Thứ Tư, 14 tháng 11, 2018

Thiên Tài Và Tài Khôn


Đôi lời với thiên hạ về nhà phê bình văn học Paul Nguyễn Hoàng Đức

Mưa Đêm
Nguyễn Hoàng Đức
“Giấc ngủ thiếp vùi trong hoang mạc mùa đông
cạn kiệt
mang cơn khát của những lá vàng thoi thóp

bị rút máu xanh
mê mệt ngủ
ấp ủ sắc úa phai thành men hy vọng
Ào, Ào , Ào…
Xào xạc tiếng gió heo may
Cháy lòng trên những họng đá cào
khắc khổ
ùa về hớp lấy bụm sương giăng đang vắt kiệt
giọt lệ cuối cùng
bón sữa cho những mầm non dại cố ươm sự sống
của mình
trong cơn mơ thỏa khát mưa phùn
Khò khè… Khò khè…
Giấc mơ ngạt thở trong không khí đang cạn khô
những tia nước cuối cùng…“

-Thuy Cat Cao: Anh Đức lãng mạn thật, thơ anh diễn tả một cơn mưa, mà vạn vật, muôn hoa, muôn thú được hồi sinh kể cả con người, sao anh thông minh và đầy tình cảm quá vậy? Em suốt ngày nặn óc để có một câu thơ bình thường cũg không được.

-Tru Sa: Thiên bẩm chỉ chiếm 1%, quan trọng là sự rèn mình. Bác Đức chắc không quan tâm đến 1% và chỉ chuyên tâm vào 99% còn lại.

-Hung Nguyen: Tru Sa hỏi anh Đức thử, theo em là 51% thiên tài rồi, rèn luyện nhiều chắc không giỏi thơ được.
Bây giờ anh Đức đua bài nào dở của anh coi thử, bài nào mà dở quá anh đã xé, nếu không co thì là thiên tài. Thí dụ Trịnh Công Sơn, nhiều bài dở ẹt à, bài "tiến thoái lưỡng nan" nghe ghê quá.

-Lu Hà:
Trịnh Công Sơn và Trần Đăng Khoa không phải là thiên tài bẩm sinh mà chỉ là loại cóc nhái nhảy nhầm bàn thờ và thiên hạ mù tịt tăm tối khói nhang làm cay mắt và thi nhau xì xụp vái lạy. Đến khi sương tan khói loãng thì thiện hạ mới giật mình mặt tái xanh sợ hết hồn thì ra hai con cóc cụ ngồi chổm hổm và họ hè nhau hất cổ nó xuống. Văn thì tớ không nói nhưng thơ và nhạc dứt khoát anh phải có năng khiếu bẩm sinh 50 % và nhờ các bậc cha mẹ hay các vị thày hay do chính anh tự phát hiện ra, còn 50% do luyện tập chăm chỉ học ngày học đêm mà có. Nếu tài năng thơ anh có tí ti nếu ở các nước dân chủ tự do may ra còn phát triển được chứ ở các quốc gia cộng sản anh bị bóp chết tươi luôn, phải là người có nghị lực ý chí sắt đá lắm may ra mới ngoi ngóp mà sáng tác được. Còn không thì chỉ là bồi thơ bồi nhạc mà thôi.

Làm thơ phải có tâm hồn như ngàn năm chất chứa trong trái tim nghệ sĩ những mối tình bi ai dở dang từ ngàn kiếp, những đau khổ chồng chất của nhân loại. Tâm hồn nghệ sĩ có sức chứa khổng lồ thu nạp tất cả mọi tâm linh của nhân loại, thanh tao hào hoa, quân tử phong lưu, tiểu nhân bần tiện, gian giảo lọc lừa. Nói chung là tất cả để qua cái máy lọc của trí tuệ mà có đủ hỉ nộ ố ái.

Người ta nói tâm hồn thi sĩ thanh cao đạo đức bao la vị tha nhân ái? Theo tớ nhầm.

Nếu ai đó chỉ thanh cao nhân nghĩa vị tha thì anh có thể là nhà đạo đức học hay là hay các vị sư,  linh mục v. v... chứ là nhà thơ chính danh thì không.

Tất nhiên thi nhân là phải thanh cao rồi. Nhưng thanh cao chưa hẳn là thi nhân. Vây thi nhân là một cái nòi mà trời đã sinh ra để thay trời gần gũi an ủi chia sẻ vổ về loài người vậy.

Thi nhân thường ẩn dật hay lẫn lộn vàng thau trong cát bụi trần gian. Vậy phát hiện ra thi sĩ chính danh là một danh dư liêm sỉ của một dân tộc. Ta có ngọc qúy có trân châu mà vẫn mù tịt có mắt như mù thì đó là một dân tộc bất hạnh kém may mắn chỉ mải mê tâng bốc những bãi rác thối tha, thổi ống đu đủ  cho cá nhân nào đó thì muôn đời vẫn là tăm tối, nô tài hạ đẳng trong thế giới văn minh của nhân loại. Bác Paul Nguyễn Hoàng Đức theo tớ là một danh sĩ đời nay, bác có cái kiêu của kẻ dũng, cái mưu của kẻ trí cái đức của kẻ nhân. Cái phong lưu thư thả của một tao nhân mặc khách, cái ngang tàng cái ngông của văn nhân từ cổ tới kim ta vẫn thường thấy.

Thiên tài và giáo dục phải đi đôi với nhau. Có tài năng khiếu bẩm sinh mà thiếu giáo dục cũng thành lãng phí. Mạnh Từ, Khổng Tử, Arbert Einstein đều là những người có những bà mẹ tuyệt vời.

Thơ bác Paul viết theo lối văn vần ngẫu biền tự sự trào tuôn ra từ trái tim tâm hồn và những giọt lệ đau thương đắng cay cho kiếp người trần thế muôn loài. Thơ này chỉ vừa đọc vừa ngẫm lần theo bước chân hành hương của tác gỉa về chốn thiên đường mà Thiên Chúa ngự trị. Tác gỉa phải trải qua vượt qua bao thác ghềnh giông bão vực thẳm sói lang....mong được sống xót ngã vào lòng trong bàn tay nhân từ của Chúa.

-Huong Nguyen Thuy: Bạn Hung Nguyen biết đến anh NHĐ muộn thì chính xác hơn. Anh Đức thường nói , trong đám rước thì trẻ con đánh trống đi ra đầu tiên , vua xuất hiện sau cùng. Có 1 nhà thơ mậu dịch ( xin miễn nêu tên nói rằng ) " cho đến bao giờ NHĐ chưa được phong vương, thì nền văn học VN không thể nào yên ổn. Khi NHĐ kiêu tôi cảm thấy rất dễ sống.Nhưng khi NHĐ khiêm tốn tôi cảm thấy rất bất an ".Theo tôi, NHĐ sẽ xuất hiện như 1 giá trị chung kết. Mời ngài NHĐ chia sẻ thêm về đề tài này.

-Lu Hà: Bạn Hung Nguyen có nói về một bản nhạc của anh chàng Trịnh dở hơi hâm hấp: "Bây giờ anh Đức đưa bài nào dở của anh coi thử, bài nào mà dở quá anh đã xé, nếu không co thì là thiên tài. Thí dụ Trịnh Công Sơn, nhiều bài dở ẹt à, bài "tiến thoái lưỡng nan" nghe ghê quá."

Đúng vậy: Tiến thoái lưỡng nan là cái con khỉ khô gì? Thế nào là tiến thoái lưỡng nan? Anh chàng Trịnh này thần kinh có vấn đề rồi.
Tâm trạng như Tào Tháo ngày xưa khi mang quân đánh Mã Siêu án binh ở cửa Tà Cốc mới là tiến thoái lưỡng nan là hai con đường tiến cũng dở lùi cũng dở. Đây anh chàng Trịnh vớ vẩn e a thành nhạc hát ông ổng rên rĩ như xỉ nước điếu bả thuốc lào. Dân ngu cu đen vểnh tai khỉ lên nghe tấm tắc khen hay.

Tiến Thoái Lưỡng Nan

Tiến thoái lưỡng nan đi về lận đận
Tình đôi ngập ngừng tiến thoái lưỡng nan
Mây bay khắp xứ chân mờ cõi xa
Vàng phai nhè nhẹ chiều hôm cửa nhà
Tiến thoái lưỡng nan đi về lận đận
Ngày xưa lận đận tiến thoái lưỡng nan
Mây bay khắp xứ chân mờ cõi xa
Vàng phai nhè nhẹ chiều hôm cửa nhà
Tiến thoái lưỡng nan đi về lận đận
Ngày xưa lận đận không biết về đâu
Về đâu cuối ngõ về đâu cuối trời
Xa xăm tôi ngồi tôi tìm giấc mơ
Xa xăm tôi ngồi tôi tìm lại tôi
Tiến thoái lưỡng nan đi về lận đận
Ngày nay lận đận là .... giọt hư không

Trịnh Công Sơn

Tâm Thần Bấn loạn
cảm tác nhạc cu Trịnh: Tiến Thoái Lưỡng Nan

Danh liệt bại trọn đời tăm tối
Theo ngả nào tiến thoái lưỡng nan
Nhầm đường lạc lối nhân gian
Bán hồn cho qủy dã man lạc loài

Mây khắp xứ u hoài tưởng nhớ
Cõi mờ xa từ thuở ấu thơ
Sinh ra cũng biết ngẩn ngơ
Lớn lên bám gót già Hồ Chí Minh

Theo cộng sản hành tinh nhuộm đỏ
Trịnh công Sơn mật vụ lưu manh
Công nông giai cấp bạo hành
Thày chùa giả mạo tan tành ngói mây

Lũ chúng nó một bầy chồn cáo
Cờ búa liềm thảm họa giang san
Vượt sông Bến Hải lấn tràn
Trường Sơn xẻ dọc giết dân hại nòi

Nhạc phản chiến chuột rơi rên rỉ
Thối lòng ai chiến sĩ quốc gia
Chiều lam mưa lệ nhạt nhòa
Dòng người di tản máu hòa biển khơi.

7.10.2013 Lu Hà

Viết ngày 20.3.2016 Lu Hà



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét