Chủ Nhật, 24 tháng 8, 2014

Trả Lời Vương Ngọc Minh Về Hữu Loan



 


Làm [Thơ] Gì Rồi Cũng Chết.

Thế là "người bị đày đọa
- tự đọa đày nhất việt nam
bị nhũng nhiễu
- tự nhũng nhiễu nhất việt nam"
qua đời. .......


ông hữu loan lúc trẻ
làm bài "màu tím hoa sim"
cho đến giờ hãy còn nhiều người khen.

hay tin ông chết
- sáng nay
giữa ngổn ngang.. cái bàn/ cái ghế
cái muỗng/ cái ly [bản tin] tờ báo
tôi muốn đặt vấn đề lại

- hay ở chỗ nào?

vương ngọc minh.

Thưa Anh Vương Ngọc Minh! Cái điều anh tâm sự thành thơ và tôi cũng dùng thơ để tâm sự lại với anh. Theo tôi bài thơ Màu Tím Hoa Sim hay là bởi chữ tâm. Lối viết giản dị nông dân của Hữu Loan đã khoan sâu vào lòng người nông dân hay người lính vệ quốc đoàn Việt Nam. Hữu Loan chỉ có một cô Đỗ Thị Lệ Ninh người vợ mới cưới, chết đuối trên sông và cũng chỉ có một Màu Tím Hoa Sim độc nhất vô nhị mà thôi. Hữu Loan không có nhiều cô Lệ Ninh chết đuối nữa để khóc thành thơ, thành nhiều bài Màu Tím Hoa Sim.

Định mệnh thật trớ trêu. Nghe nói vợ Tố Hữu cũng đã từng yêu Hữu Loan, hai người họ từng là cặp uyên ương thanh mai trúc mã. Tố Hữu vì ghen tuông, biết vợ mình chỉ có Hữu Loan trong lòng mà y nổi điên nổi khùng lên, một kiểu mượn gió bẻ măng để diệt tận gốc đối thủ tình ái. Bài thơ Màu Tím Hoa Sim như cái tát vả vào mặt Tố Hữu. Bà Tố Hữu vì vậy mà thương cảm Hữu Loan và tiếc sao mình không thành vợ thành chồng với anh chàng thi sĩ đa tình, đa cảm như Hữu Loan mà hằng ngày bà cứ phải chung chăn chung gối với một tên thi sĩ đầu nậu giả cầy có máu lạnh của đảng? Vì lý do cá nhân và bài thơ này cũng quá bi lụy thương đau theo lối ngôn ngữ dân gian mộc mạc nhà quê rất chân tình. Nhưng theo lối suy nghĩ của Tố Hữu, của Mao, của Hồ là tiểu tư sản phản động, cản trở cuộc đấu tranh giai cấp của Đảng, làm mủn lòng bước đường hành quân ra mặt trận đánh Pháp cho Tàu của những con cừu Vệ quốc đoàn, ngô nghê sẵn sàng lao vào chỗ chết hiến thân xác cho đảng. Nên Tố Hữu quyết tâm đày đoạ Hữu Loan để trả thù cá nhân. Gọi là: "Nhất tiễn song điêu" , vưà trả thù riêng vưà đánh cả nhân văn giai phẩm. Thực ra Hữu Loan đâu phải là nhà thơ nhà văn chuyên nghiệp viết nhiều như cánh ông Trần Dần, Lê Đạt, Nguyễn Hữu Đang? Hữu Loan bị khổ nạn là như vậy đó, đóng gạch, thồ đất, con cái bị trù dập khổ vạ lây là một điều dễ hiểu.

Cho nên bài thơ này người ta mua lại với lý do tế nhị để giữ bản quyền chỉ có 100 triệu đồng theo tôi vẫn còn ít. 100 triệu đồng VN khoảng 5 ngàn € tương đương tháng lương của một kỹ sư bình thường ở các nước văn minh, ngoài ra còn phải đóng thuế 10 % cho nhà nước là 10 triêụ đồng VN. Nhà nước cộng sản đã đày đoạ ông xuống tận cùng của kiếp người còn muốn kiếm chác thêm ở con người khốn khổ khốn nạn này 10 triệu đồng na thì thử hỏi là cái giống gì? 90 triệu còn lại chia đều cho 10 đưá con là 60 triệu. Hữu Loan giữ lại 30 triệu để phụng dưỡng tuổi già. 30 triệu đồng khoảng 1500 € (1500 € bằng lương thất nhiệp cuả một người lao động ở các nước văn minh ). Nghe vậy cũng đủ ứa nước mắt rồi Anh Minh ạ!

Cũng có thể  họ đòi thuế 10 % cho vở diễn của họ được kín đáo? Không bị lộ tẩy do chính công an đóng giả một nhà doanh nghiệp giàu có xính thơ? Câu hỏi của Anh rất đúng không sai, và tôi đã làm thơ tâm sự trả lời anh.

Còn bàn về nghệ thuật thì theo tôi bài thơ này của Hữu Loan  tính nghệ thuật quá kém, giống như bài thơ con nai vàng đạp lá muà thu của Lưu trọng Lư vậy.
Họ chẳng ở thứ hạng gì cả, một người thì làm thơ tự do, câu chữ tuôn ra vô tội vạ, người thì làm thơ ngũ ngôn không có niêm luật.

Nhưng cả hai bài thơ ngô nghê đó lại được khen hay vì nó phù hợp với trình độ cuả những người cộng sản thất học, hay những anh lính bộ đội nông dân nhà quê kém hiểu biết về văn chương thơ phú. Họ chỉ cần đọc lên thấy êm tai, tủi tủi buồn buồn và họ khen hay thì nó là hay. Riêng Lưu Trọng Lư nghe nhiều người bảo con nai vàng cuả anh bắt cóc từ Pháp sang, chả là anh hay đọc thơ Pháp và dịch đại ra? Ngắn ngủi tủn mủn nhưng cũng lâm ly ra phết phù hợp với những người có trí nhớ kém và dễ thuộc lòng.

Tôi chỉ chê tính nghệ thuật gieo vần thủ pháp thôi, chứ thơ tự do như vậy là quá hay. Thơ làm ra phải đảm bảo hai yếu tố hồn thơ sự rung cảm và nghệ thuật. Riêng Hữu Loan đã đảm bảo yếu tố thứ nhất là sự rung cảm và tâm hồn. Nhưng cũng có nguời làm thơ tính nghệ thuật cao ví dụ như làm thơ đường thuận nghịch chẳng hạn, bằng trắc niêm luât đâu ra đấy nhưng chỉ là lối chơi chữ cầu kỳ, đọc bài thơ lên chán ngấy vì thiếu tâm hồn cảm xúc. Nếu thuận nghịch được mà đọc lên có rung cảm tâm hồn ý nghĩa thì tuyệt vời rồi.

Theo tôi: Nếu Hữu Loan hay Lưu trọng Lư muốn trở thành thi sĩ thực sự thì các ông phải học tập nhiều hơn nưã như các vị Tản Đà, Nguyễn Bính, Hồ Dzech , Hàn Mạc Tử chẳng hạn. Chứ viết tự do theo kiểu đại trà như Hữu Loan thì không ổn. Làm như vậy có khác chi đánh sổ số đâu, không phải ai cũng đa cảm đa sầu tốt bụng như Hữu Loan mà khóc vợ thành thơ được? Có thể lắm trong một lúc sự đau khổ lên đến đỉnh điểm tâm hồn sẽ thăng hoa đến cảnh giới của hồn thơ. Trường hợp những cơn xốc mạnh như bị tra tấn, bị đày đoạ nhiều như kiểu Nguyễn Chí Thiện cũng có thể thành thơ, hết tra tấn hết đày đoạ thì không còn thơ nưã nếu cứ viết theo lối tự do? Mà có viết thì là thơ con cóc, muốn nổi thì phải có đài, báo chí quảng cáo như thơ chống Mỹ của Phạm Tiến Duật vậy.

Cho nên muốn làm thơ thường xuyên người thi sĩ phải luôn học hỏi nghiên cứu về kỹ năng kỹ thuật làm thơ, luật đường, tứ tuyệt, lục bát, song thất lục bát v.v... không thể tuỳ tiện muốn viết thế nào thì viết. Vìết một đoạn văn rồi cứ xuống dòng liên tục và tự khen nhau hay như anh chàng Chế Lan Viên chẳng hạn. Theo nền mạo hoá Maoít, Lêninít thì Hồ và các văn thi sĩ cộng sản khuyến khích lối làm thơ tự do vô tội vạ là để ngu dân. Vì làm thơ theo luật theo niêm rất vất vả, nhờ vậy mà trí tuệ phát triển lên, dân trí cao hơn đảng trí thì trị thế quái nào được. Đảng đang muốn ngu dân để trị mà?

Cũng may cho ông Hữu Loan chỉ làm thơ theo lối tự do mà cực hay vì bởi có cô vợ quá trẻ chết đột ngột. Sau này muốn làm thơ thực sự với những cảm hứng tức thì thường xuyên thì bắt buộc Hữu Loan phải học luật làm thơ cho thật đàng hoàng.

Người Việt Nam chúng ta mụ mẫm lâu vì bị cộng sản đầu độc, nên dễ hiểu lầm. Chuyện xe đất thồ gạch của Hữu Loan vô tình được nhiều người truyền khẩu huyền thoại hoá. Vì lầm tưởng Tố hữu đánh Hữu Loan vì bài thơ là chính, nên vô tình thần thoại hóa bài thơ ngô nghê nhưng rất chân thành của anh chàng Hữu Loan và họ vội nhầm là đỉnh cao cuả văn chương Việt Nam thế kỷ thứ 20.

Nếu xét về thơ tình dưới góc độ nghệ thuật tính truyền cảm thì thưà nhận là Tản Đà, Nguyễn Bính, Hàn Mạc Tử, Hồ Dzech, Đinh Hùng, Hà Thượng Nhân v.v... viết hay, họ viết đều tay và thường xuyên và họ đều biết làm thơ đường cả, họ nắm vững quy tắc làm thơ tứ tuyệt dùng trong thơ mới không đối chữ, đối câu.

 Như trên tôi đã nói, cái chuyện một doanh nhân hay một tổ chức bày trò mua bản quyền bài thơ của ông Hữu Loan, chưa biết chừng là do mưu mô của Tố Hữu, hay ban văn hoá tư tưởng gì đó? Một chiêu tung hỏa mù để lấy lòng văn nghệ sĩ, xóa án nhân văn giai phẩm, giải thoát linh hồn Tố Hữu có nguy cơ bị đày xuống chín tầng điạ ngục, và cũng là một chính sách ngu dân hiểm độc tinh xảo trong thời kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa?

Cũng có thể một doanh nhân nào đó thưà tiền, muốn chơi trội, hoặc qủa thực có tấm lòng nhân hậu mà khéo léo tế nhị giúp đỡ cụ Hữu loan về kinh tế?

Riêng tôi bài Màu Tím Hoa Sim hay bởi chữ tâm và tấm lòng nhân đạo thương người chứ không phải là một tác phẩm nghệ thuật cao siêu gì cho cam. Tôi chỉ đồng ý với annh Vương Ngọc Minh một nửa như nội dung bài thơ cuả anh. Nhân tiện cũng có vài bài thơ muốn được tâm sự với linh hồn thi sĩ Hữu Loan. Tuy thơ chưa hay gọi là cây nhà lá vườn cũng muốn được chia sẻ với bạn đọc

Xin chào anh Vương Ngọc Minh



Ngàn Năm Vẹn Tròn
Tâm sự cùng Vương Ngọc Minh

Ông Hữu Loan bước vào lịch sử
Bởi cuộc đời sầu tủi bi thương
Giưã bầy lang sói điên khùng
Tinh thần kẻ sĩ ngang tàng có hay

Cõi trần thế si mê tăm tối
Ánh hào quang sáng chói những ai?
Hữu Loan là một con người
Trái tim lương thiện ngậm ngùi thương đau

Màu sim tím xót xa rỏ lệ
Mái nhà tranh bi lụy tình quê
Xanh lam dặm nẻo sơn khê
Ru hồn dân tộc tái tê nỗi niềm

Thương Hữu Loan thương luôn màu tím
Tình vợ chồng đỏ thắm trái tim
Cái hay là bởi chữ tâm
Phải đâu nghệ thuật ngàn năm vẹn tròn…!

21.3.2010 Lu Hà



Có Ai Thắp Nén Hương Sầu Cho Tôi
chuyển thể thơ Hữu Loan: Màu tím Hoa Sim

Phận là gái ba anh bộ đội
Xa gia đình ở mãi chiến khu
Em trai bé bỏng ngây thơ
Vẫn chưa biết nói mẹ già anh thương

Tôi Hữu Loan người chồng vệ quốc
Đợi chờ em mái tóc còn xanh
Kết hôn ngày đẹp tháng lành
Không đòi áo cưới, yêu anh trọn đời

Tôi tranh thủ mấy ngày vội vã
Đôi dày đinh tầm tã hành quân
Bùn lầy lưá tuổi đang xuân
Em cười xinh xắn nồng nàn ngất ngây

Chàng độc đáo em say giản dị
Tình vợ chồng đắm đuối yên vui
Cưới xong rồi phải ra đi
Mấy ngày nghỉ phép ngậm ngùi trăng suông...

Vẫn ái ngại tào khang nồng thắm
Gái có chồng ảm đạm chiến tranh
Cuộc đời vệ quốc chiến binh
Biết đâu vĩnh biệt khi mình hy sinh?

Cũng khối kẻ rừng xanh núi đỏ
Nắm xương tàn mấy độ trăng thu
Linh hồn lạc lối quê nhà
Tìm người vợ trẻ nắng mưa rã rời

Nhưng không chết người trai khói lửa
Mà chết người em gái hậu phương
Em tôi một buổi bên sông
Cuốn trôi rờn rợn thê lương não nùng...

Tôi xin phép về làng thăm mộ
Mẹ tôi ngồi lã chã thương đau
Chiếc bình hoa cưới ngày xưa
Muội tàn bám lạnh vương sầu âm u

Thương mái tóc vẫn chưa tròn búi
Vội ra đi tủi hận hoàng hôn
Ái ân chưa trọn trăng tuần
Để anh côi cút tấm thân phong trần

Vẫn chưa thỏa lời trăn ý trối
Dặn gì nhau lần cuối em ơi!
Ngày xưa đồi tím sương rơi
Áo em cũng tím lòng tôi nghẹn ngào!

Tôi nhớ lại đèn khuya vắng vẻ
Một mình em vá áo cho chồng
Miệt mài trọn cả đêm trường
Bát cơm miếng nước tình thương dạt dào

Chiều đông bắc rừng mưa u ám
Ba người anh thê thảm bi thương
Cái tin em gái trôi sông
Đi nhanh hơn cả lấy chồng mừng vui

Gió thu sớm ngậm ngùi nước chảy
Dòng sông quê bàng bạc trăng ngàn
Em trai mới lớn băn khoăn
Ngỡ ngàng ảnh chị lệ tràn bờ mi

Gió hiu hắt mây trời bảng lảng
Chiều hành quân qua những đồi sim
Cỏ vàng héo uá trong tim
Nỗi buồn lay lắt im lìm bước đi

Muà sim chín lòng tôi tha thiết
Cảnh chiều hoang biền biệt Ninh ơi!
Ai hò biển lá xa xôi
Vô tình ác ý giữa đời thương đau...

Chiều hoang tím vàng thu không ngớt
Tôi ngân nga tha thiết lời ca
Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh chết sớm mẹ già chưa khâu...

Muà sim chín càng đau rớm lệ
Gió thông reo tê tái hồn thơ
Nấm mồ cỏ dại hoang vu
Có ai thắp nén hương sầu cho tôi!

20.3.2010 Lu Hà
Tỏ lòng ngưỡng mộ thương nhớ tới thi sĩ Hữu Loan




Bác Hữu Loan Ơi !
chuyển thể thơ Hà Phương: Giận Bác Hữu Loan

Cháu giận Bác ra đi vội vã
Để cho đời nức nở thương đau
Bên đồi sim tím hoang vu
Mưa ngâu sùi sụt nụ hoa đầu muà

Đồi sim tím âu sầu năm tháng
Giưã đất trời lãng đãng sương rơi
Thương yêu nhớ vợ u hoài
Bến sông hoa nở ngậm ngùi em ơi!

Cõi trần tục tỉ tê khâm phục
Một đời người khổ cực bi thương
Đoạ đầy Tố Hữu bất lương
Đấu tranh giai cấp thù riêng vợ chồng

Vợ Tố Hữu mặn nồng quyến rũ
Nhớ Hữu Loan món nợ thâm tình
Tiểu nhân sủi bọt râu xanh
Ghen tuông rờn rợn tử sinh phong trần

Cháu khóc bác Hữu Loan thủa nọ
Buổi loạn ly điên đảo trần ai
Biển dâu một cuộc vơi đầy
Cam lai khổ tận giưã đời thương đau

Đồi sim tím muà hoa ngào ngạt
Gió vi vu tha thiết người ơi
Linh hồn ở chín tầng mây
Bồng lai bột hải cõi trời vân du!

29.3.2010 Lu Hà




Nhớ Đồi Tím Hoa Sim
tặng nhà thơ Hữu Loan

Gió sớm hương về gọi nắng thu
Bâng khuâng tâm dạ nhớ hồn thơ
Thương chàng thi sĩ dòng sông Mã
Nhớ vợ hồn ma hẹn bóng chờ

Tôi biết rằng anh khóc đã lâu
Nỗi niềm đau khổ suốt canh thâu
Trái tim thi sĩ tình trong trắng
Hồn đã ghi sâu tấm mộng đầu

Tôi đọc bài thơ của Hữu Loan
Tấm lòng thương vợ khóc thi nhân
Gọi anh như thuở ngày xưa đó
Khắc ở trong tim một nỗi buồn

Ai đã xem thơ cũng nghẹn ngào
Thương anh vệ quốc cuả ngày xưa
Hành quân ngang trái mùa sim chín
Tím cả lòng anh lúc xế tà

Anh khóc vợ anh em gái xưa
Tình nàng dấu kín lúc khi nào
Mẹ Cha dạm hỏi mà chẳng biết
Như trái tim non trái chín mùa

Từ chiến khu Ba anh đã về
Không đòi áo cưới gái làng quê
Hương thơm giản dị màu sim tím
Thơm mái tóc xanh hẹn nỗi thề

Mấy ngày nghỉ phép cưới là đi
Đọng lại môi anh một nụ cười
Thương em gái nhỏ chiều quê ấy
Trằn trọc mưa rừng chỉ nhớ thôi

Ai biết làm sao được hở trời
Dòng sông rờn rợn quấn em đi
Lửa tình đôi lưá muà sim chín
Chẳng trọn tuần trăng hẹn với người

Anh chạy về thăm bóng xế tàn
Mẹ ngồi mộ tối khóc bên con
Bình hoa ngày cưới tàn đông lạnh
Mái tóc em xanh búi chửa tròn

Số kiếp loài người bạc thế sao?
Thương anh vệ quốc thuở năm nao
Phu thê chăn gối chưa tròn tháng
Mà đã tan ra một cánh sầu

Nặng nghĩa ân tình ôi thế nhân
Bài thơ muôn thuở nấc nguồn cơn
Thương đau cho dấu đồi sim tím
Biền biệt chiều quê bóng xế tàn

Nếu phải một đời đi vắng xa
Tình quê Nam Việt vẫn bao la
Hôm nay ngồi đọc đồi sim tím
Vương vấn lòng ta nỗi nhớ nhà!

24.8. 2008 Lu Hà



Tình Quê
chuyển thể thơ Hữu Loan: Hoa Luá

Hương ngào ngạt đồng xanh hoa lúa
Đôi mắt nhung chan chứa người ơi!
Mênh mông thăm thẳm chân trời
Cay đa giếng nước bồi hồi tình quê

Trải gió bụi sơn khê vạn nẻo
Nhạc quê hương cổ độ trăng lên
Xôn xao chim chóc vang ngân
Lời ca như thể mưa ngàn suối reo

Gió thu sớm vi vu thánh thót
Để lòng anh tha thiết hội muà
Đánh đu vật trụi cuộc cờ
Dân ca quan họ mặn mà xa bay

Trai với gái thôn Đoài thôn Thượng
Ván thăm thuyền một mảng trầu cau
Yêu nhau cởi áo cho nhau
Về nhà dối mẹ qua cầu gió bay

Núi bát ngát sông đầy hương nội
Khói sương lam phủ mái nhà tranh
Ngân Hà một khoảng trời xanh
Mười mong chín nhớ cho mình yêu nhau

Cầm bàn tay đậm đà ân ái
Tuổi hai mươi một trái tình si
Ngực căng mắt biếc xa xôi
Tràn đầy nhựa sống tuổi đời trắng trong

Một toà ngọc hiền lương đắm đuối
Thương quê hương bất diệt tình em
Tào khang trọn nghiã tình thâm
Răng long tóc bạc thì thầm thông reo

22.3.2010 Lu Hà

Chuyển thể từ thơ tự do của Hữu Loan viết tặng vợ, đã có 10 mặt con với ông
           

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét