Thứ Sáu, 25 tháng 7, 2014

Hai Nàng Tiên Thơ Giáng Thế



 



Đông Lại Về

Đông đến rồi đây ai có hay
Heo may nhè nhẹ rét vai gầy...
Sầu rơi vắng vẻ lòng tê tái
Người cũ phương nào, thoảng gió bay ? ..

Gió đưa lay động bóng trăng gầy
Tuyết rơi lấp lánh gió vờn bay
Dáng ai hiu hắt bên thềm vắng
Ánh mắt đông buồn giọt lệ cay


Còn đâu ngày tháng tay trong tay
Cảnh cũ người xưa giờ đổi thay
Có còn nhớ đến người em gái?
Gởi về bên ấy chút tình này...

Von: Hanh Dam

Đông Đã Về

Xào xạc tuyết rơi .. giá buốt hay
Băng băng .. giá giá .. buốt thân gầy
Vỡ nhòa lệ đổ .. sầu xa xứ
Đong mấy cho vừa .. đếm gió bay

Rủ bóng .. trăng nghiêng .. khuyết bóng gầy
Trời buồn .. ngã ngã .. tuyết mãi bay
Cành liễu .. rơi rơi .. bên thềm vắng
Ngọc nhãn .. bâng khuâng .. rớt lệ cay

Kỷ niệm xa vời .. vụt khỏi tay
Cố nhân .. quê cũ .. cảnh dời thay
Có ai .. dõi mắt.. chân trời lạ
Lưu quyện.. trong tim .. bóng dáng này

Kim Tiên Phạm 14-12-2011


Tôi rất bồi hồi xúc động có hai nàng tiên nữ vưà mới giáng trần. Thật là hoa khôi nước Việt ngàn năm văn vật, tuy chưa đến mức nghiêng nước nghiêng thành như Tây Thi, Điêu Thuyền. Chiêu Quân, Dương Quý Phi  thì cũng là một Trác văn Quân có cảm hứng thi hứng dồi dào, trái tim hai nàng cũng lai láng rung lên bần bật khi nghe tiếng đàn cuả Tư Mã Tương Như nỉ non như long tìm phượng: Cầu hoàng tay lưạ nên vần
                     Tương Như lòng ấy, Văn Quân lòng nào...

Cụ Nguyễn Du cũng từng nói:
Khúc đâu Tư Mã phượng cầu
Nghe như ai oán, như sầu phải chăng!

Bây giờ chúng ta hãy nhẩn nha chiêm ngưỡng dung nhan và linh hồn tình thơ cuả hai nàng nhé, xem có phải là Trác Văn Quân tái sinh không? Chớ vội bảo Lu Hà chỉ giỏi nịnh đầm tán hươu tán vượn mà thôi.
 Cả hai nàng đều chịu ảnh hưởng cuả dòng thơ mới theo bước chân các ông Tản Đà, Nguyễn Bính, Hàn Mạc Tử, Vũ Hoàng Chương.... ngày trước. Thơ mới dưạ theo lối tứ cú, đường luật không có vế đối.
Thể này ưu điểm rất dễ tả tình, lãng mạn, đa cảm, đa sầu vì tương đối tự do hơn những luật lệ cuả đường thi. Xin nói đường thi  gồm thất ngôn bát cú, đường thi thất ngôn tứ cú nghiã là cả bài chỉ có 4 câu thôi và ngũ ngôn bát cú v.v....

Ngay Tản Đà trong bài " Mả Cũ Bên Đường " một tác phẩm tuyệt tác được giới văn sĩ cộng sản thưà nhận là trong số 100 bài thơ hay nhất. Nhưng thực ra tra cứu về niêm luật thơ tứ cú liên hoàn trận thì cụ vẫn sai phạm nhiều. Nhưng cụ bảo tứ cú theo dòng thơ mới thì ai dám bắt bẻ nưã?

"Đông đến rồi đây ai có hay
Heo may nhè nhẹ rét vai gầy..."

Đúng lúc này đông lại về, một muà đông cuả hạnh phúc ái ân hay là một muà đông cuả nhung nhớ yêu thương đây? Heo may nhè nhẹ rét vai gầy thì người đọc đã tiên đoán dược là nàng đang buồn....?

Còn Kim Tiên hoạ lại thì:

"Xào xạc tuyết rơi .. giá buốt tay
Băng băng .. giá giá .. buốt thân gầy"

Thật là  cảnh và người cùng hoà hợp một chỉnh thể hài hoà. Tuyết rơi xào xạc... Ai từng ở Châu Âu mà nghe tuyết rơi xào xạc không chỉ thấm cái lạnh cuả một đôi tay mà hàng nghìn hàng vạn người cũng cùng cảm thấy. Cái hay cuả Kim Tiên là nàng không dùng chữ giá đôi tay, vưà sai luật thất niêm mà chẳng có tý gì về tình cảm nhân sinh xã hội cả. Giá buốt tay thì ai mà chẳng có tay, trừ người què cụt. Băng băng... giá giá.... một điệp từ để chỉ cái lạnh thấu xương làm buốt tấm thân mảnh mai cuả nàng tiên nữ giáng trần không quen với khí hậu thổ nhưỡng miền hạ giới.

Ta hãy nghe Hồ Xuân Hương:

"Một đèo, một đèo, lại một đèo
Khen ai khéo vẽ cảnh cheo leo"

 Bài thơ này rõ ràng là nữ thi sĩ bỏ luật, nhưng  đố ai dám mở miệng chê thơ Hồ Xuân Hương?

"Sầu rơi vắng vẻ lòng tê tái
Người cũ phương nào, thoảng gió bay ? ..."  Đông đến đột ngột để cho nàng phải rơi lệ sầu bi một mình tê tái, còn người năm xưa ấy bây giờ có biết cho lòng nàng không? Hay là người đã có tình mới, kỷ niệm xưa chỉ như gió thoảng mây bay chôn vùí vào dĩ vãng?

Nỗi lòng cuả Kim Tiên thì lại sôi sục nhớ thương như những cục băng thời gian dồn nén đã đến lúc phải vỡ tan ra. Thật là một trí tưởng tượng kỳ lạ:

"Vỡ nhòa lệ đổ .. sầu xa xứ
Đong mấy cho vừa .. đếm gió bay"

Giọt lệ, giọt sầu từ lâu đóng băng trong lòng nàng này muà đông về lạnh lẽo giá buốt bất thình lình vỡ tung ra trong nỗi buồn xa xứ quả thật sức mạnh cuả tâm linh tình ái quá mức tưởng tượng cuả con người,  nỗi buồn tan nát trong lòng nàng đong mấy cho vưà và chỉ còn biết đếm gió bay. Ai mà đếm được nỗi buồn  tan ra trong gió hở trời? Thật là một cách dùng hình ảnh rất hay là cái tài cuả Kim Tiên.

Tôi xin phép trích luôn cả bón câu tứ cuả Hanh Dâm để thấy hết cái cảnh cái tình hoà quện vào nhau như thế nào? Gió, trăng , tuyết là những hình ảnh cụ thể thẩm thấu qua não trạng được lưu lại như một một lăng kính phản chiếu. Thì ngay lúc đó từ một không gian xa lạ ở một hành tinh nào đó, phụ nguyên thần cảm hứng trỗi dậy thầm thì mách bảo nàng viết ra những dòng não ruột não gan:

"Gió đưa lay động bóng trăng gầy
Tuyết rơi lấp lánh gió vờn bay
Dáng ai hiu hắt bên thềm vắng
Ánh mắt đông buồn giọt lệ cay".

 Nàng cảm thấy như người này xưa đó hiện về mờ ảo hiu hắt bên thềm, với ánh mắt muà đông cuả chàng hay  cuả nàng bạch tuyết tuôn ra những giọt lệ sầu cay....Một hiện tượng phân thân trong thơ?

Còn Kim Tiên thì nỗi buồn càng dồn dập hơn bởi những điệp từ.

"Rủ bóng .. trăng nghiêng .. khuyết bóng gầy
Trời buồn .. ngã ngã .. tuyết mãi bay
Cành liễu .. rơi rơi .. bên thềm vắng
Ngọc nhãn .. bâng khuâng .. rớt lệ cay"

Nhưng giá như câu 2 Tiên viết là:
"Trời buồn... ngã ngã... tuyết bay bay" ? Đã dùng điệp từ sao không dùng cho trọn bộ, tuyết mãi bay bao giờ thì dừng?

 Còn câu 4 theo tôi nên là:
" Bâng khuâng ngọc nhãn lệ chua cay..."? 

Theo tôi 4 câu này cuả Kim Tiên ý còn sống động sôi sục về nỗi buồn chứ không buồn man mác thoang thoảng hoa nhài như Hanh Dam. Nếu Kim Tiên quyết định nghe theo lời bàn cuả tôi có thể bài thơ còn tuyệt tác hơn?

Thậ là buồn quá Hanh Dam ơi! Có còn gì để nói nưã đây. Xin cảm ơn Hanh Dâm  4 câu kết tuyệt hay:

"Còn đâu ngày tháng tay trong tay
Cảnh cũ người xưa giờ đổi thay
Có còn nhớ đến người em gái?
Gởi về bên ấy chút tình này..."

Bốn câu kết cuả nàng Kim Tiên cũng dạt dào không kém. Xúc động lòng tôi quá nàng ơi! Tôi cũng đang muốn ưá nước mắt ra đây:

"Kỷ niệm xa vời .. vụt khỏi tay
Cố nhân .. quê cũ .. cảnh dời thay
Có ai .. dõi mắt.. chân trời lạ
Lưu quyện.. trong tim .. bóng dáng này"

Bốn câu này quả thật là một áng tứ tuyệt chứ danh, miễn chê nếu xét cả niêm lẫn luật thì không sai một chữ nào. Tình ý đẹp vô cùng, nhưng Kim Tiên viết theo dòng thơ mới miễn khỏi phải đối nhưng kỳ lạ thơ bẫn đối kia chứ.

Câu này giống như 4 câu đầu cuả thất ngôn bát cú cắt đôi. thì 2 câu sau coi như câu thực, theo tôi đều đối đưọc cả như: có ai- lưu quyện; dõi mắt- trong tim; chân trời lạ - bóng dáng này .

"Có ai .. dõi mắt.. chân trời lạ
Lưu quyện.. trong tim .. bóng dáng này"

Theo tôi là 4 câu thơ hay nhất cả trong hai bài thơ.

Rất mong được quý vị cao minh chỉ giáo thêm.

Riêng tôi cũng cảm lại thơ nàng Hanh Dam, cũng muốn được chia sẻ luôn với các bạn đọc


Hôn Như Gió Thổi
cảm tác từ thơ và ảnh Hanh Dam: Đông Lại Về

Tuy chưả gặp em vẫn chưá chan
Lâng lâng ánh mắt nước mây vần
Cho anh mơn trớn hồn thơ dại
Em ở quê nhà đợi gió xuân?

Đông đến mà sao cảnh vẫn tươi?
Dưới giàn thiên lý gió mây trôi
Kính dâm nấp bóng hồn thu thảo
Yếu ớt từng tia với đất trời...

Em gái quê nhà ai có hay
Tưởng nàng ngọc nữ bị lưu đày
Thiên đình hái trộm tiên đào mộng
Tình ái ngàn thu vẫn đắng cay...

Em nhé cho anh một chút nào
Hôn lên nhè nhẹ những vần thơ
Vai gày vắng vẻ lòng tê tái
Giọt lệ chua cay nỗi tủi sầu...

Tuyết rơi lã chã trong lòng em
Vương vấn bao nhiêu những nỗi niềm
Lời thề non nước theo mây gió
Dưới giàn thiên lý cánh hoa mềm...

Em thật hồn nhiên rất đáng yêu
Cho anh ve vuốt tấm lưng kiều
Hôn em nhè nhẹ như gió thổi
Vờn mái tóc em dưới nắng chiều!

Anh đã phải lòng em mất rồi
Tình anh như chiếc lá thu rơi
Em ơi có biết mà thầm gọi
Hẹn đến muà sau em gái ơi!

14.12.2011 Lu Hà

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét