
Tôi ngơ ngác đua chen thành thị
Mười năm sau bi lụy chân quê
Dật dờ khắp nẻo sơn khê
Đói ăn thiếu mặc lại về cố hương
Bạn bè tôi cũng cùng số kiếp
Tưởng đời tôi hoá kiếp nhả tơ
Mộng mơ thành bướm vi vu
Ngào ngờ cô quạnh phù du hão huyền
Mỗi lần về tâm hồn trống trải
Gái hay trai thân thế cầu toàn
Cô hàng xóm đã có con
Sang nhà mua rươu không tiền xin anh
Xóm bên sông trời xanh mây toả
Lắm cô về áo luạ xênh xang
Xây nhà báo hiếu rộn ràng
Mà nghe sao động tiếng lòng tái tê….
Đời tha hương ngậm ngùi rơi lệ
Đi làm dâu xứ sở người ta
Quê nhà sông cá ba sa
Luá nhiều sản lượng vẫn nghèo thế
ư ?
Chập tối buồn sương sa bến nước
Bóng hoàng hôn thầm ước trăng lên
Mây mù vần vũ cô đơn
Vầng trăng nghèn nghẹn thuở con ra
đời....
5.3.2010 Lu Hà
Nguyên tác: Trăng Nghẹn
Mẹ sinh tôi vào một đêm rằm mưa gió ngày xưa,
Nguyên tác: Trăng Nghẹn
Mẹ sinh tôi vào một đêm rằm mưa gió ngày xưa,
Lúc chào đời đã lỡ hẹn cùng vầng trăng
viên mãn.
Vùng tản cư hồi nầy ruộng hoang nhà
trống,
Rước được bà mụ vườn, ngoại cực trần
thân.
Tôi lớn trong quê mùa như cây tạp vườn
hoang,
Bảy tuổi biết leo lưng trâu, không từng
ngồi xe đạp.
Không biết lời bải buôi để mua lòng
người khác,
Nên thua thiệt cả đời vì không thể dối
lừa ai.
Ngơ ngác buổi ra thành, trước cuộc sống
đua chen,
Mười năm sau chưa gội rửa cho mình thành
dân chợ.
Lớp phèn hết bám chân, nhưng chất chân
quê vẫn còn đó,
Tôi tranh thủ những tháng hè, thích về
lại thăm quê.
Bè bạn theo đuôi trâu một thời, mơ ước
nhìn tôi,
Tưởng tôi thoát kiếp ngài, nhởn nhơ hóa
bướm.
Tôi nhìn vẻ hồn nhiên của đám bạn xưa
thèm quá,
Cộng một chút phù hoa đâu thêm lớn tâm
hồn.
Mỗi lần về quê bè bạn cũ lại vắng hơn,
Gái mười bảy đã lấy chồng, trai hai mươi
đòi vợ.
Cô bạn xưa nách con ngang nhà mua chịu
rượu,
Đôi mắt ướt một thời bẽn lẽn ngó bàn
chân.
Xóm bên sông nhiều cô gái rời quê,
Về thăm nhà xênh xang lụa là hàng hiệu.
Vài căn nhà xây, đổi đời nhờ những đồng
tiền báo hiếu,
Khởi sắc một vùng quê sao nghe có chút
bùi ngùi.
Đồng bằng quê hương tôi nhiều cái nhất
ngậm ngùi:
Sản lượng lúa nhiều, vùng cá ba sa lớn
nhất,
Đầu tư văn hóa thấp và khó nghèo cũng
nhất,
Và cũng dẫn đầu, những cô gái lấy chồng
xa.
Chập tối buồn ra nhìn bến nước cô đơn,
Vầng trăng vừa lên đã bị mây mưa vần vũ.
Tôi chợt nhớ lần lỗi hẹn đầu đời, trăng
cũ,
Vầng trăng nghẹn hoài, chưa tỏa sáng một
vùng quê.
H.T.P (Cần Thơ)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét