Hôm nay tôi mở trang Mai Hoài Thu trong Facebook và nghe bài hát “Ngày Về “ được
phổ từ thơ Mai Hoài Thu của hai nhạc sĩ Vĩnh
Diện, Nguyễn thị Ngọc Diễm do hai ca sĩ Ngọc Quy và Ngọc hiền hát. Kỳ lạ
thay, cùng một bài thơ nhưng hai bản nhạc nghe tiết tấu âm điệu khác hẳn nhau.
Người thì trầm hùng sâu lắng kẻ thì lâm ly nức nở u hoài
Nên tôi đã viết cho Thu mấy dòng tin nhắn:
Theo anh nghĩ bình thơ là công việc của các
thi sĩ do cùng cảnh giới tâm linh, cảm ngộ, cảm xúc thơ nhau? Sao lại có những
nhà bình luận được khi họ là những người xa lạ chẳng quen biết thân thiện gì với
ta? Ai là người đầu têu ra cái trò các nhà bình luận này trong lịch sử thơ ca,
khi mà cả đời họ không làm nổi được một
bài thơ? Các nhà văn cũng bình luận được nhưng phải trung thực vô tư. Anh ta
không thể là một cán bộ tuyên huấn ăn lương đảng, là con chó giữ nhà cho chế độ
mà bình thơ người khác được như trường hợp Lý Định là một tên gian thần tặc tử
bình luận thơ ông Tô Đông Pha thời nhà Tống, rồi vô lý bỏ tù đày đọa người ta
trong khi Tô Đông Pha thiên về thơ trữ tình. Theo anh, đây là một trò ma mãnh để
kiểm soát suy nghĩ và trói buộc người ta mà thôi. Không thể có cái nghề chuyên
nghiệp viết bình luận thơ linh tinh thế này được, một sự hết sức vô lý phản
khoa học tâm linh và tự do của linh hồn. Bình đúng, bình hay thì không sao,
không nói làm gì nhưng mượn bình để xỉ nhục đấu tố người khác chụp mũ vu khống
người ta theo kiểu ông Hoài Thanh là không được là phạm pháp luật. Ở các nước
có luật bảo vệ tự do sáng tác và luật bảo vệ nhân phẩm ông Hoài Thanh phải bị
truy tố trước toà án và bị phạt giam
Tìm tòi văn chương
khám phá ra những sự kiện văn chương nhữnh oan khuất và những lời bình riêng
thay cho tâm tư như kiểu bà Thụy Khuê ở Pháp là rất tốt để sáng tỏ sự thật giống
như nhà sử ký Tư Mã Thiên. Ông ấy cũng thu góp những câu chuyện về lịch sử các
triều đại và lịch sử văn chương mục đích là sự thật và quyền lợi văn hóa của một
nhân tộc.
Ngày xưa ở bên Tàu có nhóm Trúc lâm thất hiền là tên dân gian gọi bảy tu sĩ Đạo giáo sống trong rừng Trúc đầu thời nhà Tấn, gồm: Nguyễn Tịch, Kê Khang , Lưu Linh, Sơn Đào, Hướng Tú, Vương Nhung, Nguyễn Hàm. Họ đều là những nguời rất giỏi về thơ ca đàn nhạc thì mới đủ tư cách để bình luận về thơ văn của nhau.
Vậy xin chép luôn nguyên tác của bài thơ ra đây để bạn đọc chúng ta tiện bề nghiên cứu và ghi cảm hứng cảm xúc chung:
Ngày xưa ở bên Tàu có nhóm Trúc lâm thất hiền là tên dân gian gọi bảy tu sĩ Đạo giáo sống trong rừng Trúc đầu thời nhà Tấn, gồm: Nguyễn Tịch, Kê Khang , Lưu Linh, Sơn Đào, Hướng Tú, Vương Nhung, Nguyễn Hàm. Họ đều là những nguời rất giỏi về thơ ca đàn nhạc thì mới đủ tư cách để bình luận về thơ văn của nhau.
Vậy xin chép luôn nguyên tác của bài thơ ra đây để bạn đọc chúng ta tiện bề nghiên cứu và ghi cảm hứng cảm xúc chung:
Ngày Về
Ngày về, dòng sông cũ xa xưa,
Tìm đâu, giờ vắng
bóng con đò?
Em thơ xa cách
muôn trùng,
Mây nước chiều bơ
vơ,
Lòng héo úa xác
xơ…
Ngày về, tìm lại dấu
chân yêu,
Ánh trăng mờ bên
suối,
Xa xa tiếng sáo diều,
Nghe oán than rã rời,
Réo rắt hồn chơi
vơi…
Chiều ơi, người xa
khuất rồi!
Còn đâu, phút giây
tương phùng,
Mơ ngày ái ân, cùng
nắm tay tình nhân…
Người ơi, mộng
lành tan theo tháng ngày,
Duyên tình đắm
say, gởi theo gió mây,
Hồn thơ nát tan,
mưa gió khóc than…
Ngày về, niềm mơ ước
chung đôi,
Con chăng, chút dư
âm xa vời,
Mái tranh nghèo mưa nắng,
Khói lam chiều,
mây trắng,
Nghe lạnh tàn bờ
môi…
Ngày về, còn đâu
hương sắc thơm,
Chân lạc loài,
giong ruổi cô đơn,
Buông xuôi một kiếp
phiêu bồng,
Đường xa hun hút
ngập lòng chờ mong…
Ngày về,
Một trời hoang vắng,
nghe lá Thu rơi nhiều,
Bao nhớ nhung tiêu
điều, chiều buồn lê thê,
Ngày dài hoang phế,
đắm chìm trong cõi mơ sầu…
San Jose, tháng
01/04/2013
Mai Hoài Thu
Chiến tranh loạn ly dòng đời ly tao, xuôi ngược trần gian chân trời góc bể, người còn kẻ mất. Tình yêu đôi lứa cũng vỉ đó mà chìm nổi cách xa. Ngày trở về sau bao năm tháng phiêu bạt trầm luân gian nan ở xứ người vì bát cơm manh áo vì hạnh phúc tự do ôi sao mà nức nở thương đau hoài cảm xót xa. Bạn hãy trở về dù nam hay nữ, già hoặc trẻ, đàn ông hay đàn bà. Cố hương ơi! Nơi chôn nhau cắt rốn của ta.
Chiến tranh loạn ly dòng đời ly tao, xuôi ngược trần gian chân trời góc bể, người còn kẻ mất. Tình yêu đôi lứa cũng vỉ đó mà chìm nổi cách xa. Ngày trở về sau bao năm tháng phiêu bạt trầm luân gian nan ở xứ người vì bát cơm manh áo vì hạnh phúc tự do ôi sao mà nức nở thương đau hoài cảm xót xa. Bạn hãy trở về dù nam hay nữ, già hoặc trẻ, đàn ông hay đàn bà. Cố hương ơi! Nơi chôn nhau cắt rốn của ta.
" Ngày về,
dòng sông cũ xa xưa
Tìm đâu, giờ vắng
bóng con đò..."
Lu Hà tôi cũng từng
là kẻ ly hương mà cảm thông được nỗi lòng của Mai Hoài Thu.
" Ngày về tìm
lại dấu xưa
Tình theo sóng nước
hạt mưa dãi dầu
Bây chừ em ở nơi
đâu?
Có nghe tiếng vọng
giang đầu nỉ non..."
Anh gọi em bên bờ
sông như gọi hồn như con Cuốc kêu thương và chỉ còn thấy sự thật phũ phàng đáp
lại là:
" Em thơ xa
cách muôn trùng
Mây nước chiều bơ
vơ,
Lòng héo úa xác
xơ...
Anh biết được làm
sao khi hoàng hôn buông phủ, thực sự đã thiếu bóng em. Em không ra bến đò xưa để
đón anh, bên căn lều lợp tạm của ông lái đò.
" Côn trùng
rên rỉ màn đêm u sầu
Canh khuya khơi cạn
đĩa dầu
Gối đơn đẫm lệ mái
đầu phong sương..."
Cảnh tượng âm u của
màn đêm, anh lần theo con đường sỏi cát, đom đóm bay lập lòe thỉnh thoảng một đốm
lận tinh vụt sáng rồi lại tan biến đi, anh muốn tìm lại cả một thời dĩ vãng xa
xưa, hai đứa chúng mình cùng nhau đuổi chim bắt buớm, chơi ô ăn quan nhảy lò cò
bịt mắt bắt dê, chơi trò chạy trốn.... Anh thẫn thờ men theo bờ suối đám cỏ lau
rậm rạp rồi một con chim hốt hoảng bay vụt ra.
" Ngày về tìm
lại dấu chân yêu,
Ánh trăng mờ bờ suối,
Xa xa tiếng sáo diều
Nghe oán than rã rời,
Réo rắt hồn chơi
vơi..."
Hồn chơi vơi bồng
bềnh gần xa tiếng chân tình thịch hay nhịp tim đập loạn nhịp của anh. Lòng người
sao mà não nề hồi tưởng lại một mảnh trời xa xôi, dưới ánh đìện sáng choang những
hàng quán náo nức nhộn nhịp hồn thơ em xa thẳm vọng về.
" Thơ em vọng
cuối chân trời
Trùng dương sóng vỗ
bồi hồi người ơi!
Nôn nao thấy lại nụ
cười
Dấu yêu còn đọng
chơi vơi chân cầu ..."
Một ai trong chúng ta trở về thăm lại quê hương Việt Nam kể từ cái ngày định mệnh 30.4.1975 tàn khốc phũ phàng của cả dân tộc, mẹ cha chắc hẳn cũng chẳng còn nữa, chỉ là về để xây lại nấm mồ thắp nén hương trên cánh đồng hoang vắng. Mấy ai trở về để tìm lại người yêu, người yêu chắc đã tóc bạc muối sương hay là nằm sâu trong lòng huyệt mộ.
" Chiều ơi,
người xa khuất rồi!
Còn đâu, giây phút
tương phùng,
Mơ ngày ân ái,
cùng nắm tay tình nhân..."
Tất cả chỉ là ảo ảnh,
bóng hình dĩ vãng xa xăm, sau đêm đầu tiên trở lại quê nhà, khi ngủ dậy theo lời
chỉ dẫn của họ hàng ông cậu bà dì chú bác để đi ra cánh đồng với một bó hương
con dao cái xẻn, mà lòng nặng trĩu buồn bã âm thầm:
"Sáng ra ngọn
cỏ sương đồng
Bâng khuâng dạo
gót con đường thuở xưa
Lối mòn sỏi đá gốc
dưà
Lều tranh mái rạ
lưa thưa gió luà..."
Suốt đêm qua ta
trăn trở không yên giấc rồi mệt mỏi thiếp đi đã được Mai Hoài Thu viết ra bằng
những lời xé ruột xé gan:
" Người ơi, mộng
lành tan theo tháng ngày
Duyên tình đắm say,
gởi theo gió mây,
Hồn thơ nát tan,
mưa gió khóc than..."
Theo mạch suy tư của
Thu mà hồn tôi cũng nẫu ruột gan bào cùng với nàng thơ ra cánh đồng cỏ may lau
lách, bước thấp bước cao hư hư thực thực có có không không, phiêu diêu thần bí
của tâm linh. Mặc dù giữa tôi Lu Hà và nữ thi sĩ Mai Hoài Thư sống cách xa nhau
nửa vòng trái đất:
"...Lần theo
đồi cọ nương dâu
Lòng buồn rười rượi
cỏ xâu gấu quần
Mình anh thất thểu
hồng trần
Khói hương mây bạc
lạnh tàn bờ môi...
Phiêu diêu góc bể
chân trời
Phù dù bèo bọt lạc
loài rong rêu
Bỗng đâu nghe tiếng
chim kêu
Giật mình thoáng
hiện dáng Kiều thướt tha..."
Tôi, Lu Hà muốn
tâm sự cùng nữ thi sĩ Mai Hoài Thu qua đọc bài thơ Ngày Về và lại được hai ca
sĩ một nam một nữ hát sau khi phổ nhạc vào. Cái tuyệt diệu là nhạc sĩ đã giữ
đúng như nguyên bản của bài thơ, chỉ còn việc gia công thêm nốt nhạc để ca sĩ
hát cho đúng điệu và lời ca đã thực sự làm tôi xúc động. Mai Hoài Thu làm thơ
và tôi đã cảm ngộ ra phóng bút liên tiếp viết luôn bốn bài thơ khác. Đây là một
kiểu bình thơ bằng thơ, chứ không phải đơn giản chỉ bằng lời văn. Người có học
vấn am hiểu thì cho là cách làm hay, người đố kỵ hẹp hòi thiển cận thì cho là
con hát mẹ khen hay vì giữa tôi và Thu được coi huynh muội là hai kẻ cùng hội
cùng thuyền tri kỷ tri âm như Bá Nha và Chung Tử Kỳ. Thơ Thu làm, tôi đọc, tôi
hiểu và tôi chia sẻ tâm tình ngay bằng cả những bài thơ từ tâm hồn để nói lên
là tôi thấu hiểu lòng Thu sâu sắc ra sao?
Người Việt Nam xưa
nay vẫn còn cổ hủ giáo điều họ phân ra người làm thơ và người bình thơ. Theo
quan niệm nghệ thuật vị nhân sinh của đảng mới có cái trò bình thơ là một thủ
đoạn đấu tranh giai cấp nhằm hướng dư luận và hướng người làm thơ theo đúng đường
lối chủ trương của ông Trường Chinh gì đó. Người bình chủ yếu do đọc nhiều thơ
có người cả đời chả làm nổi một bài thơ cũng bình.
Cái tệ nạn đó vẫn
kéo dài cho đến ngày nay. Vì tình bạn vì cảm tình cá nhân người ta tranh nhau
bình thơ người này người nọ, họ miên man viết liền tù tì nên không tránh khỏi
gượng gạo từ chương trích cú. Trích dẫn dài dằng dặc ý kiến giáo sư nọ nhà tư
tưỏng kia không phải từ cảm xúc sáng tạo sẵn có của bản thân mình. Tất nhiên
cũng có người trình độ cao bình thơ hay như chị Thụy Khuê hay anh Nguyễn hưng
Quốc v. v...
Tôi nhớ lại trong
lịch sử thơ văn hiện thực xã hội chủ nghĩa Việt Nam có hai nhân vật Hoài Thanh
và Tố Hữu. Theo tôi họ là những tên công an của tâm hồn là những hòn đá tảng dựng
ra để ngăn cản tự do sáng tác và giết chết tâm hồn văn thi sĩ. Hoài Thanh mượn
tiếng bình thơ để làm nhiệm vụ bới móc đấu tố cho đao phủ Tố Hữu có cớ chém đầu
thi nhân. Bình thơ ít ra anh cũng phải biết làm thơ, anh phải hiểu rạch ròi về
nghệ thuật sáng tác, anh phải lao tâm khổ trí phải có tâm hồn thi nhân. Đằng
này anh chẳng biết cái quái gì, viết một lá thư cho gái cũng dở ngô dở ngọng,
không biết tỏ tình ra sao quê một cục như ông Hoài Thanh mà cũng đòi bình thơ.
Nếu anh chỉ đứng trên quan điểm nghệ thuật vị nhân sinh, văn học để phục vụ quần
chúng nhân dân lao động, chiến đấu và sản xuất thì bình làm gì? Ai cho phép ông
Hoài Thanh ông Tố Hữu được quyền canh chừng giám sát các nhà thơ, ngăn cản sự
sáng tạo tinh thần của họ? Không những thế họ còn được trao thanh gươm hộ quốc
có quyền tiền trảm hậu tấu, trong khi đó Hoài Thanh, Tố Hữu là những kẻ dốt đặc
cán mai, người thì không biết làm thơ người thì chuyên toàn thơ tuyên huấn theo
kiểu con cóc ghẻ? Đảng. Đảng là ai mà khủng khiếp ghê gớm vậy chuyên làm cái
chuyện tiếu lâm thương thiên hại lý với cái trò bình thơ. Nghe nói họ còn mở
trường đào tạo một đội ngũ các nhà bình thơ theo kiểu dư luận viên rất có thế lực
trong hội đồng kiểm duyệt và xuất bản. Viện cớ là nhiệm vụ cách mạng, xứ mạng sống còn vinh quang mà đảng trao cho họ. Thật
là bỉ ổi lố bịch vô liêm sỉ hết chỗ nói.
Các nhà thơ vô tình thành những con gà luôn nơm nớp lo sợ mà không dám sáng tác cho đẹp lòng quan trên, sợ mất gáo, mất chức vụ, bổng lộc. Cho nên theo tôi cái nghề bình thơ là một trò lố bịch, cản bước sáng tạo. Bình thơ phải do chính thi si cảm nhận ra thơ của nhau như trường hợp bảy vị thất hiền trong rừng trúc ngày xưa. Bình thơ phải biết hòa mình hoà tâm hồn cảm xúc biết thưởng thức từng câu từng ý từng chữ bài thơ của bạn thơ thì nên bình. Theo cái lý đó tôi đã lần theo dấu chân Mai Hoài Thu khi nàng trở lại quê nhà:
" Ngày về, niềm
mơ ước chung đôi
Còn chăng, chút dư
âm xa vời
Mái tranh nghèo
mưa nắng
Khói lam chiều mây
trắng
Nghe lạnh tàn bờ
môi... "
Đúng vậy lòng tôi
cũng hụt hẩng bơ vơ như Mai Hoài Thu:
"...Duyên
tình hồi tưởng mênh mông
Chiều lam hương sắc
bụi vương khói tàn
Cánh hoa rơi rụng
non ngàn
Nưả vầng trăng
khuyết nồng nàn thiết tha...
Ngày về mộng ước
bao la
Ngẩn ngơ cánh vạc
la đà trời xanh
Đường làng chim
hót trên cành
Góc đình còn đó mấy
nhành mai tươi
Còn đâu vóc liễu
hoa cười
Cô đơn lạc lõng rã
rời thở than
Lửng lơ kià đám
tro tàn
Nhà tranh bếp lưả
trần gian ngậm sầu... "
Ngày trở về quê
hương trăm dấu ngàn thương, ta trở thành một người xa lạ lạc lõng như nơi đất
khách quê người. Cha mẹ ông bà đều đã ra đi, hoặc còn thì tóc đã bạc phơ, hàng
xóm láng giềng phần lớn đã ra đi không vượt biển thì cũng đã chết tức tưởi đâu
đó. Bạn bè ngày xưa cũng cũng chẳng còn mấy ai sống sót. Nhìn cảnh vật đã khác
xưa, cây ổi đầu ngõ cây mít sau vườn đã khô héo tàn lụi từ khi nào, lối đi cũng
hẹp lại, đường sang nhà hàng xóm đã có một bờ rào ngăn cách vì đã thay đổi chủ.
Hoa bướm không còn dập dờn như ngày xưa nữa. Người tình xưa thì đã khuất bóng
chiều tàn, hoặc biền biêt từ một phương trời nào đó.
" Ngày về,
còn đâu hương sắc thơm
Chân lạc loài,
giong ruổi cô đơn... "
Thôi đành ngao ngán
buông ra một tiếng thở dài, mà coi như cuộc đời là vô thường cát bụi, ta đang ở
đây chỉ là một quán trọ trần gian, rồi một ngày mai lên một chuyến tàu tốc hành
về miền vô định. Ai sẽ chờ ta đón ta, mong ta ở cõi vĩnh hằng?
" Buông xuôi
một kiếp phiêu bồng
Đường xa hun hút
ngập lòng chờ mong..."
Cũng giống như tâm
trạng của Lu Hà tôi cách đây gần 10 năm đã về thăm quê thăm cha gìa đang bị bệnh
nặng. Cũng nhớ đến người con gái một thời và hy vọng gặp lại nàng dù chỉ đứng từ
xa mà nhìn cũng được mà tôi đã cảm tác ra thành lời khi đọc bài Ngày Về của Mai
Hoài Thu.
" Mưa ngâu rả
rích trên đầu
Ngày dài hoang phế
âm u tiêu điều
Nôn nao huyền ảo
mĩ miều
Mờ mờ nhân ảnh
dáng Kiều xót xa..."
Thật buồn vô cùng
cho cái ngày trở về là một bầu trời ảm đạm, hoang vắng, lòng nào mà chẳng trống
trải bi thương. Không gì riêng tác giả bài thơ mà tất cả chúng ta những ai có
cùng cảnh ngộ trở về để tìm lại dấu bóng yêu thương của một thời tuổi ngọc đầy
mộng mơ. Nhưng người ta cần tìm thì biệt biệt xa ta có thể không còn sống trên
cõi đời này nữa hoặc đăng lầm lũi ở một chân trời xa lạ, có thể sống rất hạnh
phúc bình an và cũng có thể không.
" Một trời
hoang vắng, nghe lá Thu rơi nhiều
Bao nhớ nhung tiêu
điều, chiều buồn lê thê
Ngày dài hoang phế,
đắm chìm trong cõi mơ sầu..."
Khen hay cho câu:
Đắm chìm trong cõi mơ sầu .... Giống như câu kết trong bài thơ của Tản Đà ngày
xưa bên ngôi mả cũ bên đường:
" Suối vàng
sâu thẳm biết là ai
Mả cũ không ai kẻ
đoái hoài!
Trải bao ngày
tháng trơ trơ đó
Mưa dầu, nắng
giãi, giăng mờ soi! "
Còn riêng tâm trạng
của Lu Hà tôi muốn chia sẻ cùng nữ thi sĩ Mai Hoài Thu:
" Hoàng hôn
buông rủ nhạt nhoà
Chòm sao Bắc Đầu
Ngân Hà sáng soi
Chập chờn đom đóm
rong chơi
Vi vu gió thoảng
anh ơi đi về...! "
Xin tặng nữ thi sĩ Mai Hoài Thu 4 bài thơ cảm xúc từ bài thơ Ngày Về mà ra:
Mộng Hồn Sầu Mơ
Xin tặng nữ thi sĩ Mai Hoài Thu 4 bài thơ cảm xúc từ bài thơ Ngày Về mà ra:
Mộng Hồn Sầu Mơ
viết tặng Mai Hoài
Thu khi nghe bài “ Ngày Về “
Ngày về anh sẽ đợi
em
Bên dòng suối mát
êm đềm trăng lên
Nghẹn ngào thổn thức
triền miên
Bao nhiêu kỷ niệm
lạc miền xa xôi
Thơ em vọng cuối
chân trời
Trùng dương sóng vỗ
bồi hồi người ơi!
Nôn nao thấy lại nụ
cười
Dấu yêu còn đọng
chơi vơi chân cầu
Sương rơi ướt đẫm
mái đầu
Dòng sông cuồn cuộn
nương dâu bến đò
Cánh cò cánh vạc
bơ vơ
Bèo xuân héo úa hững
hờ cá bơi
Tháng năm gió cuốn
bụi đời
Duyên còn say đắm
lả lơi mây chiều
Làn mội tím lạnh
mĩ miều
Hoài lang dạ cổ
sáo diều ngân nga
Em về tìm lại căn
nhà
Mái tranh xơ xác mẹ
cha tuổi gìa
Vườn xưa eo óc tiếng
gà
Con đường lầm lội
gốc đa cuối làng
Rưng rưng ngấn lệ ngỡ
ngàng
Dìu nhau ôn lại dở
dang đoạn trường
Cánh đồng hoang vắng
thu hồng
Chìm vào cõi mộng
thiên bồng sầu mơ…!
8.4.2014 Lu Hà
Con Sông Bến Cũ
Con Sông Bến Cũ
tặng Mai Hoài Thu
nhân đọc bài: Ngày Trở Về
Ngày trở lại con
sông bến cũ
Nhớ con đò một thuở
xa xưa
Gió đưa xào xạc
hàng dưà
Em ơi! Xa cách giọt
mưa héo lòng...
Anh tìm lại bên
dòng nước chảy
Kỷ niệm xưa ruột
cháy gan bào
Chập chờn cánh bướm
hoa đào
Sáo chiều réo rắt
nghẹn ngào xa xôi...
Điệu nức nở chơi
vơi rồi tắt
Tiếng ai hò dìu dặt
gió mây
Tương phùng ra nỗi
đắng cay
Còn đâu ân ái vơi
đầy nỉ non...
Thuyền tan nát nguồn
cơn sóng vỗ
Duyên tình nồng cổ
độ trăng soi
Hồn thơ tê tái mộng
đời
Ngày về mơ ước
chung đôi xa vời...
Mây trắng lạnh bờ
môi khô héo
Sắc hồng thơm bạc
bẽo rêu phong
Bèo tây trôi dạt phiêu
bồng
Quanh co ngõ trúc
phập phồng chờ mong...
Chiều ảm đạm đồi
hoang cỏ uá
Mái nhà tranh tầm
tã mưa rơi
Cầu ao cá lội u
hoài
Lá vàng ngập lối tả
tơi não nùng...!
5.1.2013 Lu Hà
Thiếu Vắng Bóng Em
Thiếu Vắng Bóng Em
Ngày về thiếu vắng
bóng em
Côn trùng rên rỉ
màn đêm u sầu
Canh khuya khơi cạn
điã dầu
Gối đơn đẫm lệ mái
đầu phong sương...
Sáng ra ngọn cỏ
sương đồng
Bâng khuâng dạo
gót con đường thuở xưa
Lối mòn sỏi đá gốc
dưà
Lều tranh mái rạ
lưa thưa gió luà...
Đò trưa trẻ nhỏ
chơi đuà
Mõ trâu lốc cốc
người bưà ruộng sâu
Hồn em giờ ở nơi
đâu
Có nghe anh gọi
chân cầu mưa rơi...
Chiều tà khuất núi
xa rồi
Lá rơi lả tả chơi
vơi dập vùi
Bướm ong ướt cánh
ngậm ngùi
Thương đời côi cút
sụt sùi khổ đau...
Lần theo đồi cọ
nương dâu
Lòng buồn rười rượi
cỏ xâu gấu quần
Mình anh thất thểu
hồng trần
Khói hương mây bạc
lạnh tàn bờ môi...
Phiêu diêu góc bể
chân trời
Phù dù bèo bọt lạc
loài rong rêu
Bỗng đâu nghe tiếng
chim kêu
Giật mình thoáng
hiện dáng Kiều thướt tha...
Hoàng hôn buông rủ
nhạt nhoà
Chòm sao Bắc Đầu
Ngân Hà sáng soi
Chập chờn đom đóm
rong chơi
Vi vu gió thoảng
anh ơi đi về...!
tặng Mai Hoài Thu
nhân đọc bài thơ "Ngày Về"
5.1.2013 Lu Hà
Tìm Lại Dấu Xưa
Tìm Lại Dấu Xưa
tặng Mai Hoài Thu
nhân đọc bài thơ: Ngày Về
Ngày về tìm lại dấu
xưa
Tình theo sóng nước
hạt mưa dãi dầu
Bây chừ em ở nơi
đâu?
Có nghe tiếng vọng
giang đầu nỉ non...
Hồn trinh mây gió
tủi hờn
Chơi vơi khúc nhạc
bồn chồn bơ vơ
Buồn trông phong cảnh
xác xơ
Bướm ong xao xác
đôi bờ xa xôi...
Còn chi giây phút
thảnh thơi
Bao nhiêu kỷ niệm
một thời yêu nhau
Muối sương điểm bạc
mái đầu
Lối mòn sỏi đá
chân cầu rêu phong...
Duyên tình hồi tưởng
mênh mông
Chiều lam hương sắc
bụi vương khói tàn
Cánh hoa rơi rụng
non ngàn
Nưả vầng trăng
khuyết nồng nàn thiết tha...
Ngày về mộng ước
bao la
Ngẩn ngơ cánh vạc
la đà trời xanh
Đường làng chim
hót trên cành
Góc đình còn đó mấy
nhành mai tươi
Còn đâu vóc liễu
hoa cười
Cô đơn lạc lõng rã
rời thở than
Lửng lơ kià đám
tro tàn
Nhà tranh bếp lưả
trần gian ngậm sầu
Mưa ngâu rả rích
trên đầu
Ngày dài hoang phế
âm u tiêu điều
Nôn nao huyền ảo
mĩ miều
Mờ mờ nhân ảnh
dáng Kiều xót xa...
5.1.2013 Lu Hà
Viết ngày 9.4.2014 Lu Hà
Viết ngày 9.4.2014 Lu Hà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét