Làm thơ hay viết văn phải
đâu là chuyện khiêm tốn hay kiêu ngạo. Cái điều quan trọng là là đã viết được
những gì, sáng tạo được những gì để trang trải tâm hồn, nỗi lòng mình với cuộc
đời và nhân thế. Ghi lại dấu vết về sự tồn tại cuả ta trong không gian và thời
gian. Vì khiêm tốn mà khoá mồm mình lại, không dám nói lên sự thật khen chê rõ
ràng chỉ để che đậy một sự dốt nát bần tiện kém cỏi mà thôi. Ngược lại tính
kiêu ngạo ngông cuồng coi trời bằng vung là cái đức của một thiên tài. Nhưng
cái điều quan trọng là người đó thực sự có cái gì đáng để kiêu ngạo không? Còn
cái gọi là niềm tự hào ngu xuẩn cuả kẻ bất tài, dốt nát chẳng có cái quái gì cũng
tự biạ ra để tự hào là cái nhân cách kém cỏi cuả kẻ tiểu nhân, bần tiện mà
thôi. Ví dụ sự tự hào ké cuả ông Hồ Chí Mít về cái gọi là tập Ngục Trung Nhật
Ký có phải là một sự tự sỉ nhục, vô liêm sỉ hay không?
Cái chuyện giả vờ khiêm tốn
cuả một tên vô học biển lận lưu manh trong văn chương thi phú thì hỏi có ích
gì? Còn quá đắn đo thận trọng thì chỉ nên trong khi
viết văn. Còn thơ là cảm xúc tự nhiên hãy để nó tuôn trào theo mạch nghĩ đừng
nên cản trở nó mà thành ra cụt hứng, tự trói buộc gò bó. Ta viết cho ta là
chính sau mới là thiên hạ. Các văn nhân xưa thường nghĩ 10 điều nhưng chỉ dám
nói 3. Bởi vì họ sợ lề thói xã hội và sợ thiên hạ không hiểu mình. Họ giống như
những chú gà quanh quẩn bên cái cối xay của thời gian. Nhưng Lý Thái Bạch và
Cao Bá Quát thì bất cần thiên hạ.
Theo tôi muốn nói rằng làm
văn có thể học mãi, qua nhiều trường lớp tu học trong nước và ngoài nước nhiều
năm cũng có thể viết báo viết truyện được. Nếu có năng khiếu thì càng tốt, cộng
với sự cố gắng chăm học tài năng sẽ sớm phát triển. Nhưng làm thơ theo tôi thì
lại hoàn toàn khác hẳn. Muốn làm thơ hay phải có thiên phú bẩm sinh mà trời đã
ban cho và chỉ ban cho riêng một số người mà thôi. Điều này là một sự thực mong
rằng bạn đừng buồn, cho ai đó luôn mơ ước mong muốn trở thành nhà thơ. Bởi vì
thơ đa cảm và bi lụy lắm, chỉ có trí thông minh và tài học vấn uyên bác thôi cũng
chưa hẳn đã làm ra được ra thơ.
Những người mà tạo hoá sinh
ra để làm thơ vốn dĩ là như vậy đó, họ có thể chẳng qua trường đại học chính
quy, hoặc chẳng qua một lớp đào tạo ngắn hạn nào cả nhưng họ vẫn làm được thơ,
nếu họ thực sự say mê. Họ sẽ bỏ nhiều thời gian tự học hỏi, đi nhiều, đọc nhiều,
khổ nhiều họ sẽ nhập thần lúc nào đó mà chính họ cũng không hay biết nưã. Theo
tôi là do tâm hồn nhạy cảm, hay đơn giản bộ óc họ đã có những kích thích tố,
hay một cảm giác, linh cảm nào đó mà thượng đế đã nhã ý dành cho và trao riêng
cho họ sứ mạng thiêng liêng và bắt họ phải làm thơ?
Nếu họ không sáng tác được
chính bởi vì họ đã phản bội lại sự yêu thương cuả thượng đế và cha mẹ ông bà cuả
mình. Chính họ đã không còn thưà nhận chính mình và không còn biết mình là ai
nưã? Ta gọi là quá trình tự đánh mất căn cước nguyên thủy bẩm sinh để hoá thành
từ người sang thú. Hay như nếu như chẳng may do số phận; họ bị nhồi sọ hoặc mê
hoặc bởi một thứ đạo đức chủ nghiã, hay tà giáo nào đó mà làm mất đi cảm hứng
sáng tác? Thì cái gọi là thiên phú bẩm sinh đó sẽ tự hao mòn và tự thoái hoá biến
chất đi thành ra một kẻ kịch cỡm hợm hĩnh và chẳng còn một khả năng sáng tạo
quái gì nưã, con người nhân bản đã biến mất thì sao?
Đã làm thơ thì khó mà có thể
khiêm tốn, mà đã khiêm tốn thì khó có thể làm ra thơ. Khoe thơ và thích đọc thơ
làm đặc tính tâm lý cố hữu cuả các nhà thơ hay những ngưòi có tâm hồn thi ca
văn học. Cũng có những kẻ dốt nát nhưng lại hay kiêu ngạo và cứ lầm tưởng mình
là chuá tể không ai bằng mình. Sự kiêu ngạo sẽ đưa họ đến tự mãn và mất đi xúc
cảm và không còn khả năng sáng tác nưã. Những kẻ dốt nát thường hay lập lờ lận
trắng con đen vờ vĩnh giả vờ khiêm tốn, và bảo những sáng tác cuả họ là công
lao cuả tập thể, là công lao cuả một chủ thuyết, lý tưởng nào đó mà họ được
trang bị, vũ trang cho trí năng, trí tuệ cuả mình.
Cao Bá Quát ngày xưa, đúng
là sinh ra đã có thiên bẩm làm thơ. Ông làm thơ rất hay, có trí nhớ đặc biệt.
Nhưng chính Cao Bá Quát lại chẳng khiêm tốn chút nào, theo như cách nghĩ cuả
chúng ta ngày nay. Trong lúc bực bội ông baỏ rằng, thiên hạ có ba bồ chữ thì
ông chiếm mất hai. Hay trong đầu ông có chút mầm mống bất mãn, phản nghịch với
triều đình. Nên ông cố tình cao ngạo như vậy chăng? Theo tôi làm gì ông chả
thưà hiểu nói năng như vậy, người đương thời sẽ ghét ông. Hình như thời đó ông
không có ý niệm làm thơ ra để cho toàn thể mọi người cùng đọc và mang in ra để
rao bán. Đào Tiềm còn trốn hẳn ở trên núi để làm thơ. Tâm lý cao nhân thời đó
như Cao Bá Quát, theo tôi chỉ có ý niệm thơ là để ngâm nga với các bạn bè có
cùng cám hứng trí tuệ, tâm hồn ngang ông.
Tri kỷ tri bỉ bên bàn rượu,
chia sẻ nỗi lòng mình với nhân tình thế thái. Câu nói cuả ông chắc hẳn mọi
ngưòi sẽ hiểu lầm là ông không khiêm tốn, coi thường thiên hạ? Ông thưà đủ
thông minh để hiểu điều đó lắm chứ? Cũng có thể ông là người thẳng thắn không
thích dối trá và không thích nói dối về cảnh giới thơ mà ông đạt được.Chỉ có
chính ông mới hiểu những điều ông viết và ông tự tưởng thưởng cho mình. Tản đà
cũng không phải là người khiêm tốn, Trần Tế Xương , Hồ Xuân Hương cũng vậy.
Khiêm tốn là một đức tính tốt, để tạo cơ hội vươn lên trong nghề nghiệp. Nhưng
nếu coi thơ là danh vọng là bổng lộc là nghề nghiệp kiếm tiền thì họ phải khiêm
tốn để được sự ngưỡng mộ cuả thiên hạ. Tác dụng sẽ phản chiều cuả quy luật tư
duy và tự nhiên sẽ làm thi sĩ rụt dè tự kìm hãm bóp nghẹt tâm hồn mình và thơ sẽ
chết dần chết mòn ...Chưa nói đến tình trạng mất tự do sáng tác vì bị đảng kìm
kẹp, kiểm soát vì chính sách ngu dân cuả đảng.
Lý Bạch cũng chẳng khiêm tốn
chút nào, bắt người khác cởi dày mài mực cho mình rồi mới làm thơ. Thơ là tiếng
nấc cuả con tim là những giọt nước mắt cuả tâm hồn lúc nào cũng có thể bộc
phát, trồi trổ, lồng lộn như con chim yêu bầu trời xanh. Thơ không cần tiền bạc,
chức vị, quyền lực, thơ không cần khiêm tốn hay kiêu ngạo. Thơ chính là sự giải
thoát, là sự ngông cuồng muốn phá bó mọi định kiến. Thơ là tiếng khóc cuả linh
hồn, nếu quả thực có xúc động, có yêu thưong khi nhìn thấy cảnh đời, cảnh vật,
hoặc khi đọc một bài văn bài thơ cuả ai đó.
Chỉ vì sợ thiên hạ bảo ta là
kẻ kiêu ngạo mà không dám khóc, không dám viết ra thì hoá ra mình lại rơi vào
cái tầm thường cuả hạng tiểu nhân. Chỉ nấn ná mãi cho cái bản ngã cuả ta và cái
bản ngã cuả thiên hạ chẳng giống nhau chút nào cả thì cũng đủ mất đi cơ hội và
cảm xúc sẽ vụt bay qua. Để những củ hành củ tỏi trôi theo dòng nước tầm thường
vô vị làm rối trí ta, làm ta phải bận tâm và dính phải bao điều tạp niệm, tủn mủn
thì làm sao tầm hồn ta dễ dàng bình an mạch lạc mà làm ra thơ?
Thơ là tự do là bản ngã cuả
chính ta, là thiên bẩm cuả tự nhiên. Trước hết thơ còn là cuả riêng trong tâm hồn
tác giả. Nhưng ta hào hiệp để lộ cho người thứ hai, thứ ba biết được thì nó đã
là tâm hồn cuả thiên hạ rồi, nó sẽ cuả chung cho tất cả những ai muốn và cần đến
nó. Tất nhiên thơ hay, gợi đúng nỗi đau nỗi khổ, nỗi buồn, niềm vui thì người
ta sẽ đọc và yêu thích. Nếu là thơ tuyên truyền, cóc nhái, vụ lợi, sùng bái cá
nhân, tôn thờ cho một chủ thuyết nào đó thì dù có khiêm tốn hay kiêu ngạo cũng
chẳng có ý nghiã gì và sẽ không chỗ đứng trong lòng người. Thời gian, con người
sẽ và lịch sử sẽ đào thải chôn vùi.
Tôi yêu thích thơ Cao Bá
Quát, Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, Tản Đà, Hồ Xuân Hương, Trần Tế Xương, Nguyễn
Bính, Hồ Dzech, Hàn Mạc Tử v.v…. Tôi coi thường khinh bỉ những Tố Hữu, Chế Lan
Viên, Xuân Diệu, Phạm Tiến Duật v.v… Tôi cứ nói thẳng ra như vậy đấy, có thể
nhiều bạn đã một từng sùng bái tôn thờ họ và nguyền ruả tôi là một thằng điên.
Ngay đến Xuân Diệu là nhà thơ lớn cuả dân tộc hắn cũng coi chẳng ra gì. Bởi vì
theo tôi đã là thi sĩ thì phải ngay thẳng với lòng mình, trước sau mình vẫn là
mình. Không thể trước năm 1945 một Xuân Diệu thơ thẩn, sau năm 1954 một Xuân Diệu
lừng khừng, sau năm 1954 lại có một Xuân Diệu tàn bạo và khát máu trong thơ.
Chính Xuân Diệu từng phỉ nhổ, vả vào mặt mình, kiểm điểm trước đảng và đốt đi
những bài thơ trước năm 1945. Tôi thương những Trần Dần, Vũ Hoàng Chương, Hoàng
Cầm, Lê Đạt, Hữu Loan v.v… nhiều lắm, nhiều lắm còn nhiều thi sĩ khác tôi không
thể kể hết tên trong vụ án nhân văn giai phẩm. Họ bị đấu tố, tan cưả nát nhà chỉ
vì cái ê kíp cuả Tố Hữu, Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Hoài Thanh v.v..
Là một người yêu thơ xét về
nhân cách tôi không thể tôn trọng yêu mến tôn trọng họ được. Và tôi cũng mong bạn
nào không thích thơ tôi thì cùng xin đừng đọc làm gì cho tốn phí thời gian. Thơ
tôi viết cho ai có tâm hồn đồng cảm với tôi. Còn thiên hạ hiểu về tôi thế naò cũng
được. Riêng tôi chỉ thích nói thẳng, thuốc đắng dã tật sự thật mất lòng. Tính
tôi không thích sun xoe nịnh bợ ai. Những bài thơ tôi muốn trình bày cho những
suy tư cuả tôi về quan niệm khiêm tốn hay kiêu ngạo trong cảm hứng thi phú, đôi
nét về nội tâm cuả những tâm hồn văn chương. Phần nào trả lời câu hỏi những
sáng tạo nghệ thuật có từ đâu?
Giếng Cóc
Mấy thập kỷ rồi chúng lấn
tranh
Độc quyền chiếm giữ khoảng
trời xanh
Giếng sâu thăm thẳm chôn vùi
cóc
Ác mộng hồn thơ giấc chẳng
lành
Đời thuở nhà ai chúng vẽ ra
Tấm thân nhơ nhuốc của nàng
thơ
Bảo rằng: Hiện thực theo đường
lối
Văn sĩ qua sông lụy lái đò
Lải nhải đến giờ vẫn thế
thôi
Trăm hoa tàn lụi tháng ngày
trôi
Giam cầm bắt bớ còn vu khống
Thù hận lương năng nỡ dập
vùi
Giết hết, giết đi bao trí
nhân
Sôi nguồn máu độc của tim
gan
Sạch quang giếng nước thơm bờ
cõi
Hạnh phúc dựng xây nấm cỏ
tàn
Cái giếng bủa vây trói đời
ai
Giọt tuôn lai láng nước xông
mùi
Nhân quần xã hội thu vào lỗ
Chủ nghiã thiên đường cái ống
hơi
Thế kỷ hai mươi trận gió thu
Táp vào miệng lỗ vết đời nhơ
Chúng loài tự tạo con đường
sống
Trả lại cho ta đời tự do
Cái giếng ai xây đã lỗi thời
Cha già con cọc trái tim côi
Êch ương cóc nhái đòi thay
hướng
Nhảy cả lên bờ cái giếng hôi
Cái giếng xưa kia đổ nát rồi
Độc tài bá đạo ngấn nước rơi
Bờ mi hoen lệ hơn ba triệu
Nuối tiếc bài ca của một thời
Tôi viết bài thơ cái giếng
khơi
Khoe trong tàn lụi những cuộc
đời
Tám mươi triệu đó hồn dân tộc
Mơ khoảng quặn đau lệ ưá rồi…
2008 Lu Hà
Trận Gió Thu
Hoài công tìm mãi ở đâu xa
Thanh thoát hương rơi rụng bốn
muà
Tố lan bạch diệp khoe màu sắc
Hữu ích vì ai một giấc mơ
?....
Xuân đến xuân đi xuân lại
qua
Diệu còn mê dại áng xuân thu
Chế ngự tâm hồn bao kẻ khát
Lan hương hồng bạch dụi tàn
thơ
Viên mãn gì đâu trận gió thu
Những oan nghiệp chướng cuả
ngày xưa
Con thuyền chiếc bách theo
dòng nước
Cóc nhái nhảy lên vẫn mộng
mơ
Thơ phú đua chen một bóng ma
Đã qua giấc ngủ nhuộm tinh cầu
Lỗi con khỉ độc làm ông tổ
Thời thế Đông Âu trận gió
muà !
2008 Lu Hà
Con Rồng Đất
Đi mây về gió gọi là rồng
Tứ hải giang hồ khắp bốn
phương
Gian nan chẳng sợ đời chưa
cánh
Một chút tình ai chốn bụi hồng
Rồng đất tiêu dao đêm lại
ngày
Tung hoành lồng lộn mộng
cung mây
Chờ bao kẻ khách hồn thơ thẩn
Chung cuộc vui vầy cơn gió
ngây
Có phải rồng còn mộng cánh
non
Mưa sa bão táp nỗi nguồn cơn
Sinh thời chẳng trọn tình
sông nước
Đất khách quê người vẫn sắt
son
Sao cứ la đà hoặc huyễn mình
Phong trần mai ẩn chốn vô
danh
Gió mưa chi nữa trời mây sắc
Vực thẳm đất dày đắm biển
xanh
Thiên hạ phong ba buổi loạn
ly
Năm châu bốn biển những anh
tài
Nương thân dấu vuốt nơi rừng
vắng
Năm tận tháng cùng một kiếp
trôi….
Giá được cùng ai cõi mộng
trường
Phượng hoàng vỗ cánh với sao
trăng
Mưa đi gió lại đời tri kỷ
Nậng đỡ dìu nhau mọc cánh
vàng
Mơ ước giưã đời chốn thị phi
Cánh rồng mơ mộng cuộc tròn
vui
Gian nan khổ aỉ tìm nơi chốn
Rồng đất thương thân chẳng gặp
thời
Dám gọi tên rồng thế mới
ngông
Sinh từ lầm lội chốn rừng
hoang
Cất mình chẳng nổi con rồng
đất
Huyễn hoặc đời mình lên cõi
không?....
Ta phải học bay có thế thôi
Kiên trì nhẫn nại tháng ngày
trôi
Phải chăng anh tiết trời cho
vậy
Mài sắt nên kim với tháng
ngày !
2008 Lu Hà
Chú Lái Say Sóng
tặng bạn thơ Tiền Anh Thơ
Tớ có mấy lời gửi bạn thơ
Mà sao tri kỷ vội đi đâu
Hương thơ tan biến vào hư
lãng
Như giọt sương côi lúc xế tà
Người đã đi vào cõi cửa thiền
Thả hồn du mộng với thiên
nhiên
Sáng chiều kinh kệ lòng
thanh thản
Những buổi hoàng hôn lóng
lánh huyền
Thi bá đọc nhiều nâng cánh
bay
Huyền huyền ảo ảo với chân
mây
Mênh mang biển học chân trời
rộng
Tĩnh lặng tâm trong đáng phục
thay
Tâm đắc sở trường kính viễn
thông
Tớ đây như lá rụng theo
giòng
Thuyền trôi không lái tìm
tri kỷ
Ý tuởng sao trời khắp bốn
phương
Bão tố mênh mông giữa biển
khơi
Lênh đênh sóng cả dập dềnh
trôi
La bàn chẳng có buồm xoay hướng
Say sóng loay hoay giưã biển
trời
Chả có mấy ai khuyên tứ thơ
Lời bàn như ngọc ý quay tơ
Dệt sao tấm mộng hằng mong ước
Thui thủi đèn khuya vẫn mộng
mơ
Cảm hứng ào ào cơn lũ trôi
Thượng nguồn xối xả nước mưa
rơi
Giòng sông lồng lộn về đâu
nhỉ
Nhẹ lướt thuyền ai bến vắng
người...
Tớ cứ một mình cặm cũi thôi
Vướng vào căn số lụy trần ai
Như bao thống khổ đầy oan
trái
Trang trải cho thơ nợ trả đời
Số tớ thế này lên núi xanh
Xa hương buồn tủi mộng hồn
quanh
Tâm tư trí tưởng dồn lên bút
Ai dám tri âm bạn chí thành?
7.3.2008 Lu Hà
Mộng Làm Thi Sĩ
Hắn vẫn đó một tâm hồn quằn
quại
Trong mê ly say loạn mộng cuồng
mơ
Con cóc đen ngụp lặn giưã
bao muà
Lớp sóng đỏ thuỷ triều dâng
cộng sản
Vẫn Thi Khách một linh hồn hằn
học
Đời sinh ra chỉ để biết hận
thù
Cơn thác loạn vươn lên đầu
thế kỷ
Giưã bày đàn trí tuệ mọc
ngàn thu
Quen riả rói tranh dành loài
điả đói
Chút hư danh hơi hám cuả
tinh thần
Thân nhày nhụa tắm mình
trong máu đỏ
Nhạc côn trùng rên rỉ điệu sầu
than
Căm kẻ sĩ nát mình trong
khát vọng
Trán thấp bè hắn đang nghĩ
gì đây ?
Quyền bình đẳng đấu tranh vì
giai cấp
Mộng cuồng thơ lai láng chảy
vô loài
Muốn nở mặt hãy đến đây bái
tạ
Lu Hà ta sẽ chỉ dạy vài đường
Tiên học lễ xoá dần tan nghiệp
chướng
Để vinh quy hầu hạ chốn
thiên đàng
Đảng ca tụng muôn dân mừng hỉ
hả
Một nhà thơ như Thi Khách
sinh ra
Đôi mắt sếch khát khao miền
biển cả
Một trời thơ lồng lộng gió
mưa hoà
Con cóc cụ tô son bồi sông
núi
Thảm thơ xanh cuồn cuộn lớp
huy hoàng
Quốc tử giám nêu danh hàng
văn sĩ
Ánh hào quang văn bá bậc kiêu
hùng.
7.1.2009 Lu Hà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét