Thứ Tư, 14 tháng 11, 2018

Lại Bàn Về Tạo Kịch Tính Trong Mọi Hình Nghệ Thuật


-Paul Nguyễn Hoàng Đức: Đến lượt triết gia Hegel, được xem là ngai vàng của mỹ học hiện đại, ông đã tuyên bố: nội dung cao cả nhất của mọi loại hình nghệ thuật chính là kịch tính. Hãy xem từ các bức tranh "Bữa tiệc cuối cùng" của Leonardo de Vinci, “Tạo thiên lập địa" của Michelangelo, hay "Ngày tận thế" của các hoạ sĩ khác, chẳng phải chúng đều mang sử tính và kịch tính đó sao? Các bản giao hưởng "Định mệnh” hay "Số chín" của Beethoven đều phải chứa kịch tính làm nội dung để triển khai giai điệu và hoà thanh.


-Le Anh Suu: Mọi sự vật , hiện tượng đều chứa đựng mâu thuẫn . Các mâu thuẫn này luôn xung đột với nhau : tốt với xấu ; ác với thiện ; giỏi với kém ; đạo đức với phi đạo đức ; sáng với tối . . . v. v
Mâu thuẫn càng gay gắt thì sự xung đột càng được đẩy lên cao . Đó chính là " kịch tính " .
Tạo ra kịch tính và giải quyết nó một cách hợp lý chính là then chốt của sự sáng tạo trong tác phẩm văn học ( nhất là Kịch , Trường Ca và Tiểu Thuyết )
Càng có nhiều " xung đột kịch " thì tác phẩm càng hấp dẫn và càng hay
Tôi tán thành bài viết này của anh Paul Nguyễn Hoàng Đức !

-Viet Linh Vo: đ/n ngài thận trọng và kỹ lưỡng hơn khi chuyển ngữ, để bài viết hoàn mỹ hơn. Câu "nội dung cao cả nhất của mọi loại hình nghệ thuật chính là kịch tính." rất tối nghĩa. NỘI DUNG CAO CẢ nhất của mọi loại hình nghệ thuật chính là (phản ánh, nói về...) con người, hay cuộc sống...hoặc đấng thần linh ...gì gì đó; chứ không phải "kịch tính". Kịch tính đơn thuần là kỹ thuật/tài năng của tác giả dàn dựng, bố trí và sắp xếp trong tác phẩm của mình. Câu trên (vì ngài không dẫn nguyên văn ) có thể là " Điều quan trọng, cốt yếu nhất (để gây xúc cảm ) của mọi loaị hình nghệ thuật chính là 'kịch tính'. - Kịch tính chỉ là một phần của tác phẩm chứ không thể là 'nội dung' của tác phẩm.

đừng có 'v/đ thần kinh ' thế. 'Kịch tính' của tác phẩm không bao giờ là 'nội dung' tác phẩm, chắc là tôi phải học lại tiếng vịt mất, để hiểu tiếng gà

-Paul Nguyễn Hoàng Đức: Tôn Trung Sơn nói "Trung quốc chưa bao giờ có chiến tranh về tư tưởng, tôn giáo hay tự do". Lâm Ngữ Đường nói "Trung Quốc không có khoa học và triết học". nhà văn Bá Dương coi Trung Quốc như một hũ tương thối, Triết gia Deway từ Mỹ sang nói luôn Trung Quốc không có triết học... TRời ơi, sao toi chán ngấy cái bọn hủ nho thế, chữ nghĩa vài câu cà cộ, tôi thách kẻ nào uyên bác hủ nho viết về chuyên đề được 500 chữ. Tôi xin nói lại người Á Đông ngu dốt có tính hệ thông. Không phải bỗng dưng Tản Đà nói "Dân 25 triệu ai người lớn..."

-Viet Linh Vo: Tại sao cứ luôn phải "A, B...X vĩ đại nói...." khi chưa ai căn văn hay đòi dẫn chứng? Cách trích dẫn là cách luôn có ở cửa miệng của học trò thiếu tự tin. Thường thế.

-Paul Nguyễn Hoàng Đức: Người Việt nói "Nói có sách mách có chứng". Người Hán nói : Bon tùy tiện là Hạ tiện thấy gì nói nấy. Tôi khinh bỉ tất cả những kẻ ăn nói ba vạ được chăng hay chớ, những kẻ đó nó buộc tội cho ai thế nào chẳng được. Đó là loại trẻ con nhà quê chơi đáo "cong ăn cong, thẳng ăn thẳng", loại đó không bao giờ chạm ngón chân vào giá trị nhân loại. Đó chỉ là bọn gà mờ cãi cùn, rồi gian lận, thậm chí trộm gà trộm chó mà thôi...

Lu Hà: Ối giời ơi! đọc mà thấy buồn nôn lợm giọng cho cái lý lẽ chày cối của Viet Linh Vo. Câu văn của bác Paul Nguyễn Hoàng Đức thiết tưởng không gì mạch lạc hay vô cùng khi bàn vệ nghệ thuật. Cái mấu chốt quan trọng nhất là chuyện sinh tử của tác phẩm chính là kịch tính. Người ta đang bàn về kịch tính quan trọng cao cả, tối ưu, tối thuợng, cần thiết như thế nào cho nghệ thuật sáng tạo tinh thần thì lại miên man sang nội dung ca ngợi con người cuộc sống thần thánh vớ vẩn.

Nghệ thuật do con người làm ra chứ con vật con chó con mèo thì có lý trí đâu mà bàn về nghệ thuật?
Con người làm ra nghệ thuật là gồm các kỹ năng kỹ xảo cần có và biết sử dụng thành thạo như là: ngôn từ, văn tự, ký hiệu, khoa học, triết học, tâm sinh lý , lịch sử, tôn giáo v. v...

Mỗi loại hình nghệ thuật có những tính năng kỹ thuật khác nhau riêng biệt. Nói xa chẳng qua nói gần tớ đơn cử như làm thơ đường luật chẳng hạn. Muốn làm thơ đường anh phải nắm chắc nghệ thuật làm thơ đường niêm luật phép đối v. v...

Nắm chắc rồi chưa đủ mà anh còn phải có thủ pháp tài năng xây dựng sáng tạo làm sao bài thơ đó có kịch tính gây cho người đọc hưng phấn, cảm xúc, gây ra tiếng cười châm biếm thâm thúy, mỉa mai hay rơm rớm nước mắt, buồn bực đau khổ , trầm ngâm tư lự v. v... Muốn làm được thì tác phẩm phải có kịch tính.
Còn thơ đọc chỉ thấy vần vần nhưng nhạt thếch chả có cảm giác ấn tượng gì làm ta phải chú ý. Dù có ai đó là bồi ngâm ới a rên rỉ sùi bọt mép ra đám ngu lâu Chí Phèo Thị Nở nó thấy ngân nga trầm bổng nó khen hay. Còn tao nhân mặc khách họ cười khảy họ sổ toẹt vào. Có giọng ngâm thì bài nào mà chả ngâm được.

Còn chuyện anh viết văn có hàm lượng nội dung lớn bao la ca ngợi cuộc sống con người, cuộc sống muôn loài, cảnh quang thiên nhiên hùng vĩ do bàn tay tạo hóa, anh ca ngợi Thiên Chúa tài năng, Đức Phật từ bi mầu nhiệm là nội dung bài viết của anh, chứ dính dáng gì đến nghệ thuật?

Nội dung và nghệ thuật là riêng rẽ. Nội dung cái mấu chốt là chủ đề anh viết. Còn nghệ thuật mấu chốt là kịch tính.

Bác Paul than phiền cho văn chương Việt Nam kém cỏi dốt nát nghệ thuật thiếu hẳn kịch tính nên không hay. Thế thôi.

Còn kịch tính là gì thì rất đơn giản có gì mà khó hiểu. Tớ vị dụ người cộng sản bảo chủ nghĩa xã hội là ưu việt trăm vạn lần tư bản anh ấy bảo không có người bóc lột người mọi người yêu thuơng nhau nhưng có người bảo ưu việt gì yêu thương gì mà vừa sảy ra một vụ án mạng vì xếp hàng mua mắm tôm, xê dịch một cục gạch xí chỗ mà đâm chém nhau đổ máu. Đó là kịch tính xã hội. Văn thơ cũng vậy phải tạo ra những cảnh huống trái chiều xung đột trong suy tư cảm xúc trái tim tâm hồn người ta.

Nhờ nghệ thuật biết đề cao kịch tính có khi còn thay đổi cả tính nết của một con người.

Nguời có khả năng tạo nên kịch tính cho tác phẩm của mình phải có tài, uyên bác lịch lãm. Cái quan trọng phải là người chân thật dám nói thật nói thẳng không làm gì hổ thẹn trái với lương tâm trái với lòng mình.

Người ta bảo biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe. Giống như một anh cận thị vào một khu rừng chỉ nhìn thấy có độc một cây mà không thấy cả một khu rừng. Bài viết của bác Paul là một tổng thể hài hòa các câu văn ăn khớp với nhau theo một trình tự lô rich diễn giải biện chứng pháp. Bới vì anh có tâm ma, anh vốn đem lòng đố kỵ ghen ghét tác gỉa nên anh kiếm chuyện. Người ta bảo cây rau cải đó đẹp lá xanh mơn mởn thì anh lại nói không đẹp vừa dùng kính lúp ra soi thấy có một con sâu. Tất nhiên người ta vẫn mua cây rau cải đó dù có một con sâu chứ không mua một cây rau cải khô khốc không có sâu.

Một tác phẩm văn chuơng của giới bồi bút mậu dịch quốc doanh là sản sinh ra những cây rau cải khô mang bán đó.

Viet Linh Vo như người trong bóng tối, không rõ danh tánh cứ như anh xẩm sờ voi. Sờ trúng tai thì voi như lá mít, trúng chân thì voi giống cột nhà, trúng dái voi thi như con rắn hổ mang. Rồi cãi lộn với bác Paul. Chết cười!

Tớ còn ví dụ nữa đơn giản hơn:
Con người ta là tác phẩm nghệ thuật hoàn hảo của Chúa.
Nội dung gồm: Tim phổi ruột gan bộ não lông tóc da v. v...
Nhưng cái dái hay cái nồn thường gọi bóng bẩy văn hoa là chim và bướm là kịch tính.
Hai cái này nhạy cảm nhất biết bao chuyện gay cấn phức tạp, yêu thuơng, sôi nổi, thất vọng, buồn bực, chiến tranh v. v...phần lớn từ nó mà ra. Nhưng người ta tránh mộ tả trần trụi về nó nhẵn nhụi  mềm mại sần sùi hay lông lá mà dùng hính ảnh tượng trưng văn hoa tuy tả về cái khác nhưng nguồn gốc là từ nó hay gây ra kịch tính. Một ví dụ như vây liệu Viet Linh Vo đã sáng ra được tý nào không? Vẫn còn gân cổ cò cãi chày cai cối hay còn mang lý luận Mác Lê Nin, Mao Xáng Xế ra thì cứ mang ra thi thố với tớ? Chỉ sợ càng dây dưa càng lòi ra nhiều cái dốt khác cái tối dạ mà thôi. Chỉ tổ làm trò cười cho thiên hạ.

9.3.2016 Lu Hà

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét