Thứ Hai, 22 tháng 11, 2021

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 114

 

Tài Mệnh Tương Đố

“Video 66“

 

Thúc Sinh là kẻ đáng trách, một loại đàn ông trình độ văn chương học thức không phải là xoàng xĩnh. Nhưng tiếc thay bản tính chàng ươn hèn trí trá theo kiểu con buôn. Một người đàn ông không có khả năng làm người đàn ông đúng nghĩa, cái chuyện sinh con đẻ cái anh ta cũng không làm được để cho người vợ cả còm cõi mong đợi, thắp hương niệm Phật, thậm chí còn cho xây cả một ngôi chùa nhỏ trong khuân trang vườn tược rộng lớn nhà mình.Một người đàn ông không dám đứng ra nhận lấy trách nhiệm không hề mở miệng cầu xin Hoạn Thư một lời để bênh vực Kiều. Không phải vô cớ Hoạn Thư và Hoạn bà đã bắt cóc Vương Thúy Kiều từ Lâm Truy về Phủ quan thượng thư ở Tích Giang rồi lại giao cho Hoạn Thư ở Vô Tích. Mọi sự đã sáng tỏ rõ như ban ngày mà Thúc Sinh vẫn giả câm giả điếc. Hoạn Thư cũng có thể nghĩ rằng Thúc Sinh không chỉ bạc tình với mình mà còn bạc tình cả với Kiều. Người phụ nữ cái danh dự phẩm giá là cao. Không lẽ Hoạn Thư lại hạ mình xuống bảo thẳng với Thúc Sinh:

-“Thôi sự đã đến nước này thì chàng cứ thu nạp Hoa nô làm thiếp đi”

 

Nếu là tôi thì Hoa nô thì mặc Hoa nô chỉ là cái tên gọi mà Hoạn bà trong lúc bực tức đã gán cho Vương Thúy Kiều. Có lẽ Thúc Sinh quá hèn không dám thưa chuyện với bố vợ là quan thượng thư và mẹ vợ. Thúc Sinh cũng có một phần tư thế là chính Thúc ông và quan tri phủ Lâm Truy đã thừa nhận Kiều là vợ lẽ của Thúc Sinh rồi kia mà. Hèn gì mà hèn đến khốn khổ khốn nạn như vậy? Chàng lại xui Thúy Kiều bỏ trốn để phủi tay hết trách nhiệm. Kiều đành phải ra đi vào lúc nửa đêm và cứ men theo mé rừng mà xông pha sương gió. Cho tới khi gặp một cái Am. Trụ trì là sư trưởng Vãi Giác Duyên, đúng ra là một sư cô còn rất trẻ chẳng hơn tuổi Kiều là bao nhiêu. Có thể như hai chị em đồng tu, đồng môn.

 

“Mé tây lộ sim mua nở rộ

Trái hồng treo hơi thở phập phồng

Tiếng gà xao xác rạng đông

Ngàn dâu bát ngát mênh mông cánh đồng

 

Dấu giày in hàng dương thấp thoáng

Từ nẻo xa chạng vạng ngân nga

Heo may ngọn cỏ la đà

Rõ ràng Chiêu Ẩn Am ba chữ bài

 

Kiều thất thểu canh dài khắc lậu

Cánh chim trời biết đậu nơi đâu

Sương pha ướt đẫm mái đầu

Giơ tay gõ cửa lo âu ngại ngần

 

Sư trưởng tới đích thân chào hỏi

Pháp danh xưng thường gọi Giác Duyên

Kiều thưa, quá lộ tiểu thiền

Quy y bổn mạng tới liền nay mai“

 

Kiều buộc phải tạm nói dối mình đã xuất gia đi tu ở Bắc Kinh. Theo lệnh sư phụ  chùa lớn ở Bắc Kinh mang đồ nhà Phật để cúng rường cho sư tỷ trụ trì chùa nhỏ ở đây.

Vãi Giác Duyên thì ở tại Chiêu Ẩn Am. Thúy Kiều trốn khỏi nhà Hoạn thư, bơ vơ  lạc lõng không nơi nương tựa. Bỗng thấy một ngôi chùa ành rành “Chiêu Ẩn Am” ba chữ bài. Cái Am này như đang dang tay đùm bọc kẻ thất lơ vận. Nàng Kiều cũng có duyên với cửa Phật. Ba lần sa cơ thất thế, ba lần nhờ cậy cửa không. Lần thứ nhất tại nhà Hoạn thư. Kiều đang sống trong cảnh cá chậu chim lồng, sống trong nỗi đau buốt giá, Kiều nhờ Quan Âm các gửi tấm thân dẫu rằng tạm bợ, khổ tâm. Lần thứ hai đến với Chiêu Ẩn Am, Kiều như vớ được chiếc phao giữa dòng nước chảy xiết. Không ngần ngại, Kiều xăm xăm gõ mé cửa ngoài. Chỉ sau tiếng gõ cửa thật ra là tiếng kêu khẩn khoản nhờ sự giúp đỡ.  Kiều được vãi Giác Duyên cho vào ngay mé trong.

 

 Buổi đầu sơ ngộ giữa hai người chưa hề quen biết. Một là Thúy Kiều tình thế bắt buộc phải nói dối theo cách cụ Nguyễn Du mô tả:

“Tiểu thiền quê ở Bắc Kinh

Qui sư qui Phật tu hành bấy nay

Bản sư rồi cũng đến sau

 Dạy đem pháp bảo sang hầu sư huynh”

 

Nhưng vãi Giác Duyên, lòng lành, nên tin ngay,  sư cô còn an ủi động viên:

“Chỉ e đường sá một mình

 Ở đây chờ đợi sư huynh ít ngày…“

 

Còn tôi thì bằng thơ song thất lục bát:

 

“Vẻ e thẹn nét ngài tự sự

Quê Bắc Kinh xuất xứ đèn nhang

Dặn đưa bảo pháp trước sang

Thong dong bình bát đạo tràng sư huynh

 

Aó nâu sồng lung linh vóc hạc

Với khánh vàng chuông bạc giở ra

Xem qua dấu đóng triện là

Phải nơi Hằng Thủy thì ta hậu tình

 

Nhưng chỉ ngại một mình băng giá

Đường gập ghềnh quán sá vắng teo

Sư huynh rồi sẽ kịp theo

Ít ngày chờ đợi am nghèo trú thân“

 

Thật ra cả tôi và cụ Nguyễn Du đều dùng từ sư huynh là theo cách gọi chung của con nhà Phật. Đúng ra phải gọi là sư tỷ mới đúng. Sư trưởng Giác Duyên gọi là vãi tức là một sư bà còn rất trẻ chỉ hơn tuổi sư cô chút ít. Khi Kiều nói mang đồ vàng bạc đến dâng là theo lời sư phụ. Nhưng may quá sư Giác Duyên lại hỏi có phải là của sư Hằng Thủy ở Trấn Giang không? Nếu lúc đó mà sư Giác Duyên hỏi Kiều vậy sư phụ của ni cô tên là gì ở Bắc Kinh thì Kiều sẽ không biết trả lời sao? Thật là may mắn cho  nàng Kiều và Kiều cũng tỏ ra là một ni cô thành thục vì nàng đã ôn luyện việc làm ni cô bất đắc dĩ ở Am tự nhà Hoạn Thư rồi.

 

Kinh kệ cũ đa phần đọc cả

Việc trai phòng Kiều đã quen tay

Chay đàn lá bối phướn mây

Muối dưa đạm bạc vui vầy thong dong

 

Khêu đèn nguyệt chày sương khéo nện

Trí thông minh nhanh nhẹn khác thường

Sư càng nể mặt mến thương

Cuối xuân du khách thập phương dập dìu

 

Am tự nhỏ bỗng vui nhộn nhịp

Lá hoa bay liên tiếp ngang trời

Ngân vang réo rắt thảnh thơi

Có người đàn hạc lên chơi cửa thiền“

 

 

 

Tài Mệnh Tương Đố

“Video 67“

 

Số nàng Kiều thật là hẩm hiu. Hết tránh vỏ dưa lại gặp vỏ dừa. Nhờ có Thúc Sinh mà nàng thoát khỏi bàn tay dơ dáy của mụ Tú bà, rồi nàng bị mẹ con Hoạn Thư bắt về phủ, chỉ qua một trận đòn nàng sống bên Hoạn Thư no đủ nhàn hạ nhưng vì nặng ái tình với chàng Thúc Sinh mà sinh ra khổ đau trong lòng. Hoạn Thư đã cố ý mở cửa sổ lồng cho nàng tự do. Hoạn Thư giả vờ đi về nhà thăm mẹ đẻ và dặn dò con nữ tỳ gúp việc cho Kiều tại Am nhà, dặn dò nó cứ như thế, như thế mà kể lể với Kiều để tạo đường cho Kiều tự động bỏ trốn. Và cuối cùng Kiều trốn thật là trúng kế Hoạn Thư. Kiều chôm chỉa những đồ vàng bạc trong chùa nhà để mang đi làm lộ phí. Hoạn Thư  cũng muốn Kiều nên mang đi, mang được bao nhiêu thì mang nàng không thèm để ý. Nhưng Kiều chỉ đơn giản nghĩ Hoạn Thư ghen tuông lắm mưu nhiều kế thâm độc để đày đọa nàng mà không hiểu hết tấm lòng Hoạn Thư cũng rất thương nàng. Kiều rất thông minh tài hoa trong việc đàn hạc thơ phú xướng vịnh, văn chương điển tích chữ nghĩa rắt đầy mình. Nhưng dù sao Kiều vốn dĩ là một cô gái trẻ, cũng là hàng tiểu thử khuê các mà chưa va chạm từng trải việc đời. Nên nàng cứ đinh ninh của nàng lấy ở nhà Hoạn Thư là của ăn cắp mà không hiểu ra là số tiền công Hoạn Thư muốn trả cho nàng, nếu nàng chịu dời bỏ Thúc Sinh. Và cũng chính tại Am này nàng lại gặp Bạc bà cũng là phường má mì buôn phấn bán son. Còn sư Giác Duyên cũng thật thà nghĩ Bạc bà là một thí chủ tốt hay đến thăm chùa và hay cúng rường ba ngôi tam bảo. Hoạn bà đã phát hiện ra chuông vàng khánh bạc này là của nhà Hoạn Thư.  Am Chiêu Ẩn cũng thuộc Vô Tích tỉnh Giang Tô cách nhà Hoạn Thư không xa lắm.

 

“Nhân tiện mới xem liền chuông khánh

Thật lạ lùng kim thạch Hoạn nương

Khéo thay vật báu phủ đường

Rõ ràng nguyên trạng khách thường ghé chơi

 

Phủ đệ ở một nơi yên tĩnh

Trầm hương bay thanh tịnh bốn mùa

Thiên nhiên đài các thêu thùa

Hoa chen cỏ lạ ngọc thua đá nhà

 

Hoạn tướng công triều ta nhất phẩm

Vệ cấm binh vào bẩm ra thưa

Lụa là gấm vóc dư thừa

Gia nhân đày tớ sớm trưa canh chừng

 

Không hiểu sao bỗng dưng có cánh

Bằng cách nào luồn lách vào tay

Giác Duyên đêm vắng hỏi ngay

Sự tình Kiều khóc tỏ bày trước sau

 

Hoạn tiểu thư điêu ngoa xảo trá

Miệng nói cười ném đá dấu tay

Máu ghen độc địa xưa nay

Thế gian hiếm có mưu này kế kia

 

Mọi thủ đoạn loan chia thúy rẽ

Sợ Thúc Sinh trộm bẻ liễu xanh

Chàng khuyên con phải trốn nhanh

Thoát nơi đày đọa thoát vành tai ương“

 

Vãi Giác Duyên chỉ là người ngoài cuộc nên không hiểu hết sự tình tâm trạng bên trong của Hoạn Thư. Chỉ nghe Kiều nói vậy mà cũng hiểu lầm Hoạn Thư. Quan Thượng Thư sẽ cho quân cấm vệ vây bắt? Quan Thượng Thư nào thèm để ý những chuyện ghen tuông vặt vãnh của đám đàn bà. Cứ toàn suy diễn theo lối nghĩ tiêu cực mà đâm ra hoảng sợ. Nên cả Kiều và sư vãi Giác Duyên bị Bạc bà hù dọa. Nên mới nghĩ cách đưa Kiều tạm thời lẩn trốn tại nhà Hoạn bà ít bữa. Khi nào tình hình lắng xuống không thấy các phủ quan các huyện thành xa gần dán giấy niêm phong có vẽ hình tầm nã Vương Thúy Kiều nữa, thì sẽ từ từ quay trở lại chùa.

 

Giác Duyên nghe nửa thương nửa sợ

Đành khuyên nàng đến ở một nơi

Có nhà họ Bạc là người

Am mây quen lối đạo đời chính nhân

 

Nay tới đó trú chân ít bữa

Chớ trần trừ lần lữa dây dưa

Thị phi miệng lưỡi đong đưa

Búa rìu khó tránh sớm trưa phập phồng

 

Đâu có phải cửa không eo hẹp

Sự bất kỳ khép nép vào ra

Bỗng đâu ập tới sai nha

Đau thương tang tóc xót xa đoạn tràng

 

Kiều mừng thầm vội vàng chấp thuận

Nơi trú thân khổ tận cam lai

Biết đâu còn có ngày mai

Ung dung cất bước hương lài thoảng bay“

 

9.12.2019 Lu Hà

 

 

 

 

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét