Thơ : Mai Hoài Thu
Nhạc: Khê Kinh Kha
Giọng ca: Bảo Yến
...
Điệu hò:
Ơ….à…….
Sông Hương nước chảy về mô…
Núi Ngự…. núi Ngự ngàn năm đứng chờ đợi
ai…….
À….ơ…….
Còn chi mô, còn chi mô, bao ngày
tháng, bao ngày tháng…….
Xa vời…….
Mưa phùn mùa đông, nhớ Huế người ơi,
Một người xa quê sầu dâng lên môi,
Biết ai còn thương, ai còn ngóng đợi,
Một người lỡ bước ngậm ngùi nơi đây...
Nhớ Huế mùa trăng, mùa trăng Vỹ Dạ,
Bên ni xa cách, xa cách đôi bờ,
Tìm nơi mô, thùy dương rũ bóng,
Tìm nơi mô, giòng Hương Giang lững lờ...
Huế, Huế ơi ! Chiều ni mưa lạnh,
Lòng thèm nghe hai tiếng: "Mạ
ơi!"
Ôi ! quê hương nghìn trùng cách biệt,
Còn chi mô, bao ngày tháng xa vời...
Nhớ Huế xưa, từng con phố nhỏ,
Cầu Trường Tiền, áo tím ngẩn ngơ,
Chút trầm hương Thiên Mụ bây chừ,
Chuông chùa xưa còn vang giữa hồn ni
...
Ơi, Huế ơi ! người đi rơi lệ,
Cả hồn ni nhớ Huế tái tê,
Cả hồn ni mưa mù giăng kín,
Huế, Huế ơi ! mòn mỏi ngày về…
San Jose, 01/18/2010
Mai Hoài Thu
Mai Hoài Thu viết bài thơ này theo thể
tự do lúc thì tám chữ, lúc thì 7 chữ trong một câu nhưng cô vẫn giữ lại cách
gieo vần ở những chữ cuối cùng theo nguyên tắc bằng trắc có nguồn gốc từ thơ đường
và thơ tứ tuyệt. Nên lời thơ khi hát lên thấy du dương trầm bổng theo điệu hò
cuả các cô gái Huế. Về mặt âm nhạc tôi không muốn bàn nhiều mà chỉ xin phép bàn
về nghệ thuật và nội dung cuả bài thơ.
Đây rõ ràng là tâm trạng cuả Mai Hoài
Thu cũng như hàng triệu đồng bào ở hải ngoại nhớ thương về quê cha đất tổ. Mai
Hoài Thu nhớ cố đô Huế cổ xưa, với biết bao kỷ niệm êm đềm cuả tuổi nữ sinh,
không biết cô có phải là nữ sinh trường
Đồng Khánh hay không? Nhưng nghe hơi thở cuả thơ thấy rằng tình cảm cuả cô có rất
nhiều ưu tư. ưu ái với sông Hương, núi Ngự, cầu Trường Tiền v. v....
Thiết tưởng chúng ta cũng nên bàn về ý
nghiã cuả hai chữ Tổ quốc và phải hiểu thế nào cho đúng. Không thể có cái chuyện
Tổ quốc XHCN được như người cộng sản vẫn tuyên truyền.
Nhiều người Việt Nam ngày nay hiểu ý nghiã
hai chữ Tổ quốc còn lờ mờ lắm. Qua một thời gian nô dịch dài dằng dặc cuả
nền văn hoá ngoại lai Mác, Lê Nin, Mao Trạch Đông. Họ người Việt Nam bị đảng nhồi
sọ coi Tổ quốc chỉ còn là một biểu tượng, một lá cờ, một cái hình quốc huy hay
là một khoảnh nhỏ to bằng hai ngón tay hay nưả bàn tay vẽ trên tấm bản đồ thế
giới. Họ hân hoan ôm hôn lá cờ đỏ sao vàng cuả tỉnh Phúc Kiến bên Tàu mà hàng
triệu người sẵn sàng hy sinh thân mạng cuả mình. Họ đã dần dần quên đi khái niệm
Tổ quốc là mảnh đất thiêng liêng mà do tổ tiên, cha ông bao đời để lại. Họ quên
đi Tổ quốc là quê hương họ mạc gần gũi mến yêu thiết tha, là cội nguồn cuả nhớ
nhung. Khi đưá con đi xa lâu ngày, thường muốn quay trở về. Hy vọng được đón nhận
một sự đùm bọc, yêu thương, một sự động viên khích lệ và bảo vệ cuả quê hương,
Tổ quốc không còn nưã. Chưa nói là luôn bị công an dòm ngó, bị vu cáo , vu khống
là các thế lực thù địch nước ngoài trở về để phá hoại Tổ quốc. Hàng triệu đồng
bào đã bỏ chạy khỏi Tổ quốc thân yêu cuả mình không phải vì căm ghét Tổ quốc mà
chỉ vì sợ hãi bị khủng bố đe doạ mạng sống, họ sợ bọn Mafia trá hình đảng phái
đang nắm quyền lũng đoạn nhà nước. Họ những kẻ cầm quyền như những con hổ đói sẵn
sàng ăn thịt lột da đồng loại. Tổ quốc cần phải được phục hồi lại khái niệm và
giá trị nhân bản: Tổ quốc là mảnh đất nghìn năm mà ở đó một giống người như
chúng ta ngày nay đã sinh sôi phát triển, cùng
chung tiếng nói, vóc dáng, thói quen truyền thống và chung một nền văn hoá đặc thù Việt Nam riêng
biệt mà chỉ người việt nam mới có. Văn hoá cuả ta không thể nào nhầm lẫn với
Tàu, Thái Lan, hay Nhật Bản được. Là một người bình thường, khoẻ mạnh không bị
dị tật bẩm sinh thì chả ai nỡ có lòng hận thù tổ quốc mình cả. Hoạ chăng trên
thế giới chỉ có hai người nổi tiếng căm thù dân tộc, căm thù nòi giống cuả mình
là Adolf Hitler và Polpot mà thôi. Ông Hồ Chí Minh có thể là người thứ 3 sau
Hitler và Polpot? Hítler không phải là người Đức mà chỉ xin nhập quốc tịch Đức,
y mang dòng máu Do Thái vì mẹ y bà Clara là người Do thái. Một trăm năm sau,
khi nói đến từ Tổ quốc XHCH có lẽ con cháu chúng ta sẽ ôm bụng mà cười cho một
cái đảng một cái dân tộc ngớ ngẩn này, cho là chuyện tiếu lâm trong kho tàng chuyện cổ khôi hài Việt Nam.
Huế! Chỉ một tiếng thôi đã gieo vào
lòng người với biết bao sầu mộng, thương nhớ, xót xa. Màu tím Huế, bún bò Huế,
Tôn nữ công tằng, sông Hương, núi Ngự, điệu hò mái đẩy ... Sông Hương nước chảy
về mô, để cho núi Ngự ngẩn ngơ sớm chiều.
Hãy nghe Lu Hà trong bài thơ"
Hoài Mộng Cố Đô" viết về Huế. Mặc
dù anh chưa bao giờ đến thăm kinh thành Huế:
"... Huế cuả ai ơi! Huế hẹn hò
Như tà áo trắng tuổi còn mơ
Bạch Đằng bến Ngự mùi hương khói
Màu áo xanh lam chí học trò
Không hiểu vì sao đã bấy lâu
Mà người thơ ấy vẫn thờ ơ
Mải mê kinh kệ hằng khuya sớm
Vui với gần xa chốn cưả chuà...
Đã bấy lâu nay ta vẫn mong
Đàn xưa réo rắt tiếng tơ đồng
Bá Nha gảy khúc người xa xứ
Như nước sông Hương dậy sóng
lòng..."
Còn tâm trạng cuả nữ thi sĩ Mai Hoài Thu sau bao nhiêu năm
tháng xa cách Huế. Qua những vần thơ não ruột não gan chúng ta biết cô còn để lại
Huế với biết bao nhiêu kỷ niệm đắng cay, giận hờn trách móc về Huế. Mưa phùn,
mưa tầm tã, mưa rả rích đã được Nguyễn Bính mô tả trong thơ cuả anh. Muà đông
mà mưa phùn thì lạnh lẽo buồn biết chừng nào để cho người xa quê nhớ lại mà sầu
dâng lên môi. Nàng nhớ Huế và chẳng biết nưã sau một cuộc thăng trầm bể dâu dưới
sự thống trị cuả cộng sản những người thân cuả nàng ai còn ai mất. Tâm tính người
quen liệu đã đổi thay và có thể không còn được như ngày xưa nưã. Ai còn thương,
ai còn nhớ đến nàng hay nàng còn thương còn nhớ đến ai? Có thể người yêu hay bạn
bè chí thiết ngày xưa. Có ai mong đợi ngày nàng trở về Huế không...? Một sự hoài nghi về tình cảm Huế đã bạc bẽo
và nhiều đổi thay...?
Mưa phùn muà đông, nhớ Huế ơi,
Một người xa quê sầu dâng lên môi,
Biết ai còn thương ai còn ngóng đợi,
Một người lỡ bước ngậm ngùi nơi đây...
Một người lỡ bước ngậm ngùi nơi đây?
Người đó là ai? Phải chăng chính cô đã có một cuộc tình dang dở...mà phải ngậm
ngùi ra đi phiêu bạt ở nơi đất khách quê người?
" Nhớ Huế muà trăng, muà trăng Vĩ
Dạ
Bên ni xa cách, xa cách đôi bờ,
Tìm nơi mô, thùy dương rũ bóng,
Tìm nơi mô, giòng Hương Giang lững lờ...
Nhớ Huế không chỉ cỏ cây sông nước. Huế
còn là quê hương cuả một thiên tài bất hạnh với bài thơ nổi tiếng: " Sao
Anh Không Về Thăm Thôn Vĩ Dạ " cuả Hàn Mạc Từ. Họ Hàn giàu trí tưởng tượng và yêu trăng như
Thái Lý Bạch ngày xưa, vì trăng mà nhảy xuống sông để ôm trăng, thật là thi sĩ
đến thế là cùng.
Nhưng than ôi tình yêu Huế năm tháng cũng
phôi phai. Phải chăng Huế đã mất dần vẻ đẹp duyên dáng thuở nào. Bây giờ làm
sao mà tìm lại được dáng hình xưa, chẳng biết đi mô không còn hàng thùy dương rủ
bóng êm đêm khi hoàng hôn xuống mà chỉ thấy thuỳ dương rũ bóng phờ phạc héo
hon. Còn tìm ai nưã khi giòng Hương Giang nước chảy lững lờ...Tất cả đều ghẻ lạnh
héo hon là lỗi tại ai? Phải chăng chính bàn tay hủy hoại tàn bạo cuả người cộng
sản đã làm cho Huế buồn tẻ dở dang bạc màu lá uá....?
Cô lại bùi ngùi thảng thốt kêu lên hai
tiếng mạ ơi! Ôi quê hương nghìn trùng cách biệt. Mẹ ơi! Má ơi! Mạ ơi! là đồng
âm lơ lớ cuả ba miền Trung Nam Bắc. Công cha như núi thái sơn, nghiã mẹ như nước
trong nguồn chảy ra. Công lao cuả người cha nuôi con cao như nuí, nhưng núi cao
vẫn còn đo được, cao như đỉnh núi Hy Mã Lạp Sơn vẫn có người trèo lên được,
nhưng lòng mẹ thương con thì ngàn thu vĩnh cửu, mạch nước nguồn chảy mãi không
ai có thể đong đếm được. Vậy khi người ta gặp sự nguy hiểm hay đau khổ tận
cùng, nếu cần sự che trở, bao che ai cũng kêu lên hai tiếng Mẹ ơi! Là tiếng kêu
chung cuả cả loài người yêu thương vậy?
" Nhớ Huế xưa, từng con phố nhỏ
Cầu Trường Tiền áo tím ngẩn ngơ "
Cố đô thành nội Huế, với những con phố
nhỏ nhà cưả san sát là đặc trưng cuả nếp sống quây quần, có thể ngày xưa tập
trung cuả các thành viên trong hoàng tộc. Cầu Trường Tiền áo tím ngẩn ngơ cuả
các cô nữ sinh trường Đồng Khánh. Cũng là kỷ niệm thơ mộng đẹp nhất thời con
gái cuả Mai Hoài Thu?
Đọc bốn câu kết thật buồn quá, thi sĩ
không cho chúng ta được biết một tia hy vọng tương lai cuả cô đô Huế nói riêng
và Tổ quốc quê hương toàn cõi Việt Nam nói chung. Lỗi tại ai đây đã phủ lên Huế
một màu bi thương tang tóc...?
Ơi, Huế ơi! người đi rơi lệ
Cả hồn ni nhớ Huế tái tê
Cả hồn ni mưa mù giăng kín
Huế, Huế ! mòn mỏi ngày về...
Thật là một bài thơ buồn viết về quê
hương xứ sở. Có thấm buồn thì mới nhớ thương, có nhớ thương thì mỗi người chúng
ta có ý thức hơn nưã để chống lại bạo quyền cộng sản, bảo vệ quê hương yêu dấu
cuả chúng ta. Nhớ Huế, nhớ Hà Nội, nhớ Sài Gòn là trái tim và nỗi niềm cuả những
người con xa Tổ quốc
4.2.2011 Lu Hà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét