Thứ Tư, 23 tháng 7, 2014

Đạo Đức và Nghệ Thuật Trong Văn Chương



Image result for nguyễn du 








Trong văn chương thơ phú, nghệ thuật không thể lấy tiêu chuẩn đạo đức làm nền tảng, mà lấy nghệ thuật làm nền tảng. Bởi vì tiêu chuẩn đạo đức theo quan niệm cuả mỗi hệ thống chính trị, xã hội trong lịch sử loài người rất khác nhau. Ngày xưa người ta lấy trung quân ái quốc làm tiêu chuẩn đạo đức cuả các bậc nam nhi quân tử. Người cộng sản thì có đạo đức xã hội chủ nghiã. Mà xã hội, xã hội chủ nghiã như ngày nay ai cũng biết là một chế độ tàn bạo vô nhân tính trong lịch sử loài người.


Bản chất cuả nghệ thật là vô tư công bằng do con người làm chủ. Có thể rất nhân đạo, cũng có thể rất tàn bạo Bài cáo bình Ngô cuả Nguyễn Trãi, bài hịch tướng sĩ cuả Hưng Đạo Vương có sức mạnh cuả vạn đại quân binh. Đối với người Việt Nam văn thơ Nguyễn trãi kể tội giặc Minh là nghệ thuật cuả sự nhân đạọ, tài năng xuất chúng và niềm tự hào cho dân tộc. Nhưng đối với Hán Tàu thì là nghệ thuật cuả sự tàn bạo. Chính vì nó đã thiêu huỷ đi giấc mộng huy hoàng, bình định thiên hạ cuả  Thiên tử đối với các nước chư hầu xưng thần nhưViệt Nam. Nếu như theo nền đạo đức cuả Khổng Tử: Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung. Xưa nay Thiên tử đại hán họ vẫn coi Việt Nam chỉ là một chư hầu cứng đầu luôn luôn nổi loạn chống lại họ . Họ không tôn trọng nền độc lập cuả ta là nhà nước có chủ quyền. Họ coi nghệ thuật văn chương cuả Nguyễn Trãi, Hưng Đạo Vương là thứ nghệ thuật phản loạn thiếu nhân đức và nhân cách trong đạo đức Khổng Mạnh. Sự thật vua Lê Lợi, hay vua Quang Trung  sai sứ giả sang Tàu phải xưng là thần và xin được phong vương, phong thái tử v.v...  Có đức nhân không, khi Khổng Minh dùng ba tấc lưỡi văn chương cũng mắng Vương Lãng ngã lăn xuống ngưạ mà Vương Lãng là một ông già. Khổng Minh luôn dùng kế hoả công để giết Mạch Hoạch và hàng vạn sắc dân thiểu số rất vô nhân đạo  Nhưng lịch sử vẫn ca ngợi ông ta và gọi là Võ Hầu. Khổng  Minh cũng dùng nghệ thuật trong bài thơ „Đồng Tước Đền“ để kích động Chu Du thiêu xác trăm vạn quân Tàu thì thử hỏi có đức nhân gì? Trong cải cách ruộng đất chính ngay cả ông Hồ, Trường Trinh và và các văn nô khác cũng dùng nghệ thuật cóc nhái, các bài vè để tố cáo lên án biết bao người dân vô tội thử hỏi có còn đức nhân hay nhân cách không? Họ gọi là nghệ thuật vì nhân sinh và đạo đức cách mạng.

 Phê bình văn học nghệ thuật có thể dùng văn và cũng có thể dùng thơ tuỳ theo sở trường cuả từng người. Thơ là vợ cuả văn, thơ với văn là một cặp uyên ương. Xưa nay trong phê bình văn học, hay phê bình quan điểm học thuật cuả một người nào đó người ta hay dùng văn, còn dùng thơ thì ít người làm vì thơ khó hơn văn. Ở Việt Nam loại hình nghệ thuật dùng thơ để phê bình một cá nhân mới chỉ thấy có Cao Bá Quát, Trần tế Xương , ngoài ra lác đác cũng có người viết như Nguyễn Khuyến , Tú Mỡ, Bút Tre…Nhưng tiếc thay tư tưởng tiến bộ dân chủ cuả  Cao Bá Quát bị lên án là thiếu đạo đức. Không ít  người hiểu lầm ông và bảo là ông kiêu ngạo. Cũng một ý phê bình, viết văn thì không sao nhưng làm thơ thì bị lên án. Người cộng sản xưa nay vẫn tự hào lấy phê bình và tự phê bình làm động lực phát triển trong đảng và xã hội. Vì có bạo lực trong tay, có súng đạn trong tay thì phê bình đấu tố đơn giản hơn. Họ chỉ cần một bài văn, một lá đơn là đủ có thể bắn chết người ngay. Tôi làm thơ phê bình Tố Hữu, Chế Lan Viên, Hoài Thanh, Phạm Tiến Duật, Xuân Diệu … không phải là không có lý do. Giọng thơ cuả tôi có người  cho là đầy hằn thù  xúc phạm đến cá nhân văn thi sĩ thi sĩ cộng sản. Mặc dù các ông đó cũng có những đóng góp nào đó cho nền văn thơ mạo hoá Mácxít mà theo Hồ là đạo đức cách mạng. Theo tôi hiểu các ông đó chỉ là  văn thi sĩ một nưả  theo quan niệm thông thường, còn một nưả là tâm hồn cuả loài ma quỷ thì không thể gọi là văn thi sĩ được. Trong văn chương các ông ấy không phải là không dính máu, hàng triệu người phải bỏ mạng chết oan vì những bài thơ tuyên truyền con cóc cuả các ông ấy. Nhưng trái lại tôi lại làm thơ hết lời ca ngợi những thi sĩ chính danh như Tản Đà, Nguyễn Bính, Hồ Dzech, Hàn Mạc tử, Trần Dần…Nếu xét theo quan điểm lấy phê bình và tự phê bình là động lực thúc đẩy cho sự phát triển thì có gì là không tốt mà một người nào đó với nick ảo gọi là Khách Thơ bảo rằng: tôi nói xuôi cũng được, nói ngược cũng được. Ông ta bảo tôi là người vô đạo đức, không chịu buông tha những người cộng sản đã chết rồi như Tố Hữu, Hoài Thanh, Chế Lan Viên v.v... Chỉ vì tôi hay làm thơ nói rõ sự thật, bênh vực người nghèo, lên án sự rối trá . Kể cả dối trá  lưà đảo my dân tâng bốc sùng bái cá nhân trong văn học nghệ thuật.
Muốn được chia sẻ với các bạn về cái gọi là đạo đức và nghệ thuật trong văn chương bằng bài thơ.

13.5.2011 Lu Hà



Tâm Hồn Văn Thi Sĩ

Tâm hồn người thi sĩ
Như dòng sông bao la
Nước trôi về đâu nhỉ
Đưa anh đến bến bờ ?

Không! Anh không đến bến
Không! Anh chẳng cần bờ
Anh cứ lang thang mãi
Theo dòng sông hoang vu….

Như con chim tự do
Anh chỉ biết thương yêu
Mỗi nhành hoa cỏ dại
Ngậm ngùi bao thương đau

Hãy để yên cho anh
Mênh mông cùng trời xanh
Triền miên trong xuy tưởng
Bao cảnh giới tâm linh

Anh không ưa ồn ào
Chốn dương trần lao xao
Bon chen và xô đẩy
Bong bóng tàn sương mơ

Anh làm thơ cho ai ?
Thiết tha để tặng đời
Nơi trần gian quán trọ
Hành tinh đêm mưa rơi

Thơ lăn lóc như khoai
Hay giọt rượu mao đài
Trong cõi đời dung tục
Chẳng bận lòng làm chi...

Người gọi anh thi sĩ
Anh mỉm cười gật đầu
Người chê anh ngông dại
Anh bàng hoàng reo ca..

Tâm hồn người thi sĩ
Như hương ngàn gió bay
Đâu phải riêng cho ai
Con chim hót lồng vàng...

Tâm hồn người thi sĩ
Chẳng muốn nghe theo ai
Nghe tiếng lòng anh gọi
Lương tâm bên cuộc đời

Phaỉ chi con dã tràng
Xe cát ngoài biển đông
Quản ngày mưa tháng nắng
Mà lòng anh sáng trong

Hãy viết nưã đi anh
Yêu dòng sông xanh xanh
Miên man niềm vô tận
Ru hành tinh yên lành

Nếu anh là thi sĩ
Đừng ca mãi ca hoài
Cho lũ quỷ vô loài
Bán buôn hồn dân tộc

Đừng xoen xoét phun thơ
A dua và lọc lưà
Vì bát cơm manh áo
Xú uế để ngàn thu…

Thơ là con chim ca
Yêu bầu trời tự do
Gông cùm nào khuất phục
Người thi sĩ trong lao.

Hương thơ trong cõi lòng
Nâng niu niềm thiêng liêng
Chắt lọc từ sâu thẳm
Khóc ai mà ra thơ…

Thơ là tâm hồn người
Như máu thịt của ai
Là tự do nhân loại
Tình để cho muôn loài

Xin hãy vì chính danh
Như mẹ cha sinh thành
Biết yêu và biết ghét
Đừng vì ai dối mình...

Trái tim sầu du dương
Cho tình yêu quê hương
Không hận thù giai cấp
Thơ theo dòng sông thương

Ôi trân quý biết bao
Khi Tổ quốc sinh ra
Những tâm hồn ngay thẳng
Khóc cho đời thương đau

Thơ xoa dịu đắng cay
Cùng chia ngọt sẻ bùi
Động viên và hy vọng
Tin tưởng vào tương lai.....

2008 Lu Hà


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét