Ngày xưa các cụ nhà ta hay
làm thơ đường luật. Các cụ thường bám theo vần để hoạ lại thơ của nhau. Nhiều
bài chỉ giữ lại vần bằng, nếu thơ theo lối vằn bằng. Còn hoạ theo vần trắc tôi
chưa thấy trường hợp nào, nếu thơ theo lối vần trắc ở chữ cuối cùng như câu 1,
2, 4, 6 và 8. Hình như trong lịch sử tôi chưa thấy ai làm. Người ta mới chỉ xét
theo luật bằng trắc tình từ chữ thứ 2 trong câu 1 là bằng hay trắc mà gọi cả bài
thơ theo luật bằng hoặc trắc. Còn Thơ theo lối vần trắc ở chữ cuối cùng trong 5
câu, 1, 2, 4, 6, 8 rất khó hoạ, nếu là đường thi 8 câu 5 vần. Nếu là 5 vần trắc
cả thì 3 vần kia các chữ cuối cùng phải vần bằng như các câu thứ 3, 5 và 7. Làm
thơ theo 5 vần trắc, ba vần bằng trong thể thơ thất ngôn bát cú về nguyên tắc
không có gì phải bàn, nhưng theo lối này rất hiếm hoi.Tuy hoạ lại thơ nhưng ý
nghiã nội dung tư tưởng thì muôn hình muôn vẻ theo từng trạng thái cảm xúc cuả
từng cụ. Người thì hiệp vận, kẻ thì hiệp vận đối luật, có nguời thì giữ nguyên
vận tức là cả vần và ý theo đúng như nguyên tác. Tôi chỉ hiểu biết sơ thiển như
vậy thôi, rất mong các vị đàn anh cao minh chỉ giáo cho.
Ngày nay các văn thi sĩ hải
ngoại đã tiến lên thêm một bước là người ta hoạ thơ cuả nhau ở tất cả mọi thể
loại, không chỉ đơn thuần là Đường Luật mà còn Song Thất Lục Bát, Lục Bát, 8 chữ,
5 chữ v.v...
Hoạ thơ cũng vất vả như làm
thơ vậy. Yêu cầu thì khắt khe ngặt nghèo, nguyên tắc chỉ được theo vần bằng,
còn vần trắc thì bất chấp. Nếu toàn bộ bài thơ theo lối vần bằng ở chữ cuối
cùng trong câu. Các chữ đứng trước vần bằng ta muốn hoạ theo không được trùng với
nguyên tác cuả bài thơ gốc. Ví dụ như tứ tuyệt thì chỉ được hoạ theo đúng 3 vần
bằng, còn các chữ khác yêu cầu không được dùng lại cuả tác giả bài thơ gốc, chỉ
trường hợp bí chữ vào ở thế kẹt, không dùng lại không xong, nhưng chỉ được phép
đúng một chữ Tôi có suy nghĩ như vậy là theo thiển ý cuả tôi. Vì tới nay chưa
ai nêu ra một quy tắc hoạ thơ hoàn hảo tổng hợp các thể loại mà chỉ là những
quy định cổ truyền mà ta cứ thế mà làm.
Nội dung cảm xúc các bài thơ
hoạ phần lớn rất khác với bài thơ gốc. Cho nên theo tôi cũng rất trân trọng những
bài thơ hoạ, bởi vì nhiều thi sĩ cũng phải chắt lọc gửi gắm vào đó bao nhiêu
tâm tư, tình cảm và sáng tạo cuả riêng mình. Chuyển thể thơ cũng là một hình
nghệ thuật độc đáo, nhiều người còn gọi là dịch thơ như ý kiến cuả nhà văn Võ
Phiến và nữ thi sĩ Huệ Thu.
Thơ phú cũng giống như một
viả than lộ thiên khinh khủng cuả nhân loại. Nếu ta biết trân trọng nó, biết
đâu đấy ta lại chẳng luyện ra dưọc một thứ than cốc cốc tuyệt hảo, cho ta năng
lượng dồi dào hơn để sưởi ấm trái tim băng giá trên kỷ nguyên băng hà cuả vật
chất, hưởng thụ và ích kỷ .
Đôi dòng tâm sự muốn được
chia sẻ với các bạn trong mục diễn đàn.
Chạnh Lòng Thương Bóng
hoạ thơ Huệ Thu
Cưả mở một mình ngắm bóng
gương
Ban mai thấm lạnh tóc pha
sương
Hơi bay mặt kính nhoà theo
gió
Guơng có vì ta đọng thấm buồn
…
Xoã tóc làn mây gượng mấy lần
Thu đông đừng vội tiễn nàng
xuân
Chơi vơi vẫn sợ hoàng hôn đến
Sương đọng bờ mi vẫn ưá tràn
Nương nhẹ rèm lên qua cưả sổ
Muôn tầng xanh thẳm áng mây
trôi
Thả hồn theo gió về quê mẹ
Như cánh chim bằng vượt biển
khơi
Văng vẳng bên tai một giọng
hò
Nhặt khoan dìu dặt tiếng đò
đưa
Quê hương Đà lạt miền trăng
dã
Nhịp võng sầu miên giấc ngủ
trưa
Vò võ hình ai nhạt bóng mờ
Làn môi khoé mắt hiện ra đâu
Gương soi bóng dáng bao mong
nhớ
Nhớ mẹ thương cha giọt lệ
nhoà!
28.10.2009 Lu Hà
Bể Thảm Trầm Luân
hoạ thơ Nguyễn Phan Ngọc An
Lạc bước qua đây hỡi khách
trần
Dong buồm bể thảm vượt trầm
luân
Hải âu vỗ cánh trời thăm thẳm
Khổ ải trùng dương để thoát
thân
Dấn bước ra khơi chẳng lỡ thời
Lênh đênh một mảng khóc
thương đời
Quê người xứ lạ tìm nơi chốn
Chấp chới tìm nhau giưã biển
khơi....
Vi vu hiu hắt suốt đêm thâu
Gió thổi từng cơn quặn nỗi
đau
Giưã chốn mây cùng bầy cá mập
Chơi vơi biển lạnh khóc than
sầu
Lạc bước đầu thai sa bến này
Gông cùm bạo lực xiết chân
tay
Tha hương biền biệt đời bi lụy
Sầu tủi thương thân kiếp đoạ
đầy
Mái tóc phơ phơ bạc thế trần
Đoái hoài cực lạc đoạn hồng
nhan
Đắn đo chi nưã đôi giòng nước
Bến đục bến trong ôi thế
nhân!
17.10.2009 Lu Hà
Nô Lệ Ý Thức
hoạ thơ Loan Hoa Sử
Một kiếp trôi qua đầy khổ
đau
Làn roi chuyên chính thấm
lưng sau
Thiên đường chủ nghiã mờ tăm
tối
Trâu ngưạ đời ta mãi thế
sao?
Lũ chúng lạc đường từ nước
Nga
Hiến thân dê chó với ba Tàu
Liên minh quyền lực loài quỷ
đỏ
Đéo cả non sông bạc má hầu
Tôn khỉ làm cha cộng sản già
Tay dài chân ngắn máu nhơ đầu
Thân lươn chẳng sợ sông hồ cạn
Đất nẻ khô cằn thế kỷ đau….
19.8.2009 Lu Hà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét